Chia sẻ trên: 46283
Cách đầu tư chứng quyền là một chủ đề rất được nhà đầu tư quan tâm thời điểm hiện tại. Với nhiều đặc điểm vượt trội, đặc biệt là tính đòn bẩy cao, kênh đầu tư chứng quyền hứa hẹn sẽ là một sân chơi hấp dẫn cho nhà đầu tư Việt Nam. Cùng HSC Online tìm hiểu đầu tư chứng quyền có bảo đảm như thế nào để sinh lời hiệu quả qua video clip và bài viết dưới đây:
Cách đầu tư chứng quyền & chiều khóa thành công khi giao dịch
1. Đọc mã chứng quyền
2. Xem thông tin cơ bản của một chứng quyền
3. Cách thức giao dịch chứng quyền
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn giao dịch chứng quyền có bảo đảm
4. Chứng quyền hoạt động như thế nào?
a. Mua chứng quyền có bảo đảm
>> Xem thêm: Làm sao để mua chứng quyền trên thị trường sơ cấp?
b. Thực hiện quyền và giá thanh toán
Vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư sở hữu các chứng quyền mua ở trạng thái ITM được quyền yêu cầu thực hiện CW và được thanh toán tiền mặt bằng khoảng chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện.
Trong đó:
• Giá thanh toán chứng quyền: bình quân giá đóng cửa CKCS trong 5 ngày giao dịch gần nhất (không gồm ngày đáo hạn).
• Giá thực hiện của chứng quyền: giá xác định trước tại thời điểm mua chứng quyền và không đổi theo thời gian.
• Số tiền thanh toán cho nhà đầu tư chứng quyền:
Số tiền thanh toán trên 1 chứng quyền = (Giá thanh toán−Giá thực hiện) / (Tỷ lệ chuyển đổi)
• Việc thanh toán tiền cho nhà đầu tư được hoàn thành trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư đặt lệnh thực hiện chứng quyền hoặc kể từ ngày đáo hạn.
5. Trạng thái chứng quyền
Để xác định trạng thái lời/lỗ cho chứng quyền đang sỡ hữu, nhà đầu tư cần quan tâm đến trạng thái của giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện. Cụ thể:
Tại thời điểm đáo hạn nếu CW:
- Trạng thái có lãi: Nhà đầu tư được nhận phần lãi chênh lệch
- Trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ: Nhà đầu tư không được nhận thanh toán chênh lệch.
(*) Trạng thái của chứng quyền không phải là lãi/lỗ của nhà đầu tư. Để tính lãi lỗ tại ngày đáo hạn, nhà đầu tư sử dụng số tiện nhận được từ công ty chứng khoán trừ đi chi phí vốn mua chứng quyền.
>> Xem chi tiết: Trạng thái của chứng quyền có bảo đảm
6. Ứng dụng thực tiễn chứng quyền mua
Nếu 1 nhà đầu tư dự kiến giá của cổ phiếu VNM sẽ tăng trong tương lai. Họ có thể thực hiện quyền mua chứng quyền VNM. Với tỷ lệ và cơ cấu như sau:
Loại chứng quyền Chứng quyền mua Tổ chức phát hành HSC Chứng khoán cơ sở VNM Thời hạn phát hành 3 tháng Tỷ lê chuyển đổi 1 CW : 1 cổ phiếu Giá quyền mua 4,000 đồng/chứng quyền Giá thực hiện 160,000 đồng/cổ phiếu Kiểu thực hiện Châu ÂuVới tổng chứng quyền dự kiến mua là 1,000 chứng quyền.
Như vậy tổng số tiền đầu tư là: 1000 x 4,000 VNĐ = 4,000,000 đồng
Sau 3 tháng vào ngày đáo hạn
Nếu giá của VNM là 170,000 đồng/cổ phiếu.
Mức lời của nhà đầu tư: 1,000 * (170,000 - 160,000)/1 - 4,000) = 6,000,000 đồng
Khoản lỗ tối đa của NĐT = 1,000 * 4,000 đồng (Giá mua chứng quyền) = 4,000,000 đồng
Điểm hòa vốn = 164,000 đồng/ chứng quyền (Giá mua chứng quyền + Giá thực hiện)
Xem thêm: Chứng quyền có bảo đảm là gì