Ngành Thuế và cán bộ công chức Thuế là những nhân sự của bộ máy nhà nước. Họ cũng có đồng phục để nhận diện ngành. Những bộ đồng phục của cán bộ công chức Thuế mang những nét riêng, độc đáo và khác biệt. Nếu bạn quan tâm đến ngành Thuế, bạn không nên bỏ qua bài viết về đồng phục công chức Thuế dưới đây do UB Academy biên soạn.
1. Giới thiệu chung về công chức Thuế
Làm việc trong ngành thuế là các cán bộ công chức thuế. Họ là người triển khai thực hiện hệ thống chính sách thuế, nhằm làm cho hệ thống thuế được thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời nhất, phát huy được các vai trò của thuế đối với Nhà nước và nền kinh tế, xã hội.
Chính sách thuế của Nhà nước dù hợp lý và hiệu quả nhưng cũng sẽ chỉ nằm yên trên giấy tờ nếu không có những cán bộ thuế tận tụy, hết lòng với công việc.
Không chỉ tận tâm, họ còn phải là người cán bộ giỏi giang, biết bắt kịp với những thay đổi, điều tiết trong chính sách thuế của Nhà nước. Đồng thời, họ lại biết giải thích cho những người khác cùng hiểu để chấp hành nghiêm túc.
Cơ quan thuế là cơ quan nhà nước, cán bộ thuế là công chức nhà nước nên trước hết họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của một công chức nhà nước thông thường.
Cán bộ công chức Thuế cũng có đồng phục để nhận diện ngành. Những bộ đồng phục được xem là nét đẹp của ngành Thuế Việt Nam.
2. Quy định cấp phát đồng phục mỗi năm
- Lễ phục: 02 bộ/5 năm.
- Nam: 01 quần, 01 áo dài tay, 01 áo cộc tay.
- Nữ: 01 quần, 01 váy, 01 áo dài tay, 01 áo cộc tay.
- Áo sơ mi mặc trong bộ lễ phục dùng cho cả nam và nữ: 01 chiếc/2 năm (năm đầu được cấp 02 chiếc).
- Áo, quần thu - đông: 01 bộ/2 năm (năm đầu được cấp 02 bộ).
- Áo sơ mi mặc trong bộ trang phục thu - đông dùng cho cả nam và nữ: 01 chiếc/1 năm (năm đầu được cấp 02 chiếc).
- Áo chống rét may theo kiểu măng tô san cấp cho công chức nam và nữ công tác tại vùng khí hậu lạnh theo quy định của Chính phủ: 01 chiếc/3 năm.
- Áo, quần xuân - hè: 01 bộ/1 năm (năm đầu được cấp 02 bộ).
- Nam: 01 áo cộc tay, 01 quần.
- Nữ: 01 áo cộc tay, 01 quần, 01 váy.
- Mũ kê pi, mũ mềm: 02 chiếc/5 năm.
- Cravát (caravat): 01 chiếc/3 năm.
- Giày da: 01 đôi/1 năm.
- Tất chân: 02 đôi/1 năm.
- Thắt lưng: 01 chiếc/2 năm.
- Phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu: Khi hỏng thì đổi.
3. Quy định trang phục mỗi mùa
Ngày 15/04/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 593/QĐ-TTg về phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức, viên chức ngành Thuế.
Theo đó, từ ngày 15/04/2013, áp dụng thống nhất trong cả nước trang phục dành cho công chức, viên chức ngành Thuế, bao gồm: lễ phục. áo quần xuân - hè, áo quần thu - đông, mũ, cà vạt, giày, tất, thắt lưng.
Riêng áo xuân - hè đối với nam có màu vàng kem, may theo kiểu dài thân, cộc tay, có 2 túi ngực nổi ngoài có nắp, giữa túi có gân nổi, thân sau có cầu vai, áo xuân - hè đối với nữ có màu vàng chanh, cộc tay, thân trước và sau bổ 2 mảnh theo chiều dọc thân tạo dáng mềm mại, nữ tính, áo may gấp lượn tôm 5 cm.
Quần xuân - hè dùng cho nam và nữ đều có màu xanh đen may kiểu âu phục, juýp dùng cho nữ có màu xanh đen, dài chấm gối và xẻ thân say với dáng ôm.
Vào mùa thu - đông, công chức, viên chức ngành thuế sẽ được trang bị thêm áo khoác ngoài kiểu dáng vest và áo chống rét…
Ngoài ra, công chức, viên chức ngành thuế còn được cấp phát biển hiệu để đeo trên áo. Biển hiệu có màu vàng, được làm bằng kim loại, bề mặt phủ nhựa trong suốt, có in hình biểu tượng ngành thuế hình tròn, ở giữa in họ, tên công chức bằng chữ in hoa, màu tím đen, bên dưới ghi chức danh…
Lưu ý
Theo Điều 2 Thông tư 85/2013/TT-BTC Nghiêm cấm công chức và người hợp đồng lao động đang công tác trong ngành thuế theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP cho mượn hoặc sử dụng phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu đã được cấp vào mục đích khác.
Kiểu dáng và việc quản lý sử dụng trang phục đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2013.
4. Ý nghĩa mẫu đồng phục của ngành thuế
Đồng phục của một ngành nghề đơn vị nào đó đều mang ý nghĩa riêng biệt và là đặc điểm nhận diện của chính đơn vị đó. Đồng phục ngành thuế cũng mang ý nghĩa của ngành nghề quan trọng bậc nhất của một nước này.
4.1. Kiểu dáng làm nên đặc trưng của đồng phục ngành thuế
Kiểu dáng của một bộ đồng phục không chỉ làm nên văn hóa của một đơn vị mà bên cạnh đó còn là đặc trưng của ngành. Đồng phục của ngành thuế có những nét riêng từ kiểu dáng thiết kế mang bản sắc riêng biệt.
Từ đây khi nhìn vào một công chức chúng ta cũng có thể biết rằng đây là cán bộ thuế. Mà theo cách nói của ngành truyền thông đây còn là cách nhận diện thương hiệu hiệu quả. Quy cách thường gặp nhất của ngành là áo sơ mi trắng ngắn tay chỉnh tề, nghiêm túc.
Đồng phục ngành thuế mang ý nghĩa đại diện cho ngành
Ngoài kiểu dáng thường nhật mà ngành quy định, đồng phục của nhân sự ngành thuế còn khá đa dạng, phân theo mùa tạo nên điểm nhấn riêng cho ngành.
4.2. Màu sắc tạo nên tính trang trọng, lịch sự
Môi trường làm việc của ngành thuế mang tính chất quan trọng đối với cả nhà nước lẫn người dân nên tạo một môi trường chuyên nghiệp là điều cần thiết. Kiểu dáng đặc trưng cùng màu sắc trang trọng lịch sự sẽ vừa vặn đảm bảo cho không gian đòi hỏi tính chuẩn mực cao.
Màu sắc nhã nhặn giúp cán bộ tạo ấn tượng tốt hơn với người dân nhưng cũng đảm bảo sự chuyên nghiệp uy tín cần có. Trong ngành này màu sắc trắng, xanh, kem là được ưa chuộng hơn cả vì là màu gần gũi với những người làm công tác vì nhân dân, đủ lịch sự, đủ uy tín và đủ nhã nhặn.
Màu sắc còn là một điểm nhấn cho trang phục và nhận diện thống nhất cùng với các biểu tượng của ngành. Nhìn vào nó người ta có thể mường tượng ra đây là màu sắc đặc trưng của một lĩnh vực nào đó.
4.3. Phụ kiện đi kèm đồng phục ngành thuế
Phụ kiện đi kèm cũng là một phần mang ý nghĩa quan trọng đối với hình ảnh đồng phục ngành thuế. Các phụ kiện phổ biến bao gồm: thắt lưng, caravat, mũ kêpi, mũ mềm, tất chân, giày da, cấp hiệu, biển hiệu,…
Đây sẽ là những phụ kiện đi kèm khi ta mặc đồng phục ngành thuế, chúng sẽ được đi cùng đồng nhất với bộ đồng phục cùng phân. Các phụ kiện này là vật gắn liền tạo nên sự chỉnh chu, chuyên nghiệp và góp phần tăng khả năng nhận diện của ngành.
5. Nguyên tắc khi mặc đồng phục ngành thuế
Nguyên tắc khi mặc đồng phục của ngành thuế cũng không hề phức tạp chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Mặc đồng phục đúng như quy cách quy định, đúng số lượng, đúng phụ kiện đi kèm
- Các bộ lễ phục chỉ mặc khi có dịp lễ theo quy định
- Không cắt ngắn, chỉnh sửa thay đổi đồng phục ngành
- Không mặc đồng phục của ngành, các phụ kiện đi kèm để thực hiện các mục đích khác
- Không cho người khác mượn đồng phục, phụ kiện để thực hiện các mục đích khác
Khi khoác lên người đồng phục ngành thuế cần phục sự chức trách
6. Tiêu chí khi chọn chất liệu vải may đồng phục ngành thuế
Tiêu chí lựa chọn chất liệu vải để may đồng phục cho cán bộ ngành thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến yếu tố thẩm mỹ, độ bền, khả năng sử dụng và đáp ứng nhu cầu sử dụng của chất liệu.
- Đồng phục yêu cầu có độ bền, độ thẩm mỹ cao
Ngành thuế được xem là một ngành có uy vọng lớn thế nên đồng phục ngành thuế cũng cần được đầu tư xứng tầm. Các chất liệu có thể đảm bảo những yêu cầu về độ bền độ thẩm mỹ sẽ đều nằm trong bảng đề cử.
Lựa chọn chất liệu may đồng phục ngành thuế đảm bảo ý nghĩa
- Khả năng sử dụng
Trang phục không chỉ để nhận diện, làm đẹp và bảo vệ sự riêng tư của người mặc mà còn phải đảm bảo mang lại sự thoải mái cho người mặc. Các đặc tính như thấm hút mồ hôi, mềm mại, co giãn dễ hoạt động chính là điểm cộng.
- Mục đích của đồng phục
Tùy theo đồng phục được may phục vụ cho mùa nào mà ta có thể chọn chất liệu vải cho phù hợp. Mỗi mùa thời tiết sẽ có sự khác nhau đặc biệt là thời tiết Bắc Bộ có mùa hè nóng và mùa đông lạnh lẽo.
7. Tham khảo giá may đồng phục ngành thuế
Giá may đồng phục của ngành thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau có thể dao động từ vài trăm nghìn. Các yếu tố này có thể kể đến như:
- Chất liệu vải may đồng phục
- Mẫu mã kiểu dáng đồng phục
- Số lượng đồng phục
- Đơn vị đặt may
Để biết được giá chính xác thì các đơn vị ban ngành có thể gọi đến các đơn vị này để tham khảo và có thêm lựa chọn.
Giá may đồng phục ngành thuế có nhiều biến động
8. Những phương pháp sử dụng và bảo quản áo đồng phục được bền đẹp
Để đồng phục của ngành luôn được bền đẹp thì ngoài việc lựa chọn chất liệu khi may chúng ta còn cần có cách sử dụng và bảo quản đúng. Một số mẹo giúp bạn giữ được vẻ bền đẹp cho đồng phục ngành thuế như sau:
- Giặt quần áo bằng tay
Đây là biện pháp được chuyên gia khuyên dùng giúp quần áo ít bị tác dụng lực và giữ được độ bền lâu hơn.
Nếu không có thời gian và bắt buộc phải giặt máy thì cần lựa chọn chế độ giặt nhẹ, lấy hết phụ kiện trước khi giặt,… và thực hiện các yêu cầu cần thiết khi giặt máy.
- Phân loại quần áo khi giặt
Không giặt đồng phục chung với các loại quần áo màu, quần áo dễ ra màu tránh ảnh hưởng màu sắc quần áo.
- Không sử dụng hóa chất tẩy
Không nên dùng hóa chất có tính tẩy mạnh để giặt đồng phục tránh làm mòn và ảnh hưởng màu quần áo.
- Phơi quần áo nơi khô ráo thoáng mát
Giặt và phơi ngay sau khi mặc và cần phơi nơi thoáng gió ánh nắng râm mát. Không nên phơi nơi nắng gắt làm quần áo không bền màu.
9. Bộ ảnh đồng phục công chức Thuế mới nhất
Ảnh minh họa Đồng phục công chức Thuế cho cán bộ nữ
Bộ đồng phục của cán bộ công chức Thuế là nét đẹp riêng của ngành Thuế - một ngành mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Nếu bạn đam mê với ngành Thuế, muốn trở thành cán bộ của ngành, bạn có thể tham khảo các khóa luyện thi công chức Thuế do UB Academy tổ chức giảng dạy để ứng tuyển trong đợt tuyển dụng số lượng lớn của ngành. Để trở thành công chức Thuế không khó, nếu bạn biết cách ôn luyện và thực sự mong muốn một công việc ổn định.
Đừng quên theo dõi chuyên mục điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành.