Dày Dạn hay Dày Dặn? nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết đâu mới là từ chuẩn chính tả tiếng Việt thì mời đọc ngay những phân tích trong bài viết dưới đây nhé!
Dày Dạn hay Dày Dặn các bạn sẽ nghĩ đâu mới là từ đúng chính tả tiếng Việt nào? Hãy cùng Megawyn.com khám phá xem từ nào đúng chính tả và ngữ cảnh sử dụng như nào nhé!
Dày Dạn Hay Dày Dặn Là Từ Đúng Chính Tả?
Đáp án: Dày Dạn và Dày Dặn đều là từ đúng, nhưng khác nghĩa và ngữ cảnh sử dụng.
Dày Dạn là gì?
Dày Dạn là bản thân trở nên cứng cỏi do chịu đựng , từng trải qua khó khăn thử thách.
Trong đó:
Dày: nhiều lớp xếp lên nhau, hay ý chỉ có nhiều kinh nghiệm.
Dạn: cứng cỏi, trưởng thành hơn.
Ghép lại có nghĩa là: nhiều kinh nghiệm trở nên cứng cỏi, trưởng thành hơn trước khó khăn giông bão.
Ví dụ:
- Chú công an dày dạn kinh nghiệm phá vỡ các đường dây buôn ma túy.
- Mẹ tôi thường nói: đi nghĩa vụ cho nó dày dạn, trưởng thành hơn.
Dày Dặn là gì?
Dày Dặn là tính từ chỉ độ bền chắc, dày, của một vật thể.
Trong đó:
Dặn: ở mức đủ hoặc đầy đủ.
Dày+ Dặn= nhiều lớp xếp lên nhau ở mức vừa đủ để tạo độ bền chắc chắn.
Ví dụ:
- Mua cái áo dày dặn một tí, áo mỏng quá dễ rách.
- Mùa đông rồi, đắp chăn dày dặn cho nó ấm.
Nguyên nhân nhầm lẫn chính tả DÀY DẠN và DÀY DẶN
Do âm a và ă khó phân biệt, khi đọc ta sẽ không thấy khác nhau là mấy, ở độ tuổi như học sinh tiểu học chưa thể hiểu hết được các âm như vậy rất dễ nhầm lẫn.
Ngữ cảnh sử dụng dày dạn và dày dặn khác nhau. Dày dạn ý chỉ về kinh nghiệm, sự cứng cỏi vượt qua những khó khăn thử thách, còn dày dặn chỉ độ dày độ bền của vật thể.
Kết luận
Bài viết trên của Megawyn.com đã giúp bạn phân tích nghĩa của 2 cụm từ Dày Dạn hay Dày Dặn một cách dễ hiểu. Hãy nhớ 2 từ này có ngữ cảnh sử dụng hoàn toàn khác nhau. Chia sẻ tới mọi người xung quanh cũng là cách ta giao lưu kiến thức với nhau để tạo ra một hệ tiếng việt giàu đẹp. Chúc bạn thành công!