Cổ phiếu ngành ngân hàng luôn có sức hút mạnh mẽ với đặc điểm ổn định, ít rủi ro. Cổ phiếu VPB cũng là một trong những cổ phiếu ngân hàng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu xem có nên đầu tư mã chứng khoán này trong năm 2024 hay không cùng chúng tôi..
I. Thông tin về cổ phiếu VPB
1. Thông tin về ngân hàng VPBank
VPBank tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Ngân hàng thành lập và hoạt động chính thức từ tháng 8/1993. Qua 30 năm hoạt động và phát triển, VPbank đã và đang là doanh nghiệp top đầu trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta hiện nay.
Tên: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Tên tiếng Anh: Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank
Tên viết tắt: VPBank
Tên ngành: Ngân hàng - nhóm ngành ngân hàng và bảo hiểm
Webiste: https://www.vpbank.com.vn/
VPBank hoạt động theo mô hình công ty cổ phần do ngân hàng nhà nước quản lý. Logo VPbank lấy ý tưởng dựa trên hoa sen và đôi tay, ý nghĩa liên quan đến sự may mắn, thịnh vượng.
Với năng lực tài chính vượt trội thì VPBank đã khẳng định được uy tín của mình tại thị trường Việt Nam, liên tục cập nhật xu thế và công nghệ hiện đại nâng cao trải nghiệm khách hàng.
VPBank là ngân hàng uy tín cao với mạng lưới giao dịch dày đặc tại Việt Nam
Hiện nay, VPbank có gần 300 điểm giao dịch, với nhiều dịch vụ khách hàng chất lượng. Dịch vụ mà VPbank cung cấp nổi bật phải kể đến như:
- Thẻ VPbank: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ...
- Tín dụng, vay thế chấp cho phép khách hàng chi tiêu dễ dàng.
- Dịch vụ khách hàng cá nhân đa dạng: Chi trả lương, chuyển tiền, trả ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ…
- Tiền gửi tiết kiệm đa dạng về lãi suất và hình thức.
- Bảo hiểm kết hợp tài chính, bảo vệ khách hàng: Bảo an chủ thẻ, sống trọn cân bằng, rủi ro sức khỏe, đầu tư thịnh vượng…
- Dịch vụ khác dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Qua 30 năm hoạt động và phát triển, VPBank đã đạt nhiều thành tựu và nhận được sự ghi nhận của khách hàng. Một số cổ đông lớn của VPB bao gồm Dragon Capital ( chiếm 5%), Composite Capital Master Fund LP ( chiếm 4,9%), CTCP Diera Corp ( chiếm 4,6%), cùng nhiều nhà đầu tư khác.
2. Lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp
Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 30 năm, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Tháng 5/2021, VPBank lọt top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu và là ngân hàng xuất sắc nhất về quản trị rủi ro và sản phẩm phái sinh.
Giai đoạn năm 2021 - 2022, thị trường gặp nhiều biến động do dịch bệnh Covid-19 nhưng bản thân ngân hàng VPBank vẫn gặt hái được lợi nhuận không ngừng, là đại diện duy nhất của Việt Nam được nhận giải thưởng “Ngân hàng số sáng tạo nhất 2021”
Cuối năm 2021, Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm của VPBank lên ngang mức xếp hạng Quốc gia.
VPBank cũng là ngân hàng giữ vững vị trí 5 năm liên tiếp nằm trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, giá trị thương hiệu đạt gần 900 triệu USD, tăng 38 bậc trong xếp hạng 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu.
Năm 2022 cũng đánh dấu một năm VPBank trên đà bứt phá, tăng trưởng mạnh về quy mô và lợi nhuận.
3. Ban lãnh đạo doanh nghiệp
Hội đồng quản trị của VPBank gồm có 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 2 thành viên.
Chủ tịch HĐQT: Ông Ngô Chí Dũng
Phó Chủ tịch HĐQT: Ông Bùi Hải Quân và Ông Lô Bằng Giang
Thành viên: Ông Nguyễn Đức Vinh, Ông Nguyễn Văn Phúc
Hội đồng quản trị ngân hàng VPBank
Ban điều hành của ngân hàng VPBank gồm có 1 Tổng Giám đốc, 8 Phó Tổng Giám đốc và các Giám đốc phụ trách.
Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Đức Vinh
Phó Tổng Giám đốc:
Bà Lưu Thị Thảo: Phó Tổng Giám đốc thường trực
Ông Phùng Duy Khương: Phó Tổng Giám đốc thường trực phụ trách phía Nam - GĐ Khối Khách hàng Cá nhân
Bà Dương Thị Thu Thủy: Phó Tổng Giám đốc - GĐ Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn & Đầu tư
Ông Phạm Phú Khôi: Phó Tổng Giám đốc - GĐ Khối Thị Trường Tài chính
Ông Nguyễn Thanh Bình: Phó Tổng Giám đốc - GĐ Khối Tín dụng
Ông Nguyễn Thành Long: Phó Tổng Giám đốc - GĐ Khối pháp chế & Kiểm soát tuân thủ
Ông Đinh Văn Nho: Phó Tổng Giám đốc - GĐ Khối Khách hàng Doanh nghiệp
Bà Phạm Thị Nhung: Phó Tổng Giám đốc - GĐ Trung tâm Quản lý đối tác
Các Giám đốc:
Ông Wong Kok Seng Augustine: GĐ Khối Công nghệ Thông tin
Bà Trần Thị Diệp Anh: GĐ Khối Quản trị nguồn nhân lực
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt: Giám đốc Khối Vận hành
Ông Dmytro Kolechko: GĐ Khối Quản trị rủi ro
Ông Nguyễn Huy Phách: GĐ Khối Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bà Lê Hoàng Khánh An: GĐ Khối Tài chính
Bà Võ Hằng Phương: GĐ Trung tâm Định chế Tài chính và Ngân hàng Giao dịch
Bà Nguyễn Thùy Dương: GĐ Trung tâm Truyền thông & Tiếp thị
Ông Hoàng Anh Tuấn: GĐ Trung tâm Xử lý nợ pháp lý
Các thành viên trong Ban Điều hành của VPBank
II. Định giá cổ phiếu VPB trong năm 2024
1. Cổ phiếu VPB trên sàn chứng khoán
- Mã cổ phiếu: VPB
- Sàn giao dịch: HOSE
- Vốn hóa thị trường: 152,728.03 tỷ đồng
- EPS cơ bản: 1.53 nghìn đồng
- EPS pha loãng: 1.46 nghìn đồng
- P/E: 12.56
- Giá trị sổ sách/ cp: 21,010.33 nghìn đồng
- P/B: 1.04
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 15,352,960
- KLCP đang niêm yết: 7,933,923,601
- KLCP lưu hành: 7,933,923,601
Ngày 17/08/2017, cổ phiếu ngân hàng VPBank được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE (Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh), với nhóm ngành tài chính và bảo hiểm với số vốn điều lệ là 45.056.929.870.000 đồng.
Vào tháng 07/2018, tức là chỉ 1 năm sau khi lên sàn, VPB chính thức nằm trong rổ chỉ số VN30, thuộc nhóm cổ phiếu bluechip đầy tiềm năng mà nhiều nhà đầu tư muốn sở hữu.
Trong năm 2020, biên lãi thuần của VPBank đạt 8.82% và nằm trong top 5 của khối ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu thấp chỉ 3.41% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 45.31%. ROE của VPBank đạt 21.92%, đứng vị trí thứ 5 trong nhóm ngân hàng đại chúng đã niêm yết trên sàn HOSE.
Giai đoạn giữa năm 2021 khi đại dịch hoành hành, khối lượng giao dịch cổ phiếu tăng đột biến, đạt hơn 76 triệu cổ phiếu do lúc này lãi suất ngân hàng cực kỳ thấp và nhà đầu tư tìm đến hình thức sinh lợi cao hơn khiến cho lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán tăng chóng mặt.
Từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023, xu hướng chung của giá các loại cổ phiếu là giảm và VPB cũng không ngoại lệ.
2. Lịch sử giá cổ phiếu VPB
Nhận định về lịch sử giá cổ phiếu VPB là điều cần thiết. Dữ liệu giá giúp nhà đầu tư nắm bắt xu hướng, các chu kỳ tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo.
Ngày 22/10/2018, giá cổ phiếu VPB ở mức 8.890 đồng/ cổ phiếu. Mức giá này duy trì biến động không quá lớn trong 2 năm.
Cuối tháng 10/2020, giá bắt đầu có xu hướng tăng trưởng mạnh. Giá cổ phiếu VPB không ngừng tăng với tốc độ rất nhanh, ngày 5/7/2021 đạt đỉnh 26.760 đồng/ cổ phiếu vào (tăng gần 3 lần so với giai đoạn cuối năm 2020). Đây cũng là đỉnh giá của mã chứng khoán VPB được xác lập cho đến đầu năm 2024.
Sau khi lập đỉnh giá, cổ phiếu VPB bắt đầu giảm, qua nhiều chu kỳ lên xuống. Mức giá VPB giảm thấp trong năm 2022 đến giữa năm 2023 khoảng 14.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu VPB bắt đầu tăng trưởng nhẹ trở lại, tính đến 21/10/1023 đang ở mức 21.600 đồng/ cổ phiếu. So với 5 năm trước, giá VPB đã tăng 245% so với thời điểm cùng kỳ, cho thấy sự phát triển của ngân hàng VPB trong suốt 5 năm qua.
Lịch sử biến động giá cổ phiếu VPB trên sàn chứng khoán
Tuy nhiên đến 27/2/2024, giá cổ phiếu VPB đã giảm xuống còn 19.500 VND/cổ phiếu, nhiều chuyên gia đánh giá lý do giá cổ phiếu giảm vì ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
3. Phân tích, định giá cổ phiếu VPB ở thời điểm hiện tại
Đánh giá cổ phiếu VPB dựa trên nhiều yếu tố và các chỉ số kỹ thuật giúp nhà đầu tư hiểu được giá trị cổ phiếu này ở thời điểm hiện tại như thế nào. Cùng đánh giá các chỉ số của cổ phiếu VPB:
- Chỉ số P/E là 12.56 phản ánh mức giá mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho 1 đồng cổ phiếu VPB. Hiện chỉ số P/E của mã chứng khoán này chưa thuộc nhóm cao nhất nhưng cũng ở mức cao so với mặt bằng chung. Có thể, giá cổ phiếu VPB chưa được định giá đúng so với giá trị thực tế.
- Chỉ số P/B ở mức 1.04, thấp hơn trung bình ngành (1.6). Giá trị chỉ số P/B cho thấy mức giá hiện tại gần như phản ánh đúng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mức P/B này thấp hơn đáng kể so với P/B trung bình 5 năm của cổ phiếu là 1,74. Điều này là hợp lý do bối cảnh vĩ mô còn xấu làm giảm triển vọng kinh doanh của các ngân hàng trong đó có VPB.
- Chỉ số EPS ở mức 1,53 thể hiện lợi nhuận của nhà đầu tư nhận được trên 1 cổ phiếu. EPS của VPB ở mức cao cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng ở mức tốt.
Dựa trên các chỉ số chứng khoán trên, nhà đầu tư có thể tiềm lực kinh tế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPB có kết quả tốt. Giá cổ phiếu VPB có thể còn tăng trong tương lai.
Tuy nhiên, cần xem xét thêm nhiều yếu tố như báo cáo kinh doanh, tài chính của ngân hàng trước khi đầu tư.
4. Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính của ngân hàng VPBank
Để đọc báo cáo tài chính của Ngân hàng VPBank, bạn cần xem qua các thông tin quan trọng sau:
- Bảng cân đối kế toán: Thể hiện tình hình tài chính của ngân hàng tại thời điểm cuối kỳ. Bạn cần kiểm tra tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu để đánh giá về sức khỏe tài chính của VPB.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Hiển thị nguồn thu và chi tiền của ngân hàng trong kỳ tài chính. Bạn cần xem xét các dòng tiền như tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, đầu tư, và tài chính để hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của VPB.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Cho thấy lợi nhuận hoặc lỗ của VPB trong kỳ tài chính. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá hiệu suất kinh doanh của ngân hàng.
- Ghi chú và hợp lý: Các thông tin chi tiết và bổ sung về các số liệu trong báo cáo tài chính để bạn có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của VPB.
Hãy truy cập trang web chính thức của VPBank để tìm và tải về báo cáo tài chính hoặc liên hệ với ngân hàng để nhận được thông tin chi tiết hơn.
III. Đầu tư vào cổ phiếu VPB trong năm 2024 - nên hay không?
Chúng ta phải xem xét trên nhiều yếu tố để biết có nên đầu tư vào cổ phiếu VPB năm 2024 hay không, các yếu tố bạn cần quan tâm bao gồm:
- Tình hình kinh tế của ngân hàng VPB: Báo cáo tài chính quý 3 năm 2023 cho thấy kinh tế VPB đang gặp nhiều vấn đề. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 3 năm 2023 giảm 16.4% so với cùng kỳ, các chi phí khác cũng giảm như: chi phí dự phòng giảm 8.7%, chi phí hoạt động giảm 9.7%. Dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 22.6% và 2024 là 19.8% do điều chỉnh NIM. Chất lượng tài sản của ngân hàng cải thiện hơn các quý trước, tỷ lệ nợ xấu so với quý 1 và quý 2 có giảm.
Cổ phiếu VPB vẫn được nhận định có tiềm năng cao
- Quản lý nội bộ của ngân hàng VPbank: Bộ máy quản lý ngân hàng thiết lập và xây dựng trên nền tảng quản lý rủi ro với 3 tầng lớp bảo vệ độc lập, kiểm soát tạo nên môi trường hoạt động minh bạch, hiệu quả. VPbank đầu tư mạnh trong việc quản lý, tài chính, ứng dụng công nghệ, nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt động giúp doanh nghiệp phát triển.
- Chất lượng tài sản bắt đầu có sự khởi sắc: Cuối quý 3 năm 2023, tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 có sự suy giảm so với quý 1. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6.2% xuống 5.7%; tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm từ 8.2% xuống 8%. Tỷ lệ nợ xấu của FE Credit cũng giảm đáng kể, ước tính đạt 17.7% vào cuối quý 3 năm 2023
Có thể thấy, VPbank có tiềm lực kinh tế, các chính sách tài chính, kinh doanh mang lại hiệu quả ấn tượng. Bộ máy quản lý linh hoạt và minh bạch, đảm bảo tính chính xác của thông tin đưa ra thị trường. VPB sẽ là mã chứng khoán đáng tin cậy mà nhà đầu tư có thể lựa chọn.
IV. Cách mua cổ phiếu VPB nhanh chóng
Đầu tư cổ phiếu VPB hiệu quả, nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Việc hiểu và nắm bắt tốt thị trường chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn.
Tránh tâm lý chạy theo số đông, hãy dành thời gian học, đọc và nghiên cứu kỹ về chứng khoán mình muốn đầu tư, cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích để xác định thời điểm mua/ bán hợp lý.
Trước tiên, để mua cổ phiếu VPBank, nhà đầu tư cần lập tài khoản giao dịch chứng khoán. Bạn có thể đến trực tiếp văn phòng công ty môi giới để yêu cầu mở tài khoản hoặc mở online.
Tiếp theo, cần tìm hiểu giá cổ phiếu VPB hiện tại là bao nhiêu cũng như quy định giao dịch của sang và nạp số tiền phù hợp vào tài khoản để bắt đầu giao dịch.
Trên đây là những thông tin quan trọng về cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cũng như những nhận định của chuyên gia về tiềm năng tăng trưởng của mã cổ phiếu VPB mà TOPI đã tổng hợp lại. Hy vọng kiến thức trên có thể giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác để đầu tư hiệu quả.