Trả lời:
Rừng ngập mặn là hệ thống quần thể tập hợp các loại thực vật có khả năng chịu mặn cực tốt. Rừng ngập mặn thông thường phân bố tại các vùng ven biển. Trong rừng ngập mặm, hệ sinh thái gồm động vật và thực vật vô cùng đa dạng.
Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái cũng như là đời sống của con người, giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng như các tai biến thiên nhiên.
Rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc Huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Bên cạnh những đặc điểm chung, rừng ngập mặn của Việt Nam có những đặc điểm riêng.
Rừng ngập mặn của Việt Nam chủ yếu phân bố ở nơi đất thấp ven biển. Môi trường nước biển ngập chân, cây trong rừng ngập mặn của Việt Nam có rễ chùm to khỏe, rậm rạp,... Tại Việt Nam, rừng ngập mặn còn được gọi với cái tên là rừng đước. Vì thực vật ngập mặn chủ yếu của Việt Nam là cây đước.
Hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này thì Việt Nam là một trong những quốc gia đứng tốp đầu về diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển và chạy dọc theo các tỉnh và thành phố, chính vì vậy mà rừng ngập mặn ở Việt Nam được phân bố dọc khắp đất nước hình chữ S.
Ở Việt Nam có một số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng ngập mặn Rú Chà - Huế, rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam giang, rừng ngập mặn ở Cà Mau. Nổi bật trong số đó là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích nên tới khoảng 37.000ha. Nơi đây cũng được mệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á và được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000.
Tuy nhiên diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng, bị thu hẹp về diện tích và suy giảm hệ sinh thái do việc khai thác chặt phá rừng trái phép diễn ra phổ biến, và các ảnh hưởng của hiện tượng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu như gió bão, sóng biển…
CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG