Trang chủ » GIẬT 3 TẦNG QUÀ - IN DẤU TIẾNG ANH
Câu điều kiện trong ngữ pháp tiếng Anh là câu nói về một sự kiện, hiện tượng có điều kiện và kết quả xảy ra với điều kiện đó. Câu điều kiện loại 2 được gọi là câu điều kiện giả định, có nghĩa là không có thật, là giả thuyết hoặc tưởng tượng. Tìm hiểu ngay về câu điều kiện này cùng NativeX trong bài viết sau.
Xem thêm:
- Cấu trúc wish trong tiếng Anh: Cách dùng và bài tập
- Cấu trúc Either … or và Neither…nor: Cách dùng và bài tập
1. Cấu trúc câu điều kiện loại 2 trong ngữ pháp tiếng Anh
Ta thường sử dụng câu điều kiện loại 2 khi ta muốn tượng tưởng rằng những sự việc đang xảy ra ở trong thời điểm hiện tại, ngay tại thời điểm nói là không có thật, hoặc là khác với những gì nó đang thực sự diễn ra. Bạn có thể dịch và hiểu như sau:
Nếu một sự việc diễn ra, hoặc một điều kiện là tồn tại, điều này sẽ xảy ra
Nếu những gì đang xảy ra ở hiện tại khác đi, điều này sẽ xảy ra
If + Mệnh đề điều kiện, Mệnh đề kết quảCâu điều kiện loại II có cấu trúc tương tự như câu điều kiện loại 1, gồm hai mệnh đề điều kiện (có chứa if) và mệnh đề kết quả.
If + Verb-ed, would + VerbTuy nhiên, trong câu điều kiện loại 2, mệnh đề điều kiện được chia ở thì quá khứ, và mệnh đề kết quả sẽ thêm trợ động từ would trước động từ như sau:
Bạn có thể dùng câu điều kiện loại 2 để đưa ra lời khuyên, lý do, hay một giả thuyết nào đó không có thật, không thể xảy ra, khác với câu loại I là những điều kiện và kết quả là hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Khi nào dùng câu điều kiện loại 2 trong ngữ pháp tiếng Anh?
Sau khi đã biết được cách để tạo nên một câu điều kiện loại 1 trong ngữ pháp tiếng Anh, việc bạn cần làm tiếp theo đó chính là tìm hiểu xem khi nào thì chúng ta sử dụng câu điều kiện loại 2.
2.1 Đưa ra lời khuyên
Cách dùng phổ biến nhất của câu điều kiện loại II đó chính là đưa ra lời khuyên cho những người xung quanh, rằng bạn đặt mình vào trong hoàn cảnh của người đó và đưa ra cách giải quyết của bản thân. Cấu trúc cho cách dùng này là:
“If I were you, I would…”Ví dụ:
- If I were you, I would say sorry to her right away Dịch: Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nói xin lỗi với cô ấy ngay khi đó
- If I were her, I would dump him and find a new boyfriend Dịch: Nếu tôi là cô ấy, tôi sẽ đá anh ta và tìm một người bạn trai mới
Câu điều kiện loại II còn được dùng khi bạn muốn hỏi người khác lời khuyên
Ví dụ:
- What would you do if you were me? Dịch: Bạn sẽ làm gì nếu bạn là tôi?
Lưu ý:
Nhiều người nghĩ rằng “If she was...” hay “If I was him…” là sai ngữ pháp. Thực tế không phải vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng động từ to be là “was”, tuy nhiên câu văn sẽ không được trang trọng.
Tuy nhiên, sử dụng “If I was you…” sẽ thể hiện sự thiếu trang trọng, thậm chí là rất bất lịch sự, mặc dù bạn đôi khi sẽ nghe người bản địa nói như vậy. Nếu bạn muốn sử dụng “If I was…” với các đại từ khác, thì tốt nhất là bạn không nên sử dụng kèm với đại từ “you”.
2.2 Đưa ra lý do vì sao bạn không thể làm gì
Chúng ta sẽ cần phải nói “Không” với một số trường hợp khi ai đó nhờ hay yêu cầu chúng ta cần làm gì. Tuy nhiên, nói “Không” là một điều khó xử, nhưng câu điều kiện loại II có thể giúp bạn làm điều này một cách nhẹ nhàng hơn.
Bạn có thể dùng câu điều kiện loại 2 để đưa ra một cái cớ, hoặc một sự khó xử của bản thân về việc tại sao bạn không thể làm gì đó. Hoặc khi bạn không thể, không làm, không nên làm, không muốn làm gì, bạn cũng có thể sử dụng câu điều kiện loại II để biện giải lý do, hoặc kiếm cớ cho chúng.
Ví dụ:
- If there were more hours in a day, I would happily help you with this project. Dịch: Nếu có thêm nhiều giờ hơn trong ngày, tôi sẽ rất vui vẻ giúp đỡ bạn hoàn thành dự án này.
- I would love to do it for you if I didn’t have to do this homework so late like this. Dịch: Tôi sẽ rất muốn làm điều này cho bạn nếu tôi không phải làm bài về nhà muộn như thế này.
2.3 Đưa ra câu hỏi mang tính giả thuyết
Câu hỏi giả định, hay đưa ra giả thuyết nào đó mang ý nghĩa tưởng tượng không chân thực. Nếu bạn muốn hỏi một câu hỏi mang tính giả thuyết, bạn sẽ hỏi người khác tưởng tượng ra một trường hợp nào đó. Trường hợp này là không thực tế và thậm chí không có khả năng xảy ra trong tương lai. Cấu trúc của câu hỏi này là:
What would you do if…?Ví dụ:
- What would you do if you had to do this project? Dịch: Bạn sẽ làm gì nếu bạn phải làm dự án này?
- What would you do if you were so fluent in Chinese? Dịch: Bạn sẽ làm gì nếu bạn nói trôi chảy tiếng Trung?
- What would you do if you could be on this TV show? Dịch: Bạn sẽ làm gì nếu bạn có thể lên chương trình TV này?
Ngoài ra, bạn có thể tượng tượng rằng bạn sẽ làm gì trong một tình huống giả định nào đó bằng cấu trúc:
If you could…?Ví dụ:
- If I were Taylor Swift, I would be so happy with this gorgeous look. Dịch: Nếu tôi là Taylor Swift, tôi sẽ rất hạnh phúc với ngoại hình xinh đẹp đó
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể đưa ra một “câu hỏi ngớ ngẩn”. Bạn sẽ thường gặp các câu hỏi này trong các buổi phỏng vấn, hoặc khi thi các bài kiểm tra ngôn ngữ kỹ năng nói.
- If you were an animal, what would you want to be? Dịch: Nếu là một loài động vật, bạn muốn là con vật gì?
- If you were a cartoon character, who would you be? Dịch: Nếu bạn là một nhân vật hoạt hình, bạn sẽ là ai?
2.4 Đưa ra một yêu cầu lịch sự
Bạn có thể đưa ra một yêu cầu lịch sự dùng câu điều kiện loại II thay vì đưa ra câu hỏi với cấu trúc:
It would be great if you could…Ví dụ:
- It would be so awesome if you can help me to close the window. Dịch: Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có thể giúp tôi đóng cửa sổ.
- It would be really great if you can call me tonight. Dịch: Sẽ rất là tuyệt nếu bạn có thể gọi tôi tối nay
2.5 Nói về một điều giả tưởng
Cuối cùng, bạn có thể dùng câu điều kiện loại 2 để đưa ra một tưởng tượng của bản thân về một thế giới khác, một cuộc sống khác của bạn hoặc của những người xung quanh.
Ví dụ:
- If I lived near our school, I wouldn’t go to school late Dịch: Nếu tôi sống ở gần trường học, tôi sẽ không bao giờ đi học muộn
- If he didn’t smoke, I would love him Dịch: Nếu anh ta không hút thuốc, tôi đã yêu anh ấy rồi.