Trong cuộc sống hằng ngày, khi nhắc đến rượu có lẽ không ai là không biết. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe đến khái niệm độ rượu là gì chưa? Hay những công thức tính và những ứng dụng của độ rượu trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết hôm nay.
Độ rượu là gì?
Độ rượu là gì
Nồng độ rượu là gì? Có thể bạn chưa biết, rượu được sản xuất nguyên chất có nồng độ rất nặng. Vì lý do này, trước khi đưa vào sử dụng, người ta thường pha loãng ra. Hoặc có thể điều chế rượu bằng những công thức khác nhau.
Tuy nhiên, để có thể biết được có bao nhiêu phần trăm rượu Etylic trong một hỗn hợp dung dịch chứa rượu. Người ta đã tìm ra công thức tính nồng độ rượu. Nhưng bạn có biết nồng độ của rượu là gì chưa?
Khái niệm độ rượu? Có thể hiểu độ rượu một cách đơn giản là đơn vị dùng để đo nồng độ của rượu. Nồng độ được tính bằng ml có trong 100 ml dung dịch. Nếu độ cao được đo ra càng cao thì trong dung dịch rượu chứa rất nhiều chất cồn.
Công thức hóa học và tính chất của rượu
Công thức hóa học và tính chất của rượu
Rượu được xem là một hợp chất hữu cơ xếp vào dãy đồng đẳng của ancol. Tên gọi hóa học của rượu là etanol, ancol etylic hoặc rượu etylic. Công thức hóa học của rượu chính là C2H6O hoặc C2H5OH. Công thức cấu tạo của rượu là CH3-CH2-OH. Ngoài ra, rượu là ancol đơn chức có mạch hở và bậc l.
Tính chất vật lý của rượu
- Nhìn bên ngoài, rượu Etylic là một chất lỏng không màu, có mùi thơm đặc trưng và có vị cay. Đồng thời, rượu nhẹ hơn nước.
- Nhiệt độ sôi của rượu là 78.3 độ C nên rất dễ bay hơi.
- Ngoài ra, rượu Etylic sẽ tan vô hạn trọng nước. Đồng thời, có thể hòa tan được rất nhiều chất Benzen, lot,….
- Độ rượu chính là số ml của rượu Etylic nguyên chất có trong 100ml hỗn hợp rượu Etylic với nước.
Tính chất hóa học của rượu
Rượu xảy ra các phản ứng hóa học như sau:
Rượu tác dụng với oxi:
Rượu rất dễ cháy, trong quá trình cháy không tạo ra khói và ngọn lửa có màu xanh da trời, tỏa khá nhiều nhiệt. Với phương trình phản ứng như sau:
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Tác dụng Na, NH3
Rượu chỉ tác dụng với Na và NH3 thông qua hai phương trình dưới đây:
2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2↑
C2H5-OH + NaNH2 → C2H5-ONa + NH3
Rượu phản ứng cùng Axit Axetic
Dưới đây là phản ứng hóa học:
ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O
Ngoài ra, phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng. Phản ứng sẽ có tính thuận nghịch nên cần thiết chú ý đến chuyển dịch cân bằng như sau:
C2H5OH + CH3COOH ↔ CH3COOC2H5 + H2O
Công thức tính độ rượu chính xác
Công thức chính xác dùng để tính độ rượu như sau:
Trong đó, ý nghĩa của từng ký hiệu như sau:
V (ruou): thể tích rượu nguyên chất
V (ruou+nuoc): thể tích dung tích rượu.
Ý nghĩa của độ rượu và những ứng dụng trong cuộc sống
Ý nghĩa của độ rượu
Ý nghĩa của độ rượu và những ứng dụng trong cuộc sống
Khi rượu được nấu xong từ gạo, lúc này nồng độ sẽ đạt khoảng 40 cho đến 55 độ. Nồng độ rất cao nên đòi hỏi người sử dụng phải pha loãng với nước, hoặc chờ một thời gian nồng độ được giảm xuống. Tùy vào những loại rượu khác nhau sẽ có công thức pha chế khác nhau.
- Nồng độ của rượu gạo đạt 28 - 40 độ được cho vào mức an toàn và được cung cấp ra ngoài thị trường. Có thể lấy ví dụ, cứ trong 1 lít rượu được nấu ra có nồng độ 40. Thì người sản xuất cần pha thêm 50 cho đến 400 ml nước để thu được nồng độ 28 cho đến 40 độ.
- Nồng độ nói trên được áp dụng sản xuất trong công nghiệp bởi một số lý do sau: Nồng độ rượu thấp, thuế doanh nghiệp giảm, lợi nhuận tăng lên. Nồng độ đạt từ 28 đến 40 độ là mức hợp lý cho nhu cầu chung của mọi người. Điều này dẫn đến dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu và thị trường tiêu thụ.
- Đối với những loại rượu có nồng độ trên 50. Nhiều người sản xuất sẽ đem đi chôn cất khoảng 1 năm dưới đất trở lên. Sau đó mới đem ra cung ứng ngoài thị trường. Rượu này khi sử dụng sẽ có cảm giác đỡ nồng và thơm mát hơn bình thường.
- Dựa vào công thức và độ rượu. Người làm rượu có thể pha chế theo mong muốn của riêng mình. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà điều chế lại cho thích hợp.
- Độ rượu còn giúp phân biệt được các loại rượu khác nhau. Hỗ trợ người sử dụng nắm được nồng độ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tránh việc mua nhầm các sản phẩm không phù hợp với mong muốn.
- Với những điều liệt kê trên, bạn là người nấu và pha chế rượu. Cần hiểu và nắm rõ về độ rượu cần thiết cho các loại rượu, pha chế sao cho hợp lý. Tuy nhiên, với lượng rượu lớn thì khó có thể cân đo sao cho chính xác được.