Trước đây, khi khoa học chưa thực sự phát triển và các cuộc thám hiểm, khám phá vùng đất mới diễn ra không nhiều thì chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng, trên thế giới chỉ có “5 châu 4 bể”, tức 5 châu lục và 4 đại dương. Tuy nhiên hiện nay, điều này đã không còn đúng nữa. Và câu hỏi đặt ra là “ Có bao nhiêu châu lục trên thế giới ”. Để giải đáp cụ thể câu hỏi này, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
Có bao nhiêu châu lục trên thế giới
Sự hình thành các châu lục trên thế giới
Bề mặt Trái Đất có thể chia ra thành 7 mảng kiến tạo chính và nhiều mảng kiến tạo nhỏ. Sau khi siêu lục địa Pange phân rã thành từng mảng 200 triệu năm trước, Trái Đất đã hình thành nên các lục địa như ngày nay.
Các mảng kiến tạo có độ dày khoảng 100 km (60 dặm), bao gồm 2 loại vật liệu cơ bản là lớp vỏ đại dương (quyển sima) và lớp vỏ lục địa (quyển sial). Nằm dưới chúng là một lớp tương đối dẻo được gọi là quyển mềm (asthenosphere) chuyển động liên tục. Sự chuyển động của quyển mềm làm cho các mảng kiến dịch chuyển theo một tiến trình gọi là sự trôi dạt lục địa.
Có bao nhiêu châu lục trên thế giới hiện nay
Trên thế giới hiện nay có 6 châu lục, được bao quanh bởi 5 đại dương. Đây là nơi sinh sống của hơn 7.5 tỷ người và hơn 1.5 triệu loài động thực vật, côn trùng khác nhau.
- Các châu lục cụ thể là: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (Châu Úc), Châu Nam Cực.
- 5 Đại Dương bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương.
Các châu lục được bao quanh bởi 5 đại dương
Mỗi châu lục đều có diện tích hàng triệu km2 bao gồm nhiều quốc gia.
Danh sách 6 châu lục và các quốc gia trực thuộc mới nhất 2021
1. Châu Á (43.820.000 km2)
Là lục địa lớn nhất và đông dân nhất, chiếm tới 60% trong tổng số dân trên thế giới. Châu Á có 50 quốc gia và chia làm 6 khu vực bao gồm: Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Á, Nam Á và Tây Á.
- Trung Á: Tajikistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Uzbekistan.
- Đông Á: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ, Nhật Bản, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hàn Quốc, Đài Loan.
- Bắc Á: Liên bang Nga.
- Đông Nam Á: Brunei, Myanmar, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Philippines, Indonesia, Lào.
- Nam Á: Maldives, Afghanistan, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka.
Bản đồ các quốc gia ở châu Á
2. Châu Phi (30.370.000 km2)
Đây là lục địa nóng nhất thế giới với sa mạc Sahara nổi tiếng, chiếm 25% tổng diện tích của châu Phi. Châu Phi có 54 quốc gia và chia thành 5 khu vực, cụ thể là:
- Bắc Phi: Ai Cập, Maroc, Sudan, Algeria Libya, Tây Sahara Tunisia.
- Đông Phi: Burundi, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Malawi, Mauritius, Mozambique, Nam Sudan, Réunion (Pháp), Comoros, Djibouti, Rwanda, Seychelles, Somalia, Madagascar, Tanzania, Zambia, Zimbabwe, Uganda.
- Nam Phi: Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia, Swaziland.
- Tây Phi: Burkina Faso, Cape Verde, Gambia, Benin, Bờ Biển Ngà, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Mauritania, Nigeria, Niger, Liberia, Mali, Saint Helena, Leone, Senegal, Sierra Togo.
- Trung Phi: Cameroon, Angola, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Trung Phi, Guinea Xích đạo, Gabon, São Tomé và Príncipe, Cộng hòa dân chủ Congo, Chad.
Châu Phi là lục địa nóng nhất thế giới
3. Châu Mỹ (hơn 42.000.000 km2)
Châu Mỹ bao gồm lục địa Bắc Mỹ, lục địa Nam Mỹ và eo đất Trung Mỹ. Các quốc gia ở đây được phân loại chủ yếu dựa vào yếu tố chính trị và lịch sử, cụ thể như sau:
Các quốc gia của Châu Mỹ:
- Bắc Mỹ: Canada, Hoa Kỳ, Mexico. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới.
Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới
- Nam Mỹ: Argentina, Bolivia, Brasil, Chile, Colombia, Ecuador, Guyana, Paraguay, Perú, Suriname, Uruguay, Venezuela.
- Trung Mỹ: Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Costa Rica, Cuba, Dominicana, Dominicana, El Salvador, Grenada, Guatemala, Haiti, Honduras, Jamaica, Nicaragua, Panamá, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago.
4. Châu Nam Cực (14.000.000 km2)
Hình ảnh tại Châu Nam Cực
Đây là lục địa lạnh nhất, khô nhất và nhiều gió nhất trên thế giới với 98% diện tích châu lục bị bao phủ bởi lớp băng dày trung bình 1.9 km. Nơi đây không có dân cư trú, ngoại trừ các nhà khoa học sinh sống trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực (khoảng 1000 - 5000 người mỗi năm).
5. Châu Âu (10.180.000 km2)
Bản đồ các quốc gia Châu Âu
Là châu lục có nền kinh tế phát triển nhất thế giới với Liên minh châu Âu (liên minh kinh tế và chính trị lớn nhất trên thế giới), bao gồm 51 quốc gia và chia thành 4 khu vực.
- Bắc Âu: Estonia, Lithuania, phần Lan, Anh, Ireland, Iceland, Latvia, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển.
- Đông Âu: Moldova, Ba Lan, Romania, Slovakia, Belarus, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Nga, Hungary, Ukraine.
- Tây Âu và Trung Âu: Áo, Monaco, Thụy Sĩ, Bỉ, Đức, Liechtenstein, Hà Lan, Luxembourg, Pháp.
- Nam Âu: Hy Lạp, Herzegovina, Macedonia, Andorra, Bosnia, Montenegro, Serbia, Albania, Bồ Đào Nha, Tây Ban, Nha, Ý, Croatia, Malta, San Marino, Slovenia, Thành Vatican.
6. Châu Úc (9.008.500 km2)
Đây là châu lục ít dân cư nhất thế giới (trừ Nam Cực), chỉ chiếm 0,3% tổng dân số thế giới. Châu Úc có 14 quốc gia, bao gồm: Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Tonga, Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall, Fiji, Vanuatu, Quần đảo Solomon, Kiribati, Palau, Tuvalu, Nauru và Samoa (Tây Samoa). Tất cả đều là các quốc đảo ngoại trừ Australia.
Bản đồ thế giới các châu lục
1. Cách phác học bản đồ thế giới
- Cách 1: Dựa trên các ranh giới địa lý - đất và nước, cao nguyên và bán đảo, các vùng biển và đại dương để phân chia thế giới.
- Cách 2: Thông qua các ranh giới chính trị giữa các lục địa và quốc gia, đảo quốc và lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
- Cách 3: Dựng nên những không gian tưởng tượng vượt lên trên phạm vi không gian vật lý.
2. Các châu lục trên bản đồ
Các châu lục trên bản đồ thế giới
Vì sao lại nói Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới
Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới mức nhiệt thấp nhất từng được ghi nhận là - 89,2 °C (-128,6 °F) tại trạm Vostokt của Liên Xô ngày 21 tháng 7 năm 1983. Mức nhiệt này còn thấp hơn cả nhiệt độ của đá khô và Châu Nam Cực cũng chính là châu lục lạnh nhất thế giới, lạnh hơn cả Bắc Cực.
Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới
Lý do Châu Nam Cực lạnh nhất thế giới:
- Phần lớn lục địa này cao hơn 3.000 m (9.800 ft) so với mực nước biển và nhiệt độ giảm theo độ cao ở tầng đối lưu.
- Bắc Băng Dương bao phủ vùng cực Bắc giúp ngăn độ ấm tương đối của biển được truyền qua lớp băng nên Nam Cực có nhiệt độ thấp hơn Bắc Cực.
- Trái Đất đạt đến điểm viễn nhật vào tháng 7 (Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời là xa nhất trong mùa đông Nam Cực) và Trái Đất đạt điểm cận nhật vào tháng 1 (Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời là gần nhất vào mùa hè Nam Cực). Khoảng cách quỹ đạo cũng góp phần làm cho mùa đông ở Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực.
Vậy là labvietchem đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi “Có bao nhiêu châu lục trên thế giới ” rồi đó. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn đọc. Và để bài viết này hoàn thiện hơn, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.