Hiện nay, trên các sàn giao dịch chứng khoán đang có 50 mã cổ phiếu ngành điện, mang đến nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu từ. Với vai trò chủ chốt trong vận hành nền kinh tế bởi lĩnh vực nào cũng cần đến điện để đảm bảo sản xuất và kinh doanh.
Tự do hóa ngành Điện và sự tăng trưởng vượt bậc của nhiều doanh nghiệp trong ngành giúp cổ phiếu ngành điện ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Có nhiều các công trình điện cũng sẽ được đưa vào sử dụng trong thời gian tới làm cho sản lượng điện tăng lên. Dưới đây là danh sách cổ phiếu ngành điện và thông tin về những mã cổ phiếu ngành này. Cùng tìm hiểu nhé!
I. Tình hình phát triển của ngành điện
Nhóm ngành về điện là một trong những mã cổ phiếu nhận được nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì để đầu tư trong thời gian ngắn hạn thì cổ phiếu ngành điện sẽ có những biến động dựa trên các thời điểm tăng hay giảm nguồn năng lượng và tác động của tình hình trên thế giới..
Những lợi ích đầu tư có thể nhận được khi đầu tư vào ngành điện hiện nay
Nhóm ngành về điện là một trong những mã cổ phiếu nhận được nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì để đầu tư trong thời gian ngắn hạn thì cổ phiếu ngành điện sẽ có những biến động dựa trên các thời điểm tăng hay giảm nguồn năng lượng và tác động của tình hình trên thế giới.
Tiềm năng của cổ phiếu ngành điện sẽ thể hiện qua các yếu tố tích cực như sau:
- Nhóm ngành điện đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng tích cực, bắt đầu từ khi các hoạt động kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Sự gia tăng đáng kể trong lượng điện tiêu thụ được thể hiện rõ ràng khi các nhà máy sản xuất dần khôi phục hoạt động sau thời kỳ khó khăn. Đặc biệt, vào đầu năm 2023, hiện tượng La Nina kéo dài được kỳ vọng sẽ giúp các nhà máy thủy điện tích trữ nước, đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi cho sản xuất điện.
- Giá thanh toán toàn phần (FMP) cũng tăng trưởng nổi bật trong năm 2023, mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp ngành điện như REE, VSH hay VPD.
- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm đến 96% tổng sản lượng tiêu thụ điện. Dự báo đến năm 2025, có khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt điện ước tính khoảng 27,7 tỷ kWh trong giai đoạn 2023-2025. Với tình trạng này cùng sự gia tăng trong nhu cầu của các ngành, ngành điện dự kiến sẽ gặt hái lợi nhuận lớn trong thời gian tới.
Thực trạng thị trường điện trong và ngoài nước hiện nay
II. Các nhóm ngành điện tiềm năng
Điện than
Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu sản xuất điện, với ước tính cần lượng than từ 94 đến 127 triệu tấn/năm trong giai đoạn tiếp theo. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện than như POW, NT2, PGV, HND, QTP được dự đoán sẽ tiếp tục hưởng lợi từ hoạt động này đến năm 2035. Trong khi đó, giá than và giá khí có thể sẽ giảm nhẹ khi xung đột chính trị được giải quyết. Mặc dù giá khí từ Châu u không vượt quá mức 9,7 USD/triệu BTU, nhưng tiềm năng phát triển của nguồn năng lượng điện than và điện khí vẫn được kỳ vọng trong thời gian tới.
Điện khí LNG
Việc nhập khẩu khí thiên nhiên LNG cũng là một chiến lược cần thiết cho sản xuất điện, đặc biệt khi chi phí đầu tư cho nhà máy điện khí cao và liên quan đến các hợp đồng cung cấp giá trị lớn. Tuy nhiên, ngành này đối mặt với biến động không ổn định trong biên lợi nhuận do giá khí phụ thuộc vào giá dầu thế giới và có hạn chế về sản lượng tại các mỏ khí.
Năng lượng điện tái tạo
Năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió và điện năng lượng mặt trời đã có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2019 đến 2021, với tỷ lệ tăng trung bình là 18%/năm. Dự kiến đến năm 2030, quy mô của năng lượng tái tạo sẽ tăng lên mặc dù vẫn có những thách thức như khả năng tự chủ của điện năng lượng mặt trời chỉ đạt khoảng 60%; tình trạng quá tải lưới điện ở một số khu vực do tập trung quá nhiều nhà máy điện. Đối với điện gió, thời gian xây dựng và đưa vào vận hành khá lâu, đòi hỏi khoảng 7-11 năm.
III. Một số lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành điện
Chọn lựa đầu tư vào cổ phiếu ngành điện đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, có chiến lực và chủ đích. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi đưa ra quyết định đầu tư trong lĩnh vực này:
Phân loại cổ phiếu ngành điện
Ngành điện bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như xây lắp, điện than, điện khí, điện gió, thủy điện, nhiệt điện với những chính sách ưu đãi cũng như thị trường riêng. Bạn cần cân nhắc để lựa chọn.
Thời hạn đầu tư
Cổ phiếu ngành điện thích hợp cho đầu tư dài hạn bởi nó không phải là mảng tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian ngắn, đầu tư lướt sóng không phải là lựa chọn phù hợp.
Nhu cầu và giá cổ phiếu
Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ điện thường có liên quan với biến động giá cổ phiếu ngành điện. Nhu cầu tăng cao có thể dẫn đến tăng giá điện. Biết cách đánh giá cổ phiếu Đánh giá cổ phiếu dựa trên năng lực và nhu cầu của bản thân là rất quan trọng. Không nên mua theo hiệu ứng và cần lựa chọn thời điểm mua khi giá cổ phiếu thấp. Nhà đầu tư cần có nguyên tắc, biết cắt lỗ và chốt lời đúng thời điểm.
Bí quyết giúp bạn đầu tư cổ phiếu ngành điện hiệu quả, an toàn
III. Danh sách cổ phiếu ngành điện niêm yết trên các sàn chứng khoán
Danh sách các mã cổ phiếu ngành điện niêm yết trên sàn HOSE:
Danh sách các mã cổ phiếu ngành điện niêm yết trên Sàn HNX:
Danh sách các mã cổ phiếu ngành điện niêm yết trên Sàn UPCOM:
IV. TOP 5 Cổ phiếu ngành điện tiềm năng nhất trong năm 2023
1. POW - Mã chứng khoán của công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
POWđứng trong top 3 doanh nghiệp điện lực tại Việt Nam, sở hữu 8 nhà máy điện với công suất lên đến 4.208 MW và sản lượng hàng năm khoảng 21 tỷ kWh.
Các nhà máy tiêu biểu của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam nằm tại Cà Mau, Vũng Áng, Nhơn Trạch.
Mã chứng khoán POW trên sàn chứng khoán Việt Nam
2. REE - Công ty CP (Cổ phần) Cơ điện lạnh
REE sở hữu nhiều nhà máy điện ở các lĩnh vực khác nhau như thủy điện, điện gió, điện năng lượng mặt trời, và điện than. Góp phần không nhỏ vào tổng sản lượng điện quốc gia với khoảng 12 tỷ kWh. Doanh thi của nhóm năng lượng chiếm đến 63% tổng doanh thu của REE.
3. GEG - Công ty CP Điện Gia Lai
GEG bắt đầu phát triển từ những nhà máy thủy điện vừa và nhỏ và mở rộng sang năng lượng tái tạo từ năm 2018. Dự kiến công suất sẽ đạt 1.700 MW vào năm 2025, bao gồm thủy điện, điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối. GEG hiện sở hữu 14 nhà máy thủy điện, 5 nhà máy điện mặt trời, 34 hệ thống điện áp mái, và 3 nhà máy điện gió.
4. PC1 - Công ty CP Tập đoàn PC1
PC1 là tổng thầu EPC cho các dự án điện lớn trong nước và hướng đến trở thành top 5 khu vực Đông Nam Á. Dự báo hoạt động xây lắp điện của công ty sẽ phát triển 16% đến năm 2025, trong đó, năng lượng tái tạo là mảng mang lại doanh thu lớn với tổng công suất lên đến 400 MW. Ngoài lĩnh vực điện, PC1 còn đầu tư vào khai thác khoáng sản và bất động sản đất công nghiệp với mục tiêu lợi nhuận gộp lên đến 7%/năm.
Tựu chung, cổ phiếu ngành điện từ trước đến nay vẫn được xem là khá kén chọn nhà đầu tư, nhưng những thay đổi lớn về tự do hóa ngành điện đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong tương lai.
Trên đây là những phân tích rất chi tiết về các cổ phiếu ngành điện. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về các bctc, thông tin thị trường mới nhất của từng mã cổ phiếu tại ứng dụng TOPI. Chúc bạn đầu tư thành công!
Xem thêm: Đầu tư cổ phiếu là gì? Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới