Đông Nam Bộ là một tiểu vùng của miền Nam Bộ và bao gồm nhiều tỉnh thành khác nhau. Vậy cụ thể thì miền Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành và đó là những tỉnh thành nào? Diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và dân tộc ở miền Đông Nam Bộ có đặc điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về miền Đông Nam Bộ ngay trong bài viết dưới đây!
1. Khái quát về miền Đông Nam Bộ
1.1. Diện tích
Trước khi tìm hiểu miền Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành thì hãy xem diện tích của khu vực này như thế nào. Đông Nam Bộ là một trong 2 tiểu vùng của Nam Bộ và nằm ở phía Nam của đất nước. Tổng diện tích của miền Đông Nam Bộ là 23,6 nghìn km2 và thuộc khu vực ven biển, có sông, đầm lầy, rừng rậm bao phủ.
Ngoài ra, Đông Nam Bộ còn giáp với:
- Phía tây và phía Tây Bắc: Giáp Campuchia
- Phía Nam và phía Tây Nam: Giáp Đồng bằng sông Cửu Long
- Phía Đông và phía Đông Nam: Giáp biển Đông
- Phía Bắc và phía Đông Bắc: Giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
1.2. Dân số
Dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam thì vùng Đông Nam Bộ có dân số vào khoảng 14 triệu người (năm 2009), tức chiếm khoảng 16,34% dân số cả nước. Tuy nhiên, tới năm 2022, dân số vùng Đông Nam Bộ đã tăng lên đáng kể, vào khoảng 18,8 triệu người, chiếm 18,9% dân số cả nước.
Như vậy có thể thấy, tốc độ tăng dân số của miền Đông Nam Bộ rất cao, thậm chí là cao nhất cả nước. Bên cạnh đó, mật độ dân số tại miền Đông Nam Bộ cũng khá cao, khoảng 795 người/km2/
1.3. Đặc trưng kinh tế
Vùng Đông Nam Bộ không chỉ có đóng góp lớn với nền kinh tế của Nam Bộ mà còn với cả nền kinh tế của đất nước. Cơ cấu kinh tế Đông Nam Bộ rất đa dạng, phát triển đều cả về công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, thủy sản và cả dầu khí.
Hiện nay, tại Đông Nam Bộ đang tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn như: Khu công nghiệp Biên Hòa, khu công nghiệp VSIP, khu công nghiệp Amata,… Qua đó đưa Đông Nam Bộ trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu của nước ta.
Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ còn có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như: Mũi Né, Vũng Tàu, Phan Thiết,… thu hút được cả du khách trong nước và quốc tế. Từ đó giúp ngành du lịch trở thành một trong các ngành kinh tế quan trọng của vùng.
Vì phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông đã tạo điều kiện cho Đông Nam Bộ phát triển ngành chăn nuôi và đánh bắt thủy sản. Vùng hiện đang sở hữu nhiều cảng cá và trại nuôi thủy sản lớn. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng đặc biệt phát triển và trở thành một trong các vùng đất trồng cây ăn trái như: Xoài, dừa, chôm chôm, măng cụt,… lớn nhất nước ta.
Tại Đông Nam Bộ, đặc biệt là vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có rất nhiều giếng dầu khí. Do đó, ngành khai thác dầu khí rất phát triển và đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia.
1.4. Văn hóa
Văn hóa của vùng đất này rất đa dạng, phong phú và đặc sắc. Trong đó, nghệ thuật dân gian của miền Đông Nam Bộ như: Cải lương, nhạc tài tử, hát bội, múa rối nước, múa lân, múa chầu,… rất nổi danh và được xem là nét đặc trưng nhất của văn hóa nơi đây. Bên cạnh đó, miền Đông Nam Bộ còn có các di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng như: Hát văn, hát xẩm, ca trù và bài chòi.
Sở dĩ miền Đông Nam Bộ có sự đa dạng về văn hóa như vậy là bởi đây là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc với những nét văn hóa khác nhau như Kinh, Chăm, Khmer,…
1.5. Dân tộc
Ngoài người Kinh chiếm đa số thì tại miền Đông Nam Bộ còn có nhiều dân tộc bản địa và nhập cư khác, ví dụ như: Hoa, Chăm, Khmer, Tày, Nùng, Chơro, Mạ, Stiêng, Mường,… Các dân tộc đều đã cư trú tại vùng Đông Nam Bộ từ lâu đời và vẫn giữ được các nét văn hóa đặc trưng riêng của mình.
