Chúng ta đang chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong đó, bão và lũ lụt là thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về người, ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế. Những trận đại hồng thủy kinh hoàng phải kể đến như: trận lũ năm 2020 đã để lại hậu quả nặng nề cho miền Trung, Việt Nam với những mất mát đau thương về người và của; lũ lụt Kerala năm 2018, Bang Kerala thuộc miền nam Ấn Độ đã hứng chịu trận lũ lụt tồi tệ khi mưa lớn xối xả làm ngập lụt toàn bộ khu vực, hàng trăm người đã thiệt mạng và 22.000 người mất nhà cửa sau trận lũ lụt.
Vậy lũ lụt là gì? Nguyên nhân sâu xa của nó từ đâu? Chúng ta cần làm gì để giảm thiểu tình trạng này? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết này.
- Lũ là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cuối. Thông thường lũ có tốc độ chảy cao, mang tính bất ngờ và xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi cao với địa hình đồi dốc.
- Lụt là hiện tượng một vùng đất bị ngập nước trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản lũ lụt là hiện tượng mực nước dòng chảy trên sông, hồ quá lớn vượt mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, tràn đê, vỡ đê.
Nguyên nhân khách quan
- Bão hoặc triều cường
Hiện tượng bão tố, triều cường có thể gây ra những trận mưa lớn, tạo nên lượng nước lũ lớn khổng lồ, ngập nước vùng ven biển
- Hiện tượng mưa lớn kéo dài
Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng khiến cho lưu vực nước trên các con đê hay sông không có chỗ thoát.
- Thảm họa sóng thần, thủy triều
Hiện tượng thủy triều hay sóng thần cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ngập lụt ở các tỉnh ven biển miền Trung, Việt Nam. Do mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con dê hay hồ thủy điện gây ngập lụt
Nguyên nhân chủ quan
- Chặt phá rừng
Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên không quy hoạch khiến đồi núi xói mòn, dễ gây nên tình trạng sạt lở đất, ngập lụt khi mùa mưa bão đến. Ngoài ra, chặt cây với số lượng lớn ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Do đó, mức độ carbon-dipcide tăng lên trong khí quyển gây ra những thay đổi trong khí hậu, gây ra các mối đe dọa về thiên tai như lũ lụt.
- Xả rác ra môi trường
Việc xả rác bừa bãi ra môi trường gây hiện tượng tắc nghẽn cống, rãnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cấp thoát nước khi mưa lũ về
- Bê tông hóa
Bê tông hóa mạnh, nhanh làm giảm diện tích đất nền khiến khả năng thấm nước kém và việc ngập lũ gia tăng.
- Khí nhà kính
Việc đốt nhiên liệu hóa thạch, ảnh hưởng từ công nghiệp, ô nhiễm, tất cả đang làm suy giảm mức độ của tầng ozon và làm tăng mức độ khí nhà kính, trở thành nguyên nhân chính gây ra lũ lụt do con người gây ra.
Biện pháp công trình
- Xây dựng hồ chưa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ lụt. Ở các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước nhiều tác dụng như: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện, kết hợp với việc điều hoà lũ, phòng chống lũ lụt. Khai thông các đường thoát lũ. Tổ chức khai thông các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu, các khu vực cần bảo vệ nhằm mục đích không để sinh ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ lụt;
- Xây dựng kiên cố hệ thống đê điều, tường chắn lũ;
- Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống giao thông;
- Thường xuyên nạo vét dòng chảy , cửa biển, kênh rạch để khi có lũ về nước sẽ rút nhanh.
Biện pháp môi trường
- Không vứt rác bừa bãi ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng dòng chảy khi lũ về;
- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ;
- Sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu có quy hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://kenhthoitiet.vn/tin-tuc/lu-lut-la-gi.html
- https://kttvbackan.gov.vn/lu-lut-sat-lo-dat/lu-lut-la-gi-nguyen-nhan-gay-ra-lu-lut