Cách nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện vừa đảm bảo được dinh dưỡng của món ăn vừa giúp tiết kiệm thời gian cho những người bận rộn. Nếu chưa biết cách thực hiện để thu được thành phẩm mềm nhừ, hấp dẫn, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách nấu cháo móng giò tại nhà bằng nồi cơm điện siêu đơn giản, giúp gia đình có bữa ăn ngon miệng.
Cháo móng giò nấu bằng nồi cơm điện giúp phần móng mềm và thơm hơn.
1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu để nấu món cháo móng giò rất dễ tìm tại chợ hoặc siêu thị. Để nấu món cháo này cho 3 - 4 người lớn ăn với thành phẩm là 8 - 10 bát cháo, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:
Nguyên liệu tươi sống
Nguyên liệu khô
Gia vị
Gạo tẻ
300g
Đậu xanh
100g
Dầu ăn
1 muỗng canh
Móng giò
1 cái
Nấm hương/nấm khô
100g
Muối
2 thìa cà phê
Cà rốt
100g
Hạt sen khô
100g
Hạt nêm
1 muỗng canh
Hành lá, rau thơm, tía tô
2 - 3 nhánh mỗi loại
Tiêu
½ thìa cà phê
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện
2. Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, hãy tiến hành sơ chế theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo các nguyên liệu được tươi ngon, góp phần tạo nên thành phẩm hấp dẫn khi thực hiện cách nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện.
2.1. Sơ chế móng giò
-
Sơ chế móng giò: Dùng dao lam hoặc dao cạo cạo sạch lông, chà xát móng giò với muối trong khoảng 2 - 3 phút, xả sạch lại với nước để tránh mùi hôi. Sau đó ngâm móng trong nước muối loãng trong 5 phút, xả lại bằng nước lạnh rồi để ráo nước.
-
Chần móng giò: Vắt ½ quả chanh, đổ 1 muỗng muối vào 1 lít nước. Khi nước sôi, bỏ móng giò vào nồi, dùng đũa hoặc muôi chần qua móng giò trong 3 phút và vớt bỏ bọt nổi lên. Sau đó, rửa lại móng giò với nước lạnh để loại bỏ chất bẩn, giúp phần móng giò thơm ngon và đẹp mắt hơn khi nấu.
-
Chặt móng giò: Bạn chặt phần móng giò thành các khoanh vừa ăn.
Các bước sơ chế móng giò đơn giản mà sạch sẽ, khử mùi hôi tốt
2.2. Sơ chế gạo
-
Vo gạo: Đổ hết 300g gạo tẻ vào rổ và vo sạch khoảng 2 - 3 lần.
-
Ngâm gạo: Để hạt gạo được mềm và dễ nấu cháo hơn, hãy ngâm gạo trong nước khoảng 3 đến 4 tiếng trước khi nấu. Sau khi ngâm gạo xong, đổ gạo ra rổ để ráo nước.
-
Rang hoặc xay gạo: Rang gạo hoặc xay gạo sẽ giúp cháo thơm ngon và có độ sánh hơn khi ăn. Khi thực hiện cách nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện, nếu bạn muốn cháo nhuyễn mịn thì bạn nên xay gạo trước khi nấu, còn nếu muốn giữ nguyên hình dáng hạt gạo sau khi nấu thì nên rang gạo.
-
Rang gạo: Làm nóng chảo đến khi lòng chảo khô hoàn toàn. Đảo đều trên lửa nhỏ trong khoảng 5 - 10 phút đến khi gạo có mùi thơm, sau đó tắt bếp và để nguội. Rang gạo sẽ giúp hạt gạo được săn và thơm hơn.
-
Xay gạo: Dùng máy xay để xay nhuyễn hạt gạo thành bột mịn ở chế độ cao trong khoảng 2 - 3 phút.
-
Các bước sơ chế gạo đơn giản khi thực hiện cách nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện
2.3. Sơ chế những nguyên liệu kèm theo
-
Đậu xanh: Rửa sạch bằng nước và loại bỏ bụi bẩn, các hạt lép, hỏng và mốc ra ngoài. Sau đó ngâm đậu xanh trong nước khoảng 3 - 4 tiếng để giúp hạt nở đều và mềm thơm hơn khi nấu với cháo.
-
Hạt sen khô: Ngâm hạt sen trong nước ấm khoảng 1 - 2 tiếng để hạt sen được nở đều. Để hạt sen mềm và dễ nấu hơn, cần luộc sơ qua hạt sen khoảng 10 phút. Bạn có thể tận dụng nước luộc hạt sen để nấu cháo giúp bổ sung thêm dinh dưỡng cho món cháo móng giò.
-
Nấm hương/nấm khô: Cắt hết phần chân nấm và rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn. Ngâm nấm trong nước nóng (80 - 100 độ C) trong 15 - 20 phút, sau đó vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh để sạch và nấm được mềm hơn. Thái nấm thành các lát mỏng dẹt hoặc thái hạt lựu để nấm nhanh chín và dễ ăn.
-
Cà rốt: Gọt vỏ và cắt phần đầu sau đó rửa sạch cà rốt dưới nước lạnh. Thái cà rốt thành các miếng mỏng rồi thái nhỏ thêm thành hình hạt lựu.
-
Hành lá, rau thơm, tía tô: Loại bỏ phần rễ, lá hỏng và rửa sạch lại với nước, sau đó cắt nhỏ.
Sơ chế nguyên liệu để nấu cùng cháo móng giò bằng nồi cơm điện
3. Bước 3: Thao tác nấu cháo móng theo 2 cách bằng nồi cơm điện
Sau khi sơ chế các nguyên liệu, bạn có thể chế biến cháo móng giò theo 2 cách: ninh móng giò và cháo cùng lúc hoặc ninh móng giò riêng bằng nồi cơm điện rồi nấu cháo. Dưới đây là phần hướng dẫn chi tiết các bước cũng như lưu ý khi thực hiện cách nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện theo 2 cách sao cho thành phẩm thơm ngon nhất:
3.1. Ninh móng giò và cháo cùng lúc bằng nồi cơm điện
Ninh móng giò và cháo cùng lúc bằng nồi cơm điện sẽ tiết kiệm thời gian, công sức cho người nấu, phù hợp với người bận rộn nhưng vẫn muốn thưởng thức món cháo thơm ngon cũng như đảm bảo được bữa ăn dinh dưỡng cho gia đình. Bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn ninh móng giò và cháo cùng lúc bằng nồi cơm điện dưới đây:
Bước 1: Cho các nguyên liệu gạo, hạt sen, đậu xanh, cà rốt và cả móng giò vào nồi cơm điện
Bước 2: Cho khoảng 1 - 1,5 lít nước vào nồi (có thể tùy vào lượng gạo và dung tích nồi để điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp). Sau đó đổ 1 thìa dầu ăn vào nồi để ngăn bọt khí khi sôi khiến cháo bị trào ra ngoài.
Bước 3: Đậy kín nắp nồi và thao tác bật chế độ nấu tùy theo loại nồi cơm điện bạn đang sử dụng:
Bước 3.1: Đối với nồi cơm điện cơ: Bạn chỉ cần gạt cần gạt xuống chế độ Nấu/Cook.
Bước 3.2: Đối với nồi cơm điện tử:
-
Bấm Tính năng/Function và chọn chế độ nấu cháo thích hợp. Mỗi loại nồi có chế độ nấu, chương trình nấu khác nhau phụ thuộc vào cấu tạo và ký hiệu trên bảng điều khiển. Nồi cơm điện tử thông thường sẽ có 2 chế độ nấu sau đây:
-
Cháo Nguyên Hạt (Porridge): Chế độ này cho chất cháo mềm, mịn, nhưng vẫn giữ nguyên được hình dáng hạt gạo. Thời gian nấu trong khoảng từ 45 phút đến 1 giờ 15 phút.
-
Cháo Nhừ (Congee): Chế độ này giúp hạt gạo nhừ tơi, cấu trúc mềm mịn tương tự như bột trẻ em. Thời gian nấu khoảng từ 1 giờ 30 phút đến 4 giờ, bạn có thể điều chỉnh để cháo đạt độ sánh như mong muốn.
-
Chọn Tùy chọn gạo/Rice Type Option để chọn chế độ nấu thích hợp tùy thuộc vào loại gạo dùng để nấu cháo là gạo hạt ngắn,... Nếu nồi không có chế độ chọn loại gạo thì bạn có thể bỏ qua bước này.
-
Bấm Bắt đầu/Start để bắt đầu quá trình nấu cháo.
Các thao tác bấm nút nồi cơm điện tử SUNHOUSE dễ dàng
Bước 4: Sau khoảng 30 phút, khi nước trong nồi đã sôi, mở nắp nồi, hớt sạch bọt trên bề mặt. Sau đó khuấy đều để nguyên liệu chín đều và đậy nắp lại. Tiếp tục nấu cho đến khi nồi cơm chuyển sang chế độ "Ủ ấm/Warm".
Bước 5: Tiếp tục nấu cháo trong nồi khoảng 1 - 1,5 giờ để đảm bảo cháo, móng giò, hạt sen, và đậu xanh được chín nhừ. Trong quá trình này:
-
Với nồi cơm điện tử: Không cần kiểm tra và canh thời gian vì nồi cơm điện tử đã được tích hợp công nghệ cảm biến nhiệt thông minh giúp tự điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu.
-
Với nồi cơm điện cơ: Cách khoảng 5 - 10 phút, hãy mở nắp nồi và dùng muỗng để khuấy đều cháo. Nồi cơm điện cơ không có chức năng điều chỉnh nhiệt độ tự động như nồi cơm điện tử nên cần khuấy giúp cháo chín đều và không bị bén nồi.
Bước 6: Sau khi đã nấu chín cháo sườn bằng nồi cơm điện, cho vào nồi khoảng 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm, và ½ muỗng tiêu. Nêm nếm lại theo khẩu vị của bạn là đã hoàn thành bát cháo móng giò thơm ngon, đậm đà với cách nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện.
3.2. Ninh móng giò bằng nồi cơm điện trước khi nấu cháo
Ninh móng giò bằng nồi cơm điện trước khi nấu cháo giúp cho hạt cháo không quá nhừ, giúp cháo thêm ngon ngọt và sánh hơn. Cách nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện này mặc dù tốn thêm thời gian nhưng thành phẩm sẽ ngon hơn hẳn, phù hợp với những ai muốn nấu mềm móng giò và ngọt nước.
Bước 1: Chỉ cho móng giò vào nồi cơm điện, đổ ngập nước để hầm nhừ móng giò.
Bước 2: Đóng nắp nồi lại và bật chế độ nấu:
-
Với nồi cơm điện cơ: Gạt cần gạt xuống chế độ Nấu/Cook.
-
Với nồi cơm điện tử: Chọn chế độ Hầm (với nồi cơm điện tử có chế độ này) hoặc chế độ nấu cơm thông thường (với nồi cơm điện tử không có chế độ Hầm). Đặc biệt, nồi cơm điện tử được trang bị công nghệ cảm biến nhiệt thông minh sẽ giúp móng giò được mềm nhừ, chín đều và nước hầm thêm ngọt.
Dòng nồi cơm điện không có chế độ hầm, bạn vẫn có thể hầm móng giò bằng chế độ nấu cơm thông thường
Bước 3: Sau khoảng 30 phút, khi nước trong nồi đã sôi, bạn mở nắp nồi ra và sử dụng muỗng để vớt hết bọt trên bề mặt. Khuấy đều nước cùng móng giò trong nồi, rồi đậy nắp lại. Nấu đến khi nồi cơm chuyển qua chế độ "Ủ ấm/Keep warm" trong khoảng 15 - 20 phút.
Bước 4: Cho gạo và hạt sen, đậu xanh, cà rốt vào nồi cơm điện.
Bước 5: Bật lại chế độ Nấu/Cook khoảng 30 - 40 phút để chín nhừ cháo cùng các nguyên liệu khác. Sau đó chuyển sang chế độ Ủ ấm/Keep Warm để gạo và móng giò được hầm mềm nhừ hơn.
Bước 6: Sau khi thực hiện cách nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện, bạn cho thêm vào nồi 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm, và ½ thìa cà phê hạt tiêu (tùy sở thích). Bạn nêm nếm lại theo khẩu vị của mình để đảm bảo món cháo vừa ăn và ngon miệng là đã hoàn thành.
Bạn nêm nếm gia vị cho món cháo móng giò vừa miệng theo khẩu vị của mình là hoàn thành
4. Bước 4: Thưởng thức cháo móng giò nấu bằng nồi cơm điện
Sau khi nồi báo hiệu cháo chín, hãy kiểm tra và đảm bảo cháo đạt được độ đặc loãng cũng như hương vị như mong muốn. Hạt gạo nở đều tạo ra chất cháo trắng và sánh mịn, móng giò chín đều mềm thơm, giữ được độ ngọt tự nhiên và hương vị đậm đà. Bạn có thể bỏ thêm phần hành lá, mùi tàu cùng tía tô, quẩy vào bát cháo nóng rồi đảo đều sao cho hương vị hòa quyện và thơm ngon hơn.
Bát cháo móng giò sau khi hoàn thành có độ ngon ngọt tự nhiên từ móng giò và giàu dinh dưỡng cho gia đình.
Nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện là giải pháp giúp bạn thực hiện dễ dàng vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa giúp móng giò được chín mềm, hạt gạo nở đều hơn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể học cách nấu cháo móng giò bằng nồi cơm điện dễ dàng, nhanh chóng.
Nếu còn thắc mắc về cách nấu cháo móng giò, hãy bình luận ở phía bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!