1. Đường đôi là gì? Khác gì đường hai chiều?
Đường đôi được hiểu là đường mà chiều đi và chiều về được phân biệt với nhau bởi dải phân cách căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT và khoản 3.11 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT,
Dải phân cách giữa đường đôi được đặt cố định, thắt chặt hoặc có thể vận động, di chuyển. Mồi chiều đi và về trên đường đôi có thể chia thành nhiều làn đường khác nhau dành cho các loại phương tiện tham gia lưu thông trong cùng một hướng với nhau.
Tuy nhiên, nếu chiều đi và chiều về được phân biệt bằng vạch sơn thì đó không được xác định là đường đôi.
Hiện nay, người tham gia giao thông thường có sự nhầm lẫn giữa đường đôi với đường hai chiều.
Theo khoản 3.10 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT, đường hai chiều được định nghĩa là đường dùng chung cho cả chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không có dải phân cách ở giữa.
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản để phân biệt đường đôi và đường hai chiều chính là dải phân cách, cụ thể:
- Đối với đường đôi: Chiều đi và chiều về được phân cách bằng dải phân cách.
- Đối với đường hai chiều: Các chiều lưu thông của phương tiện trên đường được phân cách bằng vạch sơn kẻ đường, không có dải phân cách.
2. Biển nào báo hiệu đường đôi?
Căn cứ theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường đôi gồm có:
- Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi (ký hiệu là W.235)
Biển báo này có tên gọi chính xác là Biển báo đường đôi. Biển báo này được đặt để thông báo cho người tham gia giao thông biết sắp phải điều khiển phương tiện đi trên đoạn đường đôi, có dải phân cách ở giữa. Trong nội thành và nội thị thì có thể sẽ không đặt biển báo này.
Biển báo này thường được lắp đặt ở đầu đoạn đường, tại vị trí thuận lợi cho người lái xe có thể dễ dàng quan sát. Điều này để đảm bảo người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể kịp thời điều kiện phương tiện theo đúng quy định.
- Biển báo kết thúc đường đôi (ký hiệu là W.236):
Biển báo này được sử dụng với mục đích báo cho người điều khiển phương tiện là sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bởi dải phân cách cứng, đường hai chiều được phân chia bởi vạch sơn thì không phải đặt biển này.
Trong nội thành và nội thị thì có thể sẽ không đặt biển báo này.
3. Gặp biển báo hiệu đường đôi phải đi thế nào?
Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, các phương tiện tham gia giao thông sẽ bị giới hạn vận tốc khi đi trên đường đôi, do đó khi gặp biển báo hiệu đường đôi thì người điều khiển phương tiện cần phải lưu ý về tốc độ tối đa khi lưu thông như sau:
- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới trong khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc):
- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc):
- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (ngoại trừ đường cao tốc):
4. Chạy quá tốc độ khi đi vào đường đôi bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu người điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ khi đi vào đường đôi sẽ bị xử phạt như sau:
Trên đây là những thông tin về Biển nào báo hiệu đường đôi cùng các thông tin liên quan đến đường đôi.