Tình thái từ là một khái niệm đặc biệt trong văn học, thường được sử dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 8 bên cạnh trợ từ, thán từ, chỉ từ,… Tuy nhiên, rất nhiều bạn chưa hiểu rõ tình thái từ là gì và cách sử dụng nó ra sao. Nếu còn chưa nắm rõ về tình thái từ thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Tình thái từ là gì
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo nên câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến giúp tăng thêm sắc thái, tình cảm của người nói, người viết.
Tình thái từ được chia thành 2 loại chính, gồm:
- Tình thái từ tạo thành câu cảm thán (sao, thay,…) hoặc câu nghi vấn (hả, hử, chứ, à, ư, chăng,….) hoặc câu cầu khiến (nào, đi, với,…)
- Tình thái từ để thể hiện tình cảm, thái độ của người nói, người viết (nhé, ạ, mà, cơ, vậy,…)
Lưu ý: Sự phân loại kể trên chỉ mang ý nghĩa tương đối vì với một số tình thái từ thuộc nhóm 1 là phương tiện cấu tạo câu theo mục đích nói cũng có thể bao gồm cả khả năng thể hiện tình cảm của người nói trong đó.
Chức năng của tình thái từ là gì
Tình thái từ được dùng trong câu với hai chức năng chính là tạo câu theo mục đích nói và thể hiện sắc thái biểu cảm của người nói.
Ví dụ:
- Thái độ nghi ngờ, hoài nghi: Chiếc điện thoại này liệu đã hỏng thật rồi ư? Bạn thật sự là người làm rơi nó à?
- Thái độ bất ngờ, ngạc nhiên: Cô ấy được 10 điểm môn Hoá á?
- Thái độ trông chờ, mong ngóng: Cậu hãy dẫn tớ đến nhà sách nhé
Xem thêm tính từ là gì
Có mấy loại tình thái từ
Hiện nay có 4 loại tình thái từ được sử dụng phổ biến nhất, bao gồm:
- Tình thái từ nghi vấn: hả, chăng, à,…
- Tình thái từ cầu khiến: nào, hãy, đi,…
- Tình thái từ cảm thán: trời ơi, sao, ôi,…
- Tình thái từ biểu cảm: cơ, mà,…
Tình thái từ tiếng Anh là gì
Trong tiếng Anh không có khái niệm tình thái từ, mà chỉ có động từ tình thái là modal verb
Cách sử dụng tình thái từ
Tình thái từ được sử dụng thông dụng trong các tình huống giao tiếp, tuỳ vào đối tượng và ngữ cảnh mà sẽ được sử dụng sao cho phù hợp. Khi sử dụng tình thái từ trong giao tiếp cần lưu ý một số điều sau:
- Cần thể hiện được sự lễ phép, lịch sự với người lớn tuổi hơn, đặc biệt nên thêm từ ạ vào cuối câu
Ví dụ: Cháu chào ông ạ. Cháu vừa đi học về ạ.
- Khi muốn thể hiện sự miễn cưỡng có thể đặt từ “vậy” ở cuối câu
Ví dụ: Đã hết thời gian làm bài về nhà rồi, đành thiếu mất một bài vậy.
- Khi cần giải thích một điều gì đó cần dùng từ “mà” ở phía cuối câu
Ví dụ: Mình đã giảng bài này cho cậu nhiều lần rồi mà
Xem lại phương thức biểu đạt là gì
Tình thái từ và câu cảm thán khác nhau như thế nào
Tình thái từ Câu cảm thán Đặc điểm hình thức Cuối câu thường có các từ như ạ, à, hử, ư, chăng, chứ, nhé, mà, cơ, vậy,… Thường có những từ ngữ cảm thán như than ôi, trời ơi, hỡi ơi và thường được chấm câu bằng dấu chấm than Chức năng - Tạo câu theo mục đích của người nói- Thể hiện sắc thái biểu cảm cho câu nói như thái độ nghi ngờ, thái độ ngạc nhiên hay thái độ mong chờ
Biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Người nói có thể bộc lộ cảm xúc qua nhiều kiểu câu nhưng với câu cảm thán, cảm xúc của người nói được thể hiện một cách rõ nét nhất.Phân biệt trợ từ thán từ tình thái từ
Xem lại trợ từ là gì thán từ là gì để có sự phân biệt rõ nhất với tình thái từ
Bài tập về tình thái từ
Bài tập 1: Đặt câu có sử dụng tình thái từ để thể hiện các hàm ý sau:
a, Miễn cưỡng
b, Kính trọng
c, Thân thương
d, Thân mật
e, Phân trần
Gợi ý đáp án:
a, Miễn cưỡng: Thôi đành để mình giúp cậu vậy
b, Kính trọng: Xin phép bố mẹ cho con sang nhà bạn Mai chơi ạ.
c, Thân thương: Con yêu bố nhiều lắm ạ
d, Thân mật: Bố và con cùng làm bánh tặng sinh nhật mẹ nhé
e, Phân trần: Tôi không hề làm hỏng cái này mà
Bài tập 2: Sử dụng những tình thái từ có nghĩa để điền vào chỗ trống trong câu
a, Tình thái từ thể hiện sự lễ phép
Mẹ gọi con về có việc gì /…/?
Trả lời: Mẹ gọi con về có việc gì thế ạ?
b, Tình thái từ thể hiện thái độ thân mật với người khác
Bé con ở nhà chơi ngoan, mẹ đi /…/
Trả lời: Bé con ở nhà chơi ngoan, mẹ đi làm nhé.
c, Tình thái từ thể hiện thái độ gắt gỏng hoặc nghiêm trọng
Sao câu này chị giảng mãi mà em vẫn không hiểu thế /…/?
Trả lời: Sao câu này chị giảng mãi mà em vẫn không hiểu thế à?
d, Tình thái từ thể hiện sự miễn cưỡng
Nếu đã đến nước này thì bọn mình đành đi /…/
Trả lời: Nếu đã đến nước này thì bọn mình đành đi vậy thôi
e, Tình thái từ thể hiện sự nhấn mạnh ý kiến riêng của mình trái với ý kiến của đối phương
Tớ không thích chiếc áo này đâu, cậu thử chiếc áo kia /…/?
Trả lời: Tớ không thích chiếc áo này đâu, cậu thử chiếc áo kia nhé?
Bài tập 3: Hãy tìm ra các tình thái từ được sử dụng trong các câu sau:
a, Cậu phải ăn thật nhiều vào thì mới có sức khoẻ để chăm sóc cho em bé chứ
b, Cháu đừng khóc nữa nhé, bà đã ở đây với cháu rồi mà
c, Tình hình sức khoẻ của bố cậu dạo này đã tốt hơn rồi chứ?
d, Nếu không muốn chúng tôi phá tan cái nhà này thì còn không trả nợ đi à?
Đáp án:
a, chứ
b, nhé, mà
c, chứ
d, à
Tham khảo thêm nhiều tài liệu Văn học tại AMA
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình thái từ và một số bài tập ví dụ để bạn có thể luyện tập nhận biết tình thái từ là gì và sử dụng nó. Hy vọng rằng những thông tin AMA cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ và sử dụng thành thạo tình thái từ trong cả văn nói và văn viết.