Chắc hẳn, bạn đã từng cảm thấy bối rối khi không biết tiền chi tiêu của gia đình mình đã đi đâu vào cuối tháng vì bản thân chưa biết cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả. Đừng lo, MoMo sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này bằng cách hướng dẫn bạn lập bảng chi tiêu gia đình là một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Bảng chi tiêu gia đình hàng tháng sẽ giúp bạn nhận thấy được những khoản chi tiêu không cần thiết, đảm bảo rằng mọi số tiền mà bạn kiếm được đều được sử dụng một cách hợp lý.
1. Bảng chi tiêu gia đình hàng tháng là gì?
Bảng chi tiêu gia đình hàng tháng là công cụ ghi lại và theo dõi các khoản thu nhập, chi phí của gia đình trong suốt một tháng qua. Nó bao gồm các khoản chi cố định (như tiền nhà, điện, nước) và khoản chi biến đổi (như ăn uống, giải trí). Bảng chi tiêu gia đình hàng tháng sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về tài chính của gia đình và duy trì được sự cân đối ngân sách.
2. Vì sao phải lập bảng chi tiêu gia đình hàng tháng?
2.1 Kiểm soát tài chính gia đình dễ dàng hơn
Khi bạn nắm rõ mọi khoản thu và chi của gia đình trong tháng, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh được ngân sách sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của gia đình và không còn phải lo lắng về việc chi tiêu quá mức hay không đủ tiền cho những việc quan trọng khác.
2.2 Tránh chi tiêu quá mức và lãng phí tiền bạc
Khi không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, bạn thường dễ bị “vung tay quá trán”, đặc biệt là với những khoản nhỏ tưởng chừng không đáng kể nhưng cộng lại sẽ thành một số tiền lớn. Bảng chi tiêu gia đình hàng tháng sẽ giúp bạn nhận ra những chi tiêu không cần thiết để cắt giảm đi.
2.3 Giúp bạn lập kế hoạch tiết kiệm chuẩn bị cho các mục tiêu dài hạn khác
Ai cũng có những mục tiêu tài chính lớn như mua nhà, đầu tư, hoặc chuẩn bị quỹ học phí cho con cái. Để đạt được những mục tiêu này, việc tiết kiệm mỗi tháng là rất cần thiết. Bảng chi tiêu gia đình hàng ngày giúp bạn dễ dàng theo dõi được khoản tiết kiệm và đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng.
Dù bạn mới bắt đầu quản lý tài chính hay đã có kinh nghiệm, MoMo tin rằng những hướng dẫn dưới đây sẽ rất dễ hiểu và dễ thực hiện. MoMo sẽ giúp bạn thấy việc quản lý tài chính gia đình trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Vậy chúng ta bắt đầu ngay nhé!
3. Chi tiết các bước giúp bạn lập bảng chi tiêu gia đình hàng tháng
3.1 Xác định các nguồn thu nhập hàng tháng
Bước đầu tiên là bạn cần xác định tất cả các nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình. Điều này rất quan trọng để bạn biết rõ mỗi tháng gia đình bạn có bao nhiêu tiền để chi tiêu.
- Lương chính: Đây là khoản thu nhập cố định từ công việc chính của các thành viên trong gia đình.
- Thu nhập thêm: Nếu bạn có công việc bán thời gian, làm thêm ngoài giờ hoặc các khoản thu nhập từ việc đầu tư, hãy ghi rõ vào bảng.
- Hỗ trợ tài chính từ người thân: Nếu gia đình bạn nhận hỗ trợ từ người thân hoặc có các khoản thu nhập bất thường khác như thưởng, tiền trúng thưởng cũng đừng quên liệt kê vào bảng.
Ví dụ thực tế:
3.2 Liệt kê các khoản chi tiêu cố định hàng tháng
Sau khi đã biết rõ được các nguồn thu nhập, bước tiếp theo là bạn cần liệt kê tất cả các khoản chi tiêu cố định mà gia đình phải chi trả hàng tháng. Đây là những khoản chi phí mà bạn không thể cắt giảm hoặc thay đổi được và cần ưu tiên chi trả trước.
- Tiền nhà: Dù là bạn thuê nhà hay trả góp mua nhà, hãy ghi lại chính xác số tiền phải trả mỗi tháng.
- Tiền điện, nước, internet, điện thoại: Các chi phí này thường phải chi trả mỗi tháng. Tuy nhiên những chi phí này có thể thay đổi theo mức độ sử dụng.
- Xăng cộ, học phí: Bạn đừng quên ghi vào các khoản chi cố định như: Chi phí xăng xe cộ hoặc học phí của con cái.
Ví dụ thực tế:
3.3 Liệt kê các khoản chi tiêu biến đổi hàng tháng
Các khoản chi tiêu biến đổi, không cố định là những chi phí có thể thay đổi theo thói quen, theo tác động ngoại cảnh và nhu cầu của gia đình bạn mỗi tháng. Những khoản này bạn có thể điều chỉnh hoặc cắt giảm để không bị vượt quá ngân sách vì tính chất của chúng là không bắt buộc.
- Ăn uống: Chi phí mua thực phẩm hàng ngày, đi chợ và ăn ngoài.
- Hiếu hỷ: Đây là khoản chi phí cho các sự kiện như: Đám cưới, ma chay, sinh nhật...
- Giải trí, mua sắm: Các hoạt động như xem phim, mua quần áo, đồ gia dụng, hoặc du lịch.
Ví dụ thực tế:
3.4 Áp dụng quy tắc 50/30/20 để phân bổ ngân sách
Một quy tắc hữu ích giúp bạn phân bổ ngân sách chi tiêu gia đình hàng tháng, đó là quy tắc 50/30/20. Quy tắc này giúp bạn đảm bảo rằng bạn đang sử dụng thu nhập của mình một cách hợp lý như: 50% thu nhập dành cho chi phí thiết yếu, 30% thu nhập cho chi tiêu linh hoạt, và 20% thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư cho tương lai.
- 50% cho chi phí thiết yếu: Những khoản như tiền nhà, tiền điện nước, ăn uống và di chuyển.
- 30% cho chi tiêu linh hoạt: Các khoản như giải trí, mua sắm, du lịch.
- 20% cho tiết kiệm và đầu tư: Khoản tiết kiệm này có thể dành cho mục tiêu dài hạn như quỹ khẩn cấp, mua nhà hoặc đầu tư.
Ví dụ thực tế:
3.5 Theo dõi chi tiêu thực tế hàng tháng
Một bảng chi tiêu chỉ thực sự hiệu quả khi bạn thường xuyên theo dõi và cập nhật các khoản chi tiêu thực tế của mình. MoMo khuyên bạn nên ghi lại chi tiêu hàng ngày để dễ dàng so sánh với kế hoạch ban đầu.
- Ghi chép chi tiêu hàng ngày: Có thể dùng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân hoặc đơn giản là ghi vào sổ tay hay bảng tính excel.
- Đánh giá chi tiêu: Sau một tháng, hãy xem lại bảng chi tiêu để kiểm tra xem có khoản nào vượt quá ngân sách hay không và điều chỉnh cho tháng tiếp theo.
3.6 Sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc theo dõi chi tiêu hàng tháng
Hiện nay, có rất nhiều công cụ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu gia đình một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Dưới đây là gợi ý những công cụ hỗ trợ cho việc lập bảng chi tiêu gia đình.
- Ứng dụng quản lý tài chính: Ứng dụng tài chính MoMo hoặc các ứng dụng ngân hàng sẽ tự động tổng hợp các khoản chi tiêu và giúp bạn theo dõi dễ dàng.
- Bảng tính Excel hoặc Google Sheets: Nếu bạn thích tự lập bảng chi tiêu, có thể tạo bảng trên Excel hoặc Google Sheets để ghi lại thu nhập và chi tiêu mỗi tháng.
Việc sử dụng các công cụ này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo mọi khoản chi tiêu được ghi lại chính xác.
Dưới đây là gợi ý 3 mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng:
Mẫu 1: Bảng chi tiêu gia đình theo quy tắc 50/30/20
Mẫu 2: Bảng chi tiêu gia đình với khoản tiết kiệm chi tiết
Mẫu 3: Bảng chi tiêu gia đình với nhiều khoản đầu tư
4. Cần lưu ý gì khi lập bảng chi tiêu gia đình hàng tháng?
4.1 Ưu tiên các khoản chi thiết yếu
Xác định rõ các khoản chi cố định như tiền nhà, điện nước, tiền ăn uống và các chi phí thiết yếu khác. Đây là những chi phí không thể cắt giảm mà cần phải ưu tiên hàng đầu để chi trả trong bảng chi tiêu.
4.2 Cần có một khoản dự trù cho những khoản chi không cố định
Các khoản chi không cố định như giải trí, du lịch, mua sắm có thể thay đổi hàng tháng. Nên cần có khoản dự phòng cho những chi tiêu bất ngờ để tránh bị lố ngân sách.
4.3 Theo dõi chi tiêu hằng ngày
Ghi lại chi tiêu hàng ngày một cách chi tiết nhất mà đừng đợi đến cuối tháng. Điều này giúp bạn điều chỉnh ngay lập tức nếu chi tiêu vượt quá mức dự kiến.
4.4 Tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình
Khi lập bảng chi tiêu gia đình, hãy thảo luận với các thành viên khác để có cái nhìn toàn diện hơn về nhu cầu chung của cả gia đình, tránh việc lập ngân sách mà không phù hợp với mọi người.
Kết luận
Lập bảng chi tiêu gia đình hàng tháng là một bước cần thiết để đảm bảo bạn có thể kiểm soát tài chính một cách hiệu quả và bền vững. MoMo hy vọng rằng qua bài hướng dẫn này, bạn đã nắm được cách lập bảng chi tiêu một cách chi tiết và có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày của gia đình.
Hãy nhớ rằng, việc quản lý tài chính không chỉ giúp bạn đạt được những mục tiêu ngắn hạn mà còn giúp bạn xây dựng tương lai tài chính vững chắc. MoMo luôn bên cạnh để giúp bạn trên hành trình thực hiện các mục tiêu tài chính trong tương lai này!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được xem là lời khuyên tài chính, đầu tư, hoặc pháp lý chính thức. MoMo không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. MoMo khuyến khích bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ cố vấn tài chính hoặc chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào liên quan đến tài chính cá nhân.