2. Miền Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành?
Có khá nhiều người chưa nắm được miền Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành và cụ thể đó là những tỉnh thành nào. Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ có 06 đơn vị hành chính cấp tỉnh và thành phố. Cụ thể:
- 01 thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh
- 05 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh
Trong đó, TPHCM có đông dân cư nhất và nền kinh tế cũng phát triển nhất. Tuy nhiên, tỉnh Bình Phước lại có diện tích lớn nhất trong các tỉnh thành phố tại miền Đông Nam Bộ.
3. Các địa điểm du lịch ở miền Đông Nam Bộ đẹp, được nhiều người ghé thăm
3.1. Thành phố Hồ Chí Minh
Nếu có dịp tới miền Đông Nam Bộ bạn đừng quên dành thời gian để khám phá thành phố Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là thành phố lớn nhất cả nước với nền kinh tế phát triển vượt bậc mà còn là một địa danh du lịch tuyệt vời.
Tại TPHCM có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như: Nhà thờ Đức Bà, địa đạo Củ Chi, tòa nhà Landmark 81, chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ,… Bên cạnh đó, ẩm thực của TPHCM cũng cực kỳ phong phú và đa dạng, dễ dàng chinh phục mọi du khách khó tính nhất.
3.2. Núi Bà Đen (Tây Ninh)
Núi Bà Đen - nóc nhà Đông Nam Bộ nằm ở tỉnh Tây Ninh là một điểm du lịch quen thuộc với rất nhiều du khách, nhất là những người yêu thích hoạt động leo núi. Khi tới với núi Bà Đen du khách còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi và tham gia cắm trại. Không gian nơi đây cũng rất trong lành, thoáng mát và dễ chịu.
3.3. Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)
Tại tỉnh Tây Ninh còn có một địa điểm du lịch nữa cũng cực kỳ nổi tiếng, đó là hồ Dầu Tiếng. Nơi đây nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên yên bình, tự nhiên. Đến với hồ Dầu Tiếng bạn sẽ được ngắm nhìn dòng nước trong xanh, phẳng lặng, những thảm cỏ tươi tốt, núi non trùng điệp.
Địa điểm này được đánh giá là nơi lý tưởng cho những ai đang muốn “trốn” khỏi cuộc sống xô bồ, ồn ào nơi phố thị, thích hợp để câu cá, cắm trại hay tổ chức tiệc BBQ cùng bạn bè, gia đình.
3.4. Khu du lịch Hồ Mây (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Vào các dịp cuối tuần hay nghỉ lễ bạn cũng có thể tới với khu du lịch Hồ Mây tại Bà Rịa - Vũng Tàu để vui chơi, nghỉ dưỡng. Quy mô khu du lịch khá lớn và có rất nhiều hoạt động giải trí thú vị cho cả người lớn lẫn trẻ em. Không khí tại khu du lịch Hồ Mây cũng rất trong lành, mát mẻ, dễ chịu. Tuy nhiên, giá vé vào cửa có phần hơi cao.
3.5. Khu du lịch Thủy Châu (Bình Dương)
Là khu du lịch nằm ở Bình An, Dĩ An, Bình Dương. Rất nhiều du khách tìm tới khu du lịch này vào ngày nghỉ lễ hay cuối tuần vì không gian nơi đây rất rộng rãi, thoái mát lại có nhiều hoạt động vui chơi và dịch vụ chất lượng. Hơn nữa, khung cảnh tại khu du lịch Thủy Châu rất đẹp, đặc biệt thích hợp cho những ai muốn check-in.
3.6. Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai)
Nếu bạn yêu thích hoạt động khám phá thiên nhiên thì có thể ghé thăm vườn Quốc gia Nam Cát Tiên tại tỉnh Đồng Nai. Tại đây bạn sẽ có dịp được tìm hiểu sâu hơn về hệ động thực vật đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong vườn Quốc gia Nam Cát Tiên có thảm thực vật rất phong phú cùng nhiều loài động thực vật quý hiếm, được bảo tồn cấp quốc gia.
Trên đây là giải đáp cho những ai đang thắc mắc miền Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành. Có thể thấy, dù không có nhiều tỉnh thành nhưng Đông Nam Bộ lại cực kỳ phát triển về kinh tế và có cơ cấu kinh tế cực kỳ đa dạng.
XEM THÊM
- Miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành? Các địa điểm du lịch miền Tây nổi tiếng
- Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng
- Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh thành? Gồm các tỉnh thành nào?