Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.200 km nên các cảng biển đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Trong bài viết này, hãy cùng Thamico khám phá một số cảng biển lớn nhất tại Việt Nam.
1. Cảng Hải Phòng:
Vị trí: Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia lớn nhất miền Bắc nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An thành phố Hải Phòng. Vào năm 2022, nhờ những lợi thế đặc biệt cùng sự quản lý có hiệu quả của chính quyền địa phương, cảng Hải Phòng được Chính phủ xếp loại trở thành 1 trong 2 cảng biển loại đặc biệt tại Việt Nam.
Đặc điểm: Cảng Hải Phòng có 42 khu bến cảng và 21 cảng hàng hoá với tổng chiều dài là 3.567m, có khả năng tiếp nhận tàu siêu hạng đạt 40.000 DWT. Cảng có khả năng tiếp nhận 10 triệu tấn hàng hóa/năm. Nơi đây được xem là trung tâm thương mại và logistics quan trọng của khu vực Bắc Bộ.
Xem thêm: Lịch tàu hàng xuất LCL từ cảng Hải Phòng đi quốc tế của TMC
2. Cảng Bà Rịa - Vũng Tàu:
Vị trí: Nằm ở phía Đông Nam của Việt Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 125km, cảng Vũng Tàu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và vận tải của khu vực Nam Bộ.
Đặc điểm: Cảng biển Vũng Tàu có chức năng là cảng cửa ngõ và trung chuyển quốc tế. Mới đây vào ngày 30/3/2023, cảng đã tiếp nhận thành công siêu tàu container M/V OOCL SPAIN có chiều dài gần 400m, rộng 61,3m với sức chở 24.188 TEU. Đây là một trong những tàu lớn nhất thế giới và đồng thời là tàu container lớn nhất từ trước đến nay cập hệ thống cảng Việt Nam.
Tính đến nay cảng đã có 47 bến cảng; 3 bến phao neo và 10 cảng dầu khí ngoài khơi đang khai thác. Tổng chiều dài cầu cảng là 17,87km, trong đó có 5,657km chiều dài cầu cảng dùng cho container, cụ thể:
- Khu bến sông Dinh có 21 bến cảng
- Khu bến Thị Vải có 13 bến cảng
- Khu bến Cái Mép có 11 bến cảng nổi bật là cảng quốc tế Cái Mép CMIT, Tân Cảng - Cái Mép TCCT và TCIT, cảng Container quốc tế SP-SSA (SSIT), cảng GEMALINK,...
- Khu bến Côn Đảo có 1 bến cảng
- Khu bến Long Sơn có 1 bến cảng: Cảng Long Sơn
- 2 bến phao neo tại Vịnh Gành Rái và 1 bến phao neo trên sông Cái Mép
- Khu bến cảng dầu khí ngoài khơi gồm 10 cảng
3. Cảng Sài Gòn:
Vị trí: Cảng Sài Gòn nằm trên sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km về phía Đông Bắc. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, cảng đã thành công kết nối với các tuyến biển quốc tế, đặc biệt là với vịnh Thái Lan và các cảng biển trong khu vực Đông Nam Á.
Đặc điểm: Cảng Sài Gòn có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của miền Nam, đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cảng là chuỗi hệ thống các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Cảng Cát Lái, Tân Cảng Phú Hữu, Tân cảng Hiệp Phước, VICT, Tân Thuận, Bến Nghé, SPCT, SP-ITC.... Với tổng diện tích mặt bằng là 500.000m2 và 280.000m2 kho bãi, 3.000m cầu tàu, 30 bến phao.
Xem thêm:
- Lịch tàu hàng xuất LCL từ cảng Sài Gòn đi quốc tế của TMC
- Lịch tàu hàng xuất FCL từ cảng Sài Gòn đi quốc tế của TMC
4. Cảng Đà Nẵng:
Vị trí: Cảng Đà Nẵng nằm ở thành phố cùng tên và là cửa ngõ ra biển của khu vực Trung Bộ. Hiện tại thì cảng có 3 khu bến: Tiên Sa - Sơn Trà, Liên Chiểu và Thọ Quang.
Đặc điểm: Cảng Đà Nẵng là một trong những cảng biển quan trọng nhất ở miền Trung Việt Nam, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế và thương mại của khu vực này. Cảng Đà Nẵng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Thái Lan, Lào, Myanmar và Việt Nam. Đây cũng là cảng nước sâu và là điểm đến của các tuyến du thuyền quốc tế.
Xem thêm: Lịch tàu hàng xuất LCL từ cảng Đà Nẵng đi quốc tế của TMC
5. Phân loại cảng biển ở Việt Nam:
“Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 8/7/2022 công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam. Theo đó, các cảng biển này được phân loại như sau:
Cảng đặc biệt
(trên 90 điểm)
02 cảng
Cảng biển Hải Phòng
Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu
Cảng loại 1
(trên 70 điểm đến 90 điểm)
11 cảng
Cảng biển Quảng Ninh
Cảng biển Thanh Hóa
Cảng biển Nghệ An
Cảng biển Hà Tĩnh
Cảng biển Đà Nẵng
Cảng biển Quảng Ngãi
Cảng biển Bình Định
Cảng biển Khánh Hòa
Cảng biển Sài Gòn
Cảng biển Đồng Nai
Cảng biển Cần Thơ
Cảng loại 2
7 cảng
Cảng biển Quảng Bình
Cảng biển Quảng Trị
Cảng biển Thừa Thiên Huế
Cảng biển Bình Thuận
Cảng biển Đồng Tháp
Cảng biển Hậu Giang
Cảng Biển Trà Vinh
Cảng loại 3
14 cảng
Cảng biển Nam Định
Cảng biển Thái Bình
Cảng biển Quảng Nam
Cảng biển Phú Yên
Cảng biển Ninh Thuận
Cảng biển Bình Dương
Cảng biển Long An
Cảng biển Tiền Giang
Cảng biển Bến Tre
Cảng biển Sóc Trăng
Cảng biển An Giang
Cảng biển Vĩnh Long
Cảng biển Cà Mau
Cảng biển Kiên Giang
Trước đó, vào ngày 28/7/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2021/NĐ-CP quy định các tiêu chí phân loại cảng biển. Nghị định quy định việc đánh giá, phân loại cảng biển dựa theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm và được xác định cụ thể với từng tiêu chí. Trong đó:
Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng gồm:
- Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế.
- Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
- Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Cảng biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tiêu chí về quy mô được gồm:
- Cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển.
- Sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển.
Trên đây là danh sách cảng biển ở Việt Nam, Thamico hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.
Nếu bạn đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế, hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 84.28.3775 0888 hoặc chat trực tuyến tại website www.thamico.com để được tư vấn và báo giá trực tiếp. TMC rất mong nhận được sự ủng hộ của quý khách hàng.
Xem thêm:
- 10 hãng tàu lớn nhất Thế giới năm 2023
- Danh sách cảng biển lớn nhất thế giới