Hiệu điện thế được chia thành các cấp điện áp, bao gồm: điện hạ thế, điện trung thế, điện cao thế và siêu cao thế. Các giá trị này phụ thuộc vào ứng dụng và quy ước của từng quốc gia. Tại Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quy định cấp điện áp.
Theo Thông tư 42/2015/TT-BCT, cấp điện áp bao gồm điện hạ áp (từ 0 đến 1 kV), điện trung áp (trên 1 kV đến 35 kV), điện cao áp (trên 35 kV đến 220 kV) và siêu cao áp (trên 220 kV). Vì vậy, điện trung thế thuộc cấp điện áp từ trên 1 kV đến 35 kV.
Điện áp được chia thành nhiều cấp khác nhau
Điện hạ thế là đường điện sử dụng trong các mục đích dân dụng và công nghiệp, có cấp điện áp từ 220V-380V.
Điện hạ thế sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB hoặc 4 dây cáp rời được gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ treo. Cột điện thường sử dụng cột bê tông ly tâm hoặc cột bê tông vuông, trụ tháp sắt với cao từ 5m-8m. Đường dây này luôn được bọc kín bằng một lớp vỏ bọc cách điện. Nếu chạm trực tiếp vào phần kim loại đang dẫn điện trong dây, nó sẽ gây ra giật điện, nhưng sẽ không xảy ra hiện tượng phóng điện.
Dây cáp điện Vạn Xuân là nhà cung cấp dây cáp điện quen thuộc cho nhiều dự án lưới điện hạ thế trên toàn quốc trực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN).
Điện trung thế là các đường điện sử dụng trong các mục đích công nghiệp, có cấp điện áp từ 15kV (15.000V).
Ở mức điện áp này, nếu người hoặc vật đến gần dây điện hoặc thiết bị điện dưới 0,7m, có thể gây ra hiện tượng phóng điện. Vì vậy, các dây điện trung thế thường được treo cao hơn so với dây điện hạ thế, và có các biện pháp bảo vệ phù hợp.
Nguồn điện này được treo trên cột bê tông ly tâm, cao từ 9m-12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo.
Phân biệt cấp điện áp thông qua chuỗi sứ
Điện cao thế là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 110kV trở lên.
Ở mức điện cao thế này, nguy cơ phóng điện và giật điện cũng rất cao và đòi hỏi các biện pháp bảo vệ điện an toàn cao hơn. Khoảng cách an toàn giữa người hoặc vật với các dây điện và thiết bị điện: 110kV dưới 1, 5m; 220 kV dưới 2,5m; 500 kV dưới 4,5m. Các đường dây điện cao thế thường được treo trên trụ điện cao thế, có độ cao lớn hơn so với các đường dây điện trung và hạ thế.
Nguồn điện cao thế sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện. Trụ điện cao thế được cấu thành từ bê tông ly tâm, cột tháp sắt, một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông, cột có chiều cao trên 18m.
Nguồn điện cao thế thường được ứng dụng trong các mục đích công nghiệp lớn, điện lưới quốc gia, trạm biến áp lớn, hệ thống dẫn điện dự phòng, và các ứng dụng đặc biệt khác.
Cách nhận biết đường điện cao thế thông qua quan sát chuỗi sứ gắn trên cột điện. Thông thường được nhận biết như sau:
+ Với điện áp 500kV khoảng 24 bát/chuỗi;
+ Với điện áp 220kV từ (12-14) bát/chuỗi;
+ Với điện áp 110kV từ (6-9) bát/ chuỗi;
+ Với điện áp 35kV từ (3 - 4) bát/chuỗi, có thể dùng sứ đứng
Các cấp điện áp nhỏ hơn <35kV còn lại hầu như sử dụng sứ đứng
Cột điện cao thế
Dưới đây là bảng khoảng cách an toàn tối thiểu cần tuân thủ để tránh các nguy cơ, hiểm họa có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến sự cố mất điện và tai nạn điện, dẫn đến tử vong nếu vi phạm khoảng cách với đường dây đang có điện:
Cấp điện áp
Khoảng cách an toàn tối thiểu
Điện hạ thế0,3m
Điện áp từ 1kV đến 15 kV0,7m
Điện áp từ 15kV đến 35 kV1,00m
Điện áp từ 35kV đến 110 kV1,50m
Điện áp từ 110kV đến 220 kV2,50m
Điện áp từ 220kV đến 500 kV4,50m
Dây cáp điện Vạn Xuân - Nhà sản xuất dây và cáp điện uy tín hàng đầu.
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về các sản phẩm dây và cáp điện. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN Văn phòng: 41 Hàng Cháo, Đống Đa, Hà Nội
KD miền Bắc: 0972 592 222
KD miền Trung: 0904 596 188
KD miền Nam: 0919 161 289
CSKH: 0242 263 5656
Hỗ trợ Kỹ thuật: 0963 065 726