Đường đôi là gì? Gặp biển báo hiệu đường đôi, di chuyển thế nào cho đúng luật? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Đường đôi là gì?
Theo khoản 3.11 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT quy định thì đường đôi là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).
2. Hai loại biển báo hiệu đường đôi người tham gia giao thông cần biết
Tại QCVN 41:2019/BGTVT quy định thì biển báo hiệu đường đôi bao gồm biển báo hiệu bắt đầu đường đôi (W.235) và biển báo kết thúc đường đôi (W.236).
2.1. Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi (biến báo số hiệu W.235)
Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi mang số hiệu W.235 với tên gọi chính xác là: Biển báo đường đôi. Loại biển báo này được đặt để thông báo cho người lái xe tham gia giao thông biết sắp phải điều khiển phương tiện đi đến đoạn đường hai chiều có dải phân cách ở giữa. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
Biển báo bắt đầu đường đôi thường được lắp đặt tại đầu đoạn đường và ở vị trí thuận lợi để người lái xe dễ quan sát thấy. Điều này nhằm đảm bảo người lái xe tham gia lưu thông trên đường có thể kịp thời điều khiển phương tiện đúng theo quy định.
2.2. Biển báo kết thúc đường đôi (biến báo số hiệu W.236)
Để báo trước sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng, đặt biển số W.236 "Kết thúc đường đôi". Đường hai chiều được phân chia bằng vạch sơn không phải đặt biển này. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
3. Gặp biển báo hiệu đường đôi, di chuyển thế nào cho đúng luật?
Căn cứ theo Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, các phương tiện sẽ bị giới hạn tốc chạy xe trên đường đôi, do đó người tham gia giao thông lưu ý về tốc độ tối đa như sau:
Tốc độ tối đa cho phép trong khu đông dân cư
Loại xe
Tốc độ tối đa trên đường đôi
- Ô tô
- Xe mô tô hai bánh, ba bánh
- Máy kéo
- Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô
60km/h
Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu đông dân cư
Loại xe
Tốc độ tối đa trên đường đôi
Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải đến 3,5 tấn
90km/h
Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)
80 km/h
Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)
70 km/h
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.
60 km/h
Tốc độ tối đa cho phép với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy
Loại xe
Tốc độ tối đa trên đường bộ
- Xe máy chuyên dùng
- Xe gắn máy (kể cả xe máy điện)
- Các loại xe tương tự
Không quá 40km/h
4. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ trong đường đôi
Phương tiện
Tốc độ vượt quá
Mức phạt
Xe máy
Từ 05 - dưới 10 km/h
300.000 - 400.000 đồng
(Điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP))
Từ 10 - 20 km/h
800.000 - 01 triệu đồng
(Điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP))
Từ trên 20 km/h
04 - 05 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng
(Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Ô tô
Từ 05 - dưới 10 km/h
800.000 - 01 triệu đồng
(Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Từ 10 - 20 km/h
04 - 06 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe 01 - 03 tháng
(Điểm i khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP))
Từ trên 20 - 35 km/h
06 - 08 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng
(Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Từ trên 35 km/h
10 - 12 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng
(Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong - App tra cứu mức phạt giao thông:
Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY
Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY
Hoặc Quét mã QR dưới đây: