Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ cố gắng tổng hợp thông tin đầy đủ nhất có thể về đầu tư ICO mà mình nghĩ bất cứ một ai đang có ý định tham gia đều nên biết.
Nếu bạn là người mới bắt đầu với ICO và chưa tham gia một thương vụ ICO nào, mình khuyến khích bạn đọc từ đầu đến cuối bài viết này, một cách chậm rãi để hiểu rõ.
Để nhớ được những thông tin quan trọng, bạn nên chuẩn bị một cuốn sổ và một cây bút để ghi lại những ý mà bạn cảm thấy tâm đắc. Sau khi đọc xong bài viết, bạn hãy dành 5 phút lướt qua lại phần ghi chú của mình. Với cách làm này, bạn sẽ nhớ tốt những ý chính và lâu quên hơn.
Nếu bạn là người đã đầu tư một thời gian, chắn hẳn bạn cũng đã có những kinh nghiệm nhất định riêng của mình.
Do đó, để tiết kiệm thời gian, mình khuyến khích bạn lướt qua mục lục của bài viết trước, sau đó tuỳ vào nội dung nào làm bạn cảm thấy hứng thú thì bạn click vào nội dung đó để đọc đúng chính xác phần thông tin bạn cần, như thế sẽ rất nhanh và hiệu quả.
Còn nếu bạn đã là người có nhiều kinh nghiệm về đầu tư ICO, đã kinh qua không biết bao nhiêu dự án, đã ăn được rất nhiều kèo ngon và cũng không ít lần đu đỉnh. Thật lòng mà nói, mình không nghĩ rằng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.
Thế nhưng mình rất mong bạn sẽ dành thời gian để đọc qua hết bài viết này, tất nhiên không phải để học, mà là để dạy, để góp ý giúp mình những điểm hay hơn, để bổ sung cho mình những kinh nghiệm xương máu hơn, để chia sẻ cho tất cả các bạn mới bắt đầu có nhiều góc nhìn hơn về đầu tư ico.
Và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu sau bài viết này, các bạn sẽ tự trả lời được những câu hỏi như là:
Cùng bắt đầu thôi nào!
Chương 1: Đầu tư ICO là gì?
ICO (Initial Coin Offering) là gì?
ICO (hay đợt phát hành coin đầu tiên) là một hình thức kêu gọi vốn cộng đồng, trong đó nhà đầu tư sẽ đưa cho dự án một khoản tiền, đổi lại, dự án sẽ gửi lại cho các nhà đầu tư một lượng coin tương ứng theo tỷ giá đã quy định sẵn ban đầu.
Trước khi ICO, dự án sẽ cần cung cấp rõ ràng những thông tin như tổng số tiền cần huy động, tổng số lượng coin phát hành ra là bao nhiêu, tỷ giá coin như thế nào… cùng các thông số khác để nhà đầu tư nắm rõ, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.
Tại sao các nhà đầu tư lại muốn mua ICO?
Không ai muốn mang tiền của mình đi đầu tư mà lại thua lỗ. Nguyên nhân khiến mọi người tham gia đầu tư ở giai đoạn ICO đơn giản bởi vì họ nhìn thấy tiềm năng của dự án.
Họ dự đoán giá coin sẽ tăng sau khi được list lên sàn. Và chính vì thế, họ quyết định đầu tư với kỳ vọng đồng coin đó sẽ đem về cho họ lợi nhuận.
Bên cạnh đó, ICO còn là hình thức đầu tư mang lại cho các cá nhân những cơ hội lớn.
Nếu như trước kia chỉ có những nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) hay các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Fund) với số tiền cực lớn trong tay mới được đầu tư cho những dự án khởi nghiệp ở giai đoạn đầu, thì đến nay, ICO đã cho phép tất cả các nhà đầu tư cá nhân, với số vốn nhỏ chỉ tầm 100$ là đã có thể tham gia được.
Những thương vụ đầu tư ở giai đoạn phôi thai như thế này tất nhiên sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Thế nhưng, nếu bạn may mắn tìm được những Facebook, Amazon, Google... tiếp theo, số tiền bạn kiếm về cũng sẽ không ít.
Đầu tư ICO không dành cho ai?
Đầu tư bitcoin nói chung và ICO nói riêng không phải là loại hình đầu tư dành cho tất cả mọi người. Có những người thích hợp và cũng có những người không thích hợp.
Trước khi đi vào câu chuyện đầu tư ICO dành cho ai, thì chúng ta hãy cùng nói về ai không phù hợp để đầu tư ICO.
1. Người không có niềm tin vào Bitcoin và thị trường cryptocurreny
Như mình đã nói ở trên thì đầu tư gì cũng vậy, trước hết mình phải cần có niềm tin vào thị trường trước, sau đến mới là tin rằng mình có thể kiếm tiền được từ thị trường này. Không có niềm tin, bạn sẽ không thoải mái trong các quyết định đầu tư của mình, như thế đầu tư sẽ không hiệu quả.
Bitcoin, ICO không phải là hình thức đầu tư duy nhất, nếu bạn cảm thấy lo sợ hoặc không thoải mái khi đầu tư tiền điện tử, bạn vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn khác như chứng khoán, bất động sản hay vàng.
2. Người muốn ăn chắc mặc bền, không dám chấp nhận rủi ro
Ý mình ở đây chỉ là muốn giải thích rõ tính chất của cuộc chơi đầu tư ICO trước khi bạn quyết định tham gia vào. Chứ không hề có ý rằng đầu tư an toàn là không tốt. Ai đầu tư mà không muốn an toàn? Chỉ là trong đầu tư ICO, chúng ta đánh đổi rủi ro cao để thu về lợi nhuận cao.
Đối với đầu tư cryptocurrency, ngay cả việc bạn hold bitcoin hay đào coin đều có rủi ro.
Đầu tư ICO là cuộc chơi mạo hiểm, mang lại cảm giác mạnh cho người chơi nên nếu bạn là người thuộc trường phái an toàn, bạn sẽ cần cân nhắc thật kỹ trước khi bắt đầu hoặc có thể chọn một lĩnh vực đầu tư khác đôi khi sẽ tốt hơn.
3. Người thiếu kiên nhẫn
Tiền không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người thiếu kiên nhẫn sang túi của người biết kiên nhẫn.
Từ một ý tưởng kinh doanh đến một doanh nghiệp thành công là một chặng đường dài, chúng ta không thể kỳ vọng xây được một Facebook hay Apple lớn mạnh như ngày hôm nay chỉ trong một đêm được.
Thành công là cả một quá trình, không phải ngày một ngày hai. Hãy tập cách kiên nhẫn nếu bạn muốn chiến thắng trong thị trường này.
4. Người lười biếng, không chịu học hỏi, trau dồi kiến thức
Thị trường cryptocurrency đang thay đổi với tốc độ rất chóng mặt. Một ngày có rất nhiều tin tức và thông tin được cập nhật mới. Bạn cứ thử nghĩ đi, hơn 2000+ dự án, nếu mỗi ngày môt dự án chỉ cập nhật một tin tức mới thôi đã là 2000+ tin rồi. Một khối lượng thông tin khổng lồ.
Để thích nghi với sự thay đổi siêu nhanh đến mức kỷ lục của thị trường, chúng ta phải luôn đặt tâm thế học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục để không bị lỗi thời.
Như vậy, nếu bạn là một người:
Thì đầu tư ICO có thể là sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Chỉ cần bạn nhớ là, một khi đã chọn nó, hãy chiến đấu hết mình như những chiến binh, chiến đấu để giành chiến thắng.
Đầu tư ICO cần bao nhiêu tiền?
Đây có lẽ là câu hỏi được những người mới tham gia vào thị trường hỏi nhiều nhất.
Nhìn chung, các dự án ICO hiện tại có cách chính sách giá khác nhau. Tuy nhiên tự chung lại mình thấy đa phần họ đều yêu cầu bạn phải đầu tư tối thiểu 0.1ETH.
Một số dự án họ sẽ không giới hạn số lượng tối đa có thể mua. Nhưng với các dự án được quá đông nhà đầu tư muốn mua, thì để đảm bảo nhiều nhà đầu tư sẽ mua được coin nhất, họ sẽ giới hạn số lượng tối đa bạn có thể mua.
Ví dụ: Trong đợt ICO của Pundi X, mỗi nhà đầu tư cũng chỉ mua được tối đa 5 ETH. Nếu như ai cố tình gửi hơn 5 ETH thì dự án sẽ xem như người đó không làm đúng chính sách, và sẽ không bán cho người đó.
Đối với những trường hợp như Pundi X, nếu muốn mua nhiều hơn, bạn có thể tham gia mua ở đợt pre-sale, hay còn gọi là bán sỉ.
Bán sỉ thì bạn sẽ phải mua số lượng lớn, thường ít nhất từ 5 ETH trở lên. Và mua sỉ thì tất nhiên giá sẽ rẻ hơn khi bạn mua lẻ, nhưng bù lại coin bạn mua sẽ bị khoá không được giao dịch trong một khoảng thời gian nào đó, thường là 6 tháng đến 1 năm.
Lý do bởi vì thông người những người mua sỉ đều nắm số lượng rất lớn, nên sau khi ICO xong lên sàn, những người này xả đồng loạt thì giá trị đồng coin đó sẽ bị giảm một cách thảm hại.
Do đó mua nhiều ở pre-sale cũng có ưu và nhược điểm riêng, tuỳ vào vốn và tính cách mà mỗi người tự đưa ra quyết định nên mua bao nhiêu, ở vòng nào, pre-sale hay public sale.
Ngoài ra, trong quá trình phát triển cộng đồng Coin98, mình cũng gặp được rất nhiều bạn rất thích đầu tư nhưng lại không có nhiều tiền. Nếu bạn cũng rơi vào trường hợp này, hãy tham khảo qua về các chương trình bounty & airdrop.
Đây là những chiến dịch quảng bá tên tuổi của dự án ICO trong thời gian đầu để nhiều người biết đến.
Bạn sẽ thực hiện một hành vi nào đó giúp họ quảng bá, ví dụ như chia sẻ thông tin dự án lên facebook, twitter hay telegram chẳng hạn, đổi lại họ sẽ trả cho bạn một số lượng coin nhất định.
Sau khi ICO kết thúc, coin được trả về ví của bạn và bạn có thể bán số coin này đi để có được một chút vốn ban đầu. Khi có vốn rồi, bạn dùng nó đầu tư vào các dự án tiềm năng để nhân bản số tiền đó lên, đơn giản vậy thôi.
Trong lĩnh vực này, tài sản chính của bạn nằm ở kiến thức, kỹ năng và phương pháp đầu tư.
Không quan trọng bạn xuất điểm với con số bao nhiêu, quan trọng là bạn sẽ nhân con số đó lên bao nhiêu lần trong khoảng thời gian bao lâu.
Hãy trở thành người giỏi, và tiền sẽ đuổi theo bạn. Ngay cả khi không có đồng nào trong tay, bạn vẫn có thể bắt đầu được (theo cách mình đã chia sẻ) thì sợ gì mà không thử.
Tư duy đúng về đầu tư ICO
Đến đây chắc bạn cũng đã nắm được bản chất của ICO chẳng qua là một hình thức huy động vốn từ cộng đồng để phát triển một ý tưởng nào đó.
Chúng ta đưa tiền của mình cho dự án đó bởi vì mình tin vào ý tưởng, và tin vào khả năng của team dev có khả năng phát triển nó đi đến thành công. Khi thành công rồi chúng ta có thể sử dụng được sản phẩm/dịch vụ của dự án đó. Đồng thời hưởng lợi từ việc đồng coin đó tăng giá.
Mấu chốt ở đây là chúng ta phải tìm ra được dự án tốt có đầy đủ lý do để thành công.
Ý tưởng tốt, thị trường lớn có nhu cầu, team dev có năng lực... nói chung là thiên thời, địa lợi, nhân hoà phải có đủ cả. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi hơn 2000+ dự án ngoài kia chỉ có một con số cực kỳ nhỏ là thuộc nhóm này.
Tại sao số đông những dự án còn lại vẫn đang được giao dịch rất nhiều mỗi ngày?
Đa số mọi người đều đang xem đây như là một game mang lại lợi nhuận lớn. Họ thường hay hứng thú với những kèo vào lệnh x2 x3, thậm chí x10 trong 1 ngày, chứ ít ai có thời gian tìm hiểu về dự án mình đang đầu tư là gì.
Đam mê lợi nhuận không có gì là xấu. Cái chính ở đây chỉ là chúng ta đừng để lợi nhuận làm che mắt đi sự tỉnh táo của bản thân trong việc ra quyết định đầu tư.
Vẫn có những người chịu khó tìm hiểu kỹ về các đồng coin để biết được mình đang đầu tư vào cái gì, dự án có tiềm năng không, cơ sở nào để kỳ vọng tăng giá,.... Nhưng thật sự mà nói, số này không nhiều.
Điều này làm mình liên tưởng tới thời kỳ của bong bóng dotcom. Lúc đó hàng trăm ngàn dự án, công ty về dot com ra đời vì việc kiếm tiền quá dễ, nhưng sau đó khi bong bóng đi qua, chúng ta còn lại gì?
Những công ty đó còn sống nữa hay không? Hay chỉ còn những công ty thực sự mang lại giá trị cho xã hội, cho cộng đồng như Amazon, Ebay, Alibaba, Apple...?
Nhìn lại lịch sử, những ngày đó, nếu nhà đầu tư nào nhận ra mỏ vàng từ Amazon, Ebay, Alibaba, Google hay Apple và đầu tư vào cổ phiếu những công ty này thì bây giờ bạn thử nghĩ đi, họ đã kiếm được biết bao nhiêu tiền?
Chính bởi vì giá trị mang đến cho cộng đồng, giá trị thực sự được tạo ra đã giúp cho những công ty này đứng vững ngay cả khi bong bong kia nổ tung.
Bitcoin có phải là bong bóng không?
Đây hiện vẫn đang là chủ đề được nhiều người tranh cãi. Nhưng mình tin rằng bằng việc chọn ra những dự án mang lại giá trị thực sự, dù có hay không có bong bóng, những dự án này cũng sẽ vẫn tồn tại và phát triển bền vững.
Bằng cách tìm ra và đầu tư vào những dự án này, không những chúng ta sẽ bảo vệ được nguồn vốn của mình an toàn hơn, mà còn có khả năng thu về rất nhiều lợi nhuận từ sự phát triển của nó.
Tất nhiên trong những cuộc nói chuyện ở quán cà phê, hay chém gió trên bàn nhậu bạn vẫn đang nghe về những cơ hội kiếm tiền từ trade coin rác hoặc thị trường đang tăng trưởng bỏ tiền vào đồng nào cũng tăng khiến bạn muốn nhảy vào ngay.
Phải, trong ngắn hạn, những hình thức đó vẫn có thể kiếm được tiền.
NHƯNG.... (chữ "nhưng" này rất lớn nhé)
Những phương pháp này tiềm ẩn những rủi ro lớn khi thị trường điều chỉnh, thanh lọc những dự án yếu để nhường chỗ cho những dự án thực sự tốt.
Gần đây nhất các bạn có thể thấy sự kiện Bitrex đã xoá bỏ 82 đồng coin trên sàn của họ do volum giao dịch quá yếu và các yếu tố kỹ thuật của những dự án đó thường xuyên gặp lỗi, đặc biệt là chuyển coin nhận coin.
Trong ngắn hạn, hình thức nào cũng có thể kiếm được tiền, chỉ là chúng ta không biết quãng thời gian này sẽ kéo dài được bao lâu.
Xét về dài hạn, mình nghĩ trước sau gì thị trường cũng sẽ có một đợt thanh lọc lớn và loại bỏ dần những đồng coin rác. Sự cạnh tranh giữa các dự án sẽ ngày càng khốc liệt dẫn đến những dự án nào không đủ nội lực sẽ dần bị đào thải. Chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Đó là lý do vì sao mình khuyến khích tất cả các bạn hãy tìm săn dự án tốt để đầu tư vào nó. Đừng vì tham một chút lợi ngắn hạn mà bỏ qua cơ hội kiếm nhiều tiền hơn trong dài hạn.
Trước khi xuống tiền cho môt dự án nào, hãy luôn nhớ về nguyên tác đầu tư số một của Warren Buffett:
"Never lose your money" (đừng bao giờ để mất tiền).
Câu thần chú này có thể sẽ giúp bạn rất nhiều trước khi đưa ra quyết định đầu tư đấy!
Chương 2: Rủi ro và Cơ hội của Đầu tư ICO
Tiềm năng và cơ hội thì chắc các bạn cũng nghe nhiều rồi, nhưng có một chủ đề mình thấy ít người đề cập đến, đó là rủi ro tiềm ẩn từ đầu tư ICO.
Thế nên khi bắt tay thực hiện bài viết này, mình muốn đề cập đến vấn đề rủi ro trước.
Khi mà bạn hiểu về cả rủi ro lẫn cơ hội rồi, thì ít ra kỳ vọng đầu tư cũng sẽ thực tế hơn, không bị lòng tham lôi kéo quá đà, hoặc đơn giản là biết được phía trước những nguy cơ nào đang rình rập để có phương án xử lý kịp thời.
Có được vậy, lúc đầu tư lỡ có thua, cũng không quá buồn vì đã xác định có chơi có chịu. Mạnh mẽ đứng dậy và bước tiếp. Rủi ro cũng đã được dự tính trước nên cũng không quá ảnh hưởng đến tổng tài sản đầu tư.
Rủi Ro trong đầu tư ICO
Dưới đây là một số rủi ro các bạn cần phải biết khi đầu tư Bitcoin nói chung hay đầu tư ICO nói riêng:
1. Pháp lý
Đây có lẽ là điều làm đau đầu nhất cả dự án lẫn nhà đầu tư. Rủi ro pháp lý có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật như chơi, do đó chúng ta nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này trước khi đầu tư.
Ở Việt Nam, hiện nay theo mình biết không cho phép sử dụng tiền điện tử (Bitcoin & các đồng coin khác) với chức năng tiền tệ. Điều đó có nghĩa là nếu bạn dùng BTC, ETH hay bất kỳ đồng coin nào cho tính năng thanh toán đều là vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, nếu bạn xem tiền điện tử như một loại hàng hoá (commodity) và mua nó với mục đích tích trữ đầu cơ chờ tăng giá bán thì vẫn có thể được, không sao.
Từ 01/01/2018, Việt Nam không chấp nhận sử dụng bitcoin cũng như các đồng crypto khác với mục đích thanh toán. Mọi hành vi làm trái đều có khả năng bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Đối với kiều bào Việt Nam hiện đang sinh sống trên những đất nước khác, mình khuyến khích các bạn hãy nghiên cứu chính sách của quốc gia đó kỹ trước khi bắt đầu đầu tư để tránh rắc rối về sau.
2. Không giấy tờ ràng buộc
Khác với chứng khoán, khi bạn mua cổ phiếu, tài sản đó là của bạn và được pháp luật bảo vệ thì khi mua ICO, số coin đó vẫn được trả về ví của bạn bình thường nhưng nó sẽ không được sự bảo vệ của pháp luật. Giao dịch góp vốn, mua coin của bạn sẽ không được chứng từ bởi bất cứ loại giấy tờ nào.
Nói cách khác, sau khi gọi vốn thành công xong, nếu đội ngũ phát triển cầm số tiền đó và cao chạy xa bay, bạn cũng không thể làm được gì cả.
Ngay cả khi họ không lấy mất đi số tiền của bạn, những nguy cơ khác vẫn tồn tại như team dev sử dụng tiền sai mục đích, nói một đằng làm một nẻo, hoặc tệ hơn nữa là nói mà không làm.
Để hạn chế được việc này, khi đánh giá các dự án, chúng ta sẽ cần kiểm tra kỹ các thông tin về công ty, đội ngũ sáng lập để biết được rằng đây là người thật việc thật, uy tín & hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện điều họ nói.
Con người có khả năng tạo ra được rất nhiều thứ kỳ diệu. Một dòng code, một bài diễn thuyết, một sản phẩm... tất cả đều bắt tay từ con người.
Ông bà ta xưa nay có câu "chọn mặt gửi vàng" quả rất đúng chứ không sai!
3. Cá mập thao túng giá
Cá mập ở đây ngụ ý nói đến những cá nhân hoặc tổ chức đang nắm giữ một số lượng coin đủ lớn có thể thao túng giá của một đồng coin nào đó.
Thông thường, những đồng coin có khối lượng giao dịch càng bé thì càng dễ thao túng. Một đồng coin có khối lượng giao dịch trong ngày tầm 100 triệu vnđ thì chỉ cần bạn sở hữu ít nhất 100 triệu, bạn có thể làm giá được đồng coin đó.
Tất nhiên nó còn phụ thuộc vào kỹ thuật làm giá nữa, chứ cầm tiền trong tay mà không biết cách làm giá cũng không ăn thua, có khi đã không thắng lại còn lỗ.
Để tránh được những trường hợp như thế này, bạn nên chọn đầu tư những đồng coin có khối lượng giao dịch lớn một chút, tầm 10 triệu đô trở lên thì khả năng bị làm giá sẽ khó hơn.
Nói là khó hơn nhưng không phải là không thể, chẳng qua để làm giá ở khối lượng giao dịch đó, cá mập sẽ phải cần rất nhiều tiền nên xác suất bị làm giá sẽ thấp hơn.
Khối lượng giao dịch càng lớn thì khả năng bị làm giá bởi cá mập sẽ càng ít lại.
4. Nguy cơ bảo mật
Nếu bạn thường xuyên đọc báo cập nhật tin tức hàng ngày, thì chắc cũng không xa lạ gì với những tin như người này người kia bị hack mất rất nhiều tiền....
Theo quan sát của mình thì hầu hết nguyên nhân bị hack đa số xuất phát từ phía người dùng là chủ yếu.
Vậy chẳng lẽ người dùng sai ư? Không, người dùng không hề sai. Chẳng qua là họ chưa biết cách làm thế nào để bảo vệ tài sản của mình thôi.
QUAN TRỌNG: Để bảo mật tài khoản của mình, bạn chỉ cần nhớ giúp mình mấy ý như sau:
KHÔNG BAO GIỜ share Private Key cho người khác.
Chỉ cần có private key là bất kỳ ai cũng có thế đăng nhập vào ví coin của bạn và chuyển coin đi.
Nếu bạn cũng hay sử dụng dịch vụ internet banking để chuyển tiền đi, thì việc bạn giao cho người ta private key cũng giống như việc bạn share thông tin username, password và mã OTP để chuyển tiền đi vậy.
Chỉ cần có được private key, bất kỳ ai cũng có quyền truy cập và thao tác với tất cả các tính năng nằm trong ví mà không gặp phải một trở ngại nào.
Luôn bật bảo mật 2 bước (2FA)
Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro với tài sản của mình ngay cả trong trường hợp xấu nhất là bạn bị lộ username, password đăng nhập một platform nào đó đang lưu trữ tài sản của bạn.Hiện nay bạn có thể sử dụng các ứng dụng 2FA phổ biến như Google Authenticator hoặc Authy.
Luôn kiểm tra kỹ địa chỉ website bạn muốn đăng nhập
Đối với những website bạn hay sử dụng, hãy bookmark lại đường dẫn trên trình duyệt của mình. Vừa đăng nhập nhanh hơn, vừa không gặp phải những trường hợp vào nhầm fake website.
Ví dụ về fake website:
Domain gốc: Binance.com => Fake: Binnance.com (thêm 1 chữ n ở giữa)
Domain gốc: MyEtherWallet.com => MyEtheWallet.com (bỏ 1 chữ r ở giữa)
Những fake website này được sinh ra chỉ với một mục đích duy nhất là lấy được những thông tin quan trọng của bạn như private key, username, mật khẩu... sao cho chỉ cần với những thông tin được cung cấp, người đứng sau những fake website này có thể đăng nhập vào được ví của bạn và chuyển coin của bạn đi.
Thông thường những fake website này sẽ được xây dựng gần giống đến 99% trang web thật, chỉ khác nhau mỗi tên miền.
Chính vì lẽ đó, để bảo vệ cho chính mình, hãy bookmark lại những địa chỉ cần thiết.
Luôn đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng xong
Bạn biết vì sao không? Vì khi bạn duyệt web, tất cả hành vi, lịch sử duyệt web của bạn sẽ được lưu vào một cái gọi là cookie. So với việc lấy cắp thông tin của các fake website, thì việc lấy được cookie của người dùng dễ hơn rất nhiều.
Nếu bạn không đăng xuất sau khi duyệt web, session đăng nhập của bạn sẽ vẫn còn lưu trong cookie, kẻ gian có thể sử dụng cookie này của bạn để đăng nhập vào tài khoản của bạn.
Và cuối cùng, hãy từ bỏ thói quen lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web để đăng nhập tự động. Nếu bạn là một người hay có thói quen lưu lại username và mật khẩu của mình trên trình duyệt, mình khuyến khích sử dụng extension lastpass hoặc 1password.
Đây là các plugin cho phép bạn lưu trữ username và password theo cách bảo mật tốt hơn nhiều so với việc bạn lưu trực tiếp trên trình duyệt.
Cơ hội trong đầu tư ICO
Biết là đầu tư ICO rủi ro là thế nhưng tại sao vẫn rất nhiều người muốn lao vào?
Anh em nào đã từng tham gia vào thị trường thời điểm từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 12 năm 2017 sẽ biết. Ở thời điểm đó, thị trường tiền điện tử tăng trưởng rất mạnh, ai vào đúng thời điểm này cũng nhân 5 nhân 10 hoặc ít nhất cũng nhân 2. Cứ thử tưởng tượng sau 1 đêm ngủ dậy tài khoản nhân 2, nhân 3 thì thử hỏi ai mà không tham.
Bởi vậy nên ai cũng muốn tham gia để kiếm một chút lợi nhuận về cho mình. Thị trường này, suy cho cùng mà nói, chúng ta đánh đổi rủi ro cao để đổi lấy lợi nhuận cực cao.
Nói về rủi ro, thì làm nghề gì, ngành gì cũng có rủi ro chứ không phải chỉ có mỗi đầu tư Bitcoin, tiền điện tử, ICO mới có. Thành ra cái việc tìm cái gì làm hoặc đầu tư mà không có rủi ro thì rất khó. Rủi ro luôn tồn tại, điều quan trọng là chúng ta phải học cách phát triển bản thân chúng ta lớn hơn để có thể quản trị được những rủi ro đó tốt hơn thôi.
Đó cũng là lý do vì sao trong trade coin người ta thường hay có khái niệm Stop Loss, nói bình dân là cắt lỗ. Tức là mình phải quản lý và kỷ luật làm đúng như vậy thì xác suất mình thua sẽ thấp hơn. Đó cũng là một dạng kiểm soát rủi ro.
Còn đối với đầu tư ICO, chúng ta có thể quản lý rủi ro bằng cách chọn dự án tốt mà chơi, chọn team dev tin tưởng mà đầu tư.
Rủi ro và cạm bẫy còn rất nhiều, nhưng cơ hội, tiềm năng kiếm tiền từ thị trường này vẫn còn rất lớn. Nếu chúng ta quyết tâm, đam mê, học hỏi không ngừng, phát triển bản thân để trở thành kẻ chiến thắng trong thị trường này, chúng ta có thể kiếm được rất rất nhiều tