1. Bất ổn kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục
Năm qua, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn cho thấy rất ít dấu hiệu kết thúc khi mà vào thời điểm khép lại năm, nền kinh tế Mỹ vẫn còn đang chìm trong nỗi lo về “vực thẳm ngân sách”.Trong năm qua, thị trường chứng khoán và trái phiếu toàn cầu vẫn chưa ổn định, giá lương thực và năng lượng tiếp tục tăng. Một bong bóng bất động sản đang bùng nổ ở Trung Quốc, đe dọa nhấn chìm thế giới vào hỗn loạn hơn nữa. Các cuộc biểu tình và bạo loạn tiếp tục ở nhiều nước, trong đó Syria, Ai Cập … vẫn là những điểm nóng. Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hi Lạp cũng cho thấy ít dấu hiệu sáng sủa. Đã có những thời điểm, châu Âu bị chia rẽ nghiêm trọng vì tình hình Hi Lạp, đặt nhóm này trước nguy cơ có thể tan vỡ.Trước các dấu hiệu cho thấy sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang có những dấu hiệu hụt hơi khi mà các biện pháp của các chính phủ đã không khôi phục được lòng tin, tháng 10 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự đoán tăng trưởng toàn cầu cho năm 2013 xuống còn 3,6%, từ mức 3,9% mà họ dự đoán hồi tháng 7.2. Bầu chọn người đứng đầu ở ba cường quốc Nga, Mỹ và Trung Quốc
Người đàn ông nổi tiếng can trường V. Putin khiến công chúng bất ngờ khi khóc mừng chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Nga đêm 4/3. Putin tuyên bố đã thắng trong một cuộc chiến trung thực và minh bạch, với số phiếu ủng hộ áp đảo (gần 65%). Dù vẫn là lãnh đạo tối cao Nga trong suốt 4 năm làm Thủ tướng, nhưng kết quả của cuộc bầu cử đã đưa ông Putin chính thức quay lại nắm quyền sau khi chuyển quyền cho đồng minh Dmitry Medvedev vào 2008, sau 8 năm làm Tổng thống.Trong khi đó, sau một cuộc chạy đua kịch tính tốn hơn 2 tỷ USD và được cả thế giới theo dõi sát sao, Barack Obama tái cử tổng thống Mỹ. Chiến thắng của Obama là sự ghi nhận những gì ông đã làm được trong 4 năm qua. Mỹ tiêu diệt Osama bin Laden sau một thập kỷ truy lùng, rút hoàn toàn binh sĩ khỏi Iraq, dần giảm quân lực ở Afghanistan và từng bước khôi phục nền kinh tế. Tổng thống Mỹ vừa lần thứ hai được tạp chí Time bình chọn là "Nhân vật của năm".Còn tại Trung Quốc, Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào đầu tháng 11 đánh dấu sự thay đổi thế hệ lãnh đạo của nền kinh tế số 2 thế giới. Ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư mới của đảng và hạ quyết tâm chấn hưng Trung Quốc, tăng gấp đôi GDP vào năm 2020, tiếp tục xây dựng xã hội khá giả toàn diện, truy quét tham nhũng.3. Triều Tiên phóng thành công vệ tinhBất chấp sự phản đối của quốc tế, ngày 12/12, Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa mang vệ tinh lên quỹ đạo và giới chức nước này tuyên bố, cuộc phóng đã thành công. Tên lửa Triều Tiên được ghi nhận vượt qua khu vực giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, với tầng thứ nhất và thứ hai rơi xuống khu vực phía tây và tây nam bán đảo Triều Tiên, tầng thứ ba rơi xuống địa điểm cách bờ biển Philippines 300 km về phía đông, trước khi vệ tinh được phóng lên vũ trụ. Cuộc phóng này của Bình Nhưỡng khiến Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc kịch liệt phản đối, xem đây như là sự thử nghiệm tên lửa đạn đạo.Triều Tiên bị Liên Hợp Quốc cấm tiến hành các vụ thử tên lửa sau khi nước này tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009. Tháng 4/2012, Triều Tiên cũng có cuộc phóng tên lửa tương tự nhưng tên lửa phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng chưa đầy 2 phút và rơi xuống biển Hoàng Hải.4. Facebook phát hành cổ phiếu ra công chúng
Ngày 18/5, cổ phiếu của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã chính thức chào sàn. Thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ được thiết lập. Trong lần đầu tiên bán cổ phiếu ra công chúng, Facebook chào bán 18% cổ phần, dự kiến thu về số tiền khoảng 18,4 tỉ USD, với mức giá chào bán lần đầu là 38 USD/cổ phiếu. Với mức giá này, những chủ sở hữu ban đầu của Facebook sẽ bỏ túi 9 tỉ USD, hoặc trung bình 230 triệu USD mỗi người. Trong khi đó, Facebook thu về 7 tỉ USD. Tuy nhiên, cổ phiếu của Facebook giảm gần 11% giá trị trong hôm 21/5, ngày giao dịch đầu tiên không có sự hỗ trợ của các đơn vị bảo lãnh phát hành.Sau đợt IPO lịch sử, Facebook trở thành một trong số những công ty có giá trị nhất tại Mỹ, đồng thời bỏ lại sau lưng những "ông tai to mặt bự" khác trong làng công nghệ như Amazon (98 tỉ USD) và Cisco (89 tỉ USD).5. Thế vận hội London Olympics
Từ ngày 27/7 đến 12/8, 10.500 vận động viên từ hơn 200 quốc gia đã tới London để tham dự Thế vận hội Olympics và Paralympics. Với sự kiện này, thủ đô Anh đã trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai Thế vận hội danh giá nhất thế giới này 3 lần trong thời kỳ hiện đại (những năm khác là năm 1908 và 1948). Để phục vụ cho Thế vận hội, London đã triển khai hàng loạt dự án xây dựng khổng lồ. Cùng với các khu vực dành riêng cho Thế vận hội Olympics còn có khu láng giềng Stratford City, một khu vực kinh doanh hoàn toàn mới với diện tích sàn hơn 13,5 triệu feet vuông; hệ thống đường sắt Crossrail trị giá 15 tỷ bảng Anh, kết nối Sân bay Heathrow với khu vực trung tâm và phía đông của thành phố; các tòa nhà chọc trời mới, trong đó có tòa nhà Shard of Glass 87 tầng, tòa tháp cao nhất châu Âu. Theo thống kê, Olympics 2012 đã tiêu tốn 9,3 tỷ bảng Anh, trong đó Lễ khai mạc và bế mạc tốn khoảng 81 triệu bảng. Đã có khoảng 2 triệu du khách tới London vì sự kiện này.Tại Thế vận Hội lần này đã có 44 kỷ lục thế giới mới và 117 kỷ lục Olympics được phá.6. Thế giới “phát sốt” vì ngày tận thếLịch Đếm dài (Long count) của người Maya có 18 tháng, mỗi tháng 20 ngày, cộng với một tháng thần thánh vào cuối năm được gọi là “Wayeb” có 5 ngày. "B'aktun" là đơn vị lớn nhất trong hệ thống chu kỳ thời gian của họ, tương đương 400 năm. Kỷ nguyên trải dài trên 13 B'aktun, tương đương khoảng 5.200 năm. Kỷ nguyên của người Maya bắt đầu vào ngày 11.8.3114 trước Công nguyên. Nếu khớp lịch theo lịch Gregory như chúng ta sử dụng hiện nay thì chu kỳ sẽ kết thúc vào ngày 21.12.2012 (một số nghiên cứu nói ngày 23.12 mới khớp lịch). Vì vậy, mốc ngày 21/12 đơn giản chỉ là bắt đầu một chu kỳ mới, chứ không phải “Ngày Tận thế” như nhiều người vẫn tin.Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng của truyền thông, mạng xã hội…, Ngày tận thế đã được lan truyền rộng rãi và khiến không ít người tin vào tính xác thực của nó. Người ta đã tạo dựng ra nhiều kịch bản về Ngày tận thế: từ sự đảo ngược cực của Trái đất, một vụ tai nạn máy tính toàn cầu, thảm họa khí hậu hoặc đại hồng thủy… Thực tế, ngày 21/12 đã trôi qua mà không có bất cứ sự hủy diệt nào. Trái đất vẫn bình yên và hướng tới tương lai.7. Tàu thăm dò Curiosity lên Sao Hỏa
Sau một hành trình kéo dài 8 tháng, tàu thăm dò lớn nhất từ trước đến nay của con người mang tên Curiosity, đã hạ cánh thành công xuống sao Hỏa trong ngày 6/8. Đây là một cột mốc đáng ghi nhớ của ngành khoa học Mỹ và nhân loại trong quá trình nghiên cứu hành tinh Đỏ.Được phóng lên vào ngày 26/11/2011 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở mũi Canaveral, bang Florida Mỹ, tàu Curiosity là loại tàu thăm dò Vũ trụ lớn nhất và hoàn thiện nhất của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA. Tuy nhiên, hoạt động hạ cánh của con tàu cũng vì thế mà được xem là khó khăn nhất, do nó nặng tới 1 tấn, có kích cỡ bằng một chiếc xe Mini Cooper. Vài phút sau khi hạ cánh, Curiosity đã gửi về những hình ảnh đen trắng đầu tiên về bề mặt sao Hỏa. Các chuyên gia tin tưởng, việc Curiosity hạ cánh thành công xuống sao Hỏa đã mở đường cho việc nhân loại đổ bộ tới hành tinh này trong 20 năm tới.8. Nữ hoàng Anh Elizabeth II đánh dấu 60 năm trị vìNếu như năm 2011, cả thế giới hào hứng với một trong những đám cưới của thế kỷ: Hoàng tử William kết hôn cùng Công nương Kate Middleton thì năm 2012, Hoàng gia Anh có 2 sự kiện không thể quên: Nữ hoàng Elizabeth mừng thọ 86 tuổi vào ngày 21/4, nhưng trước đó, ngày 6/2, bà đã đánh dấu kỷ niệm 60 năm lên ngôi.Trong ngày 6/2, tại London và Edinburgh đã có lễ bắn đại bác mừng 60 năm ngày Nữ hoàng lên ngôi. Nhưng lễ chính thức, kỷ niệm Đại lễ Kim cương của Nữ hoàng Elizabeth II lại được tổ chức trọng thể trên toàn nước Anh vào tháng 6.9. Nội chiến khốc liệt ở SyriaSyria là một "mùa xuân" quá dài trong thế giới Arab. Các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Syria kể từ tháng 3/2011 đã không nhanh chóng thay đổi chính quyền, mà biến thành nội chiến khốc liệt cướp đi sinh mạng của 44.000 người dân. Giống như ở Libya, phe đối lập chỉ có thể thắng thế nếu nhận được sự hậu thuẫn mạnh trên cả chính trường và thực địa. Nhưng Tổng thống Mỹ Obama lại không muốn sa chân vào một bãi mìn trong năm bầu cử. Thực trạng Libya và các nước Arab thời "hậu Mùa xuân" cũng không dễ chịu gì với các nước như Anh, Pháp. Với Nga, Syria là tiền đồn ở Địa Trung Hải, do đó Moscow cùng với Bắc Kinh nhất quyết không đồng tình với những đòi hỏi trừng trị ông Assad mà phương Tây đưa ra.10. Sóng cồn từ các tranh chấp trên biểnCuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa hai cường quốc Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt đỉnh điểm khi ngày 15/9, hình ảnh hàng trăm nghìn người trên khắp Trung Quốc xuống đường biểu tình, phẫn nộ xé cờ Nhật, đốt ô tô Nhật, phá nhà hàng và siêu thị Nhật. Các đại sứ liên tục bị triệu tập, những tràng khẩu chiến diễn ra không ngớt. Trên thực địa, các vụ bắt bớ và xua đuổi tàu thuyền, các màn rượt đuổi, đấu vòi rồng khiến nhiều người lo sợ rằng chỉ một sơ sảy thôi, thì căng thẳng có thể bị đẩy lên mức xung đột. Đã có nhiều nỗ lực nhằm hòa dịu giữa hai bên, và tình hình chỉ lắng xuống vào cuối năm khi hai nước chuẩn bị thay đổi nhân sự lãnh đạo. Tuy nhiên, tình hình ở Senkaku/Điếu Ngư được dự báo khó có thể yên ả được lâu.Trong khi ấy, các tranh cháp về chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông cũng liên tục diễn ra. Từ tháng 4, tàu của Trung Quốc và Philippines hằm hè ở một bãi cạn, tạo nên cuộc đối đầu dài nhất ở Biển Đông trong hai thập kỷ. Tháng 6, Bắc Kinh lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" gồm toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa, khiến Việt Nam và các nước liên quan phẫn nộ, nhiều lần phản đối.Hai kỳ hội nghị ASEAN bao trùm bởi căng thẳng Biển Đông. ASEAN muốn đàm phán đa phương về một bộ quy tắc ràng buộc các bên, trong khi Trung Quốc không muốn và còn cảnh báo Mỹ cùng các nước khác "tránh xa Biển Đông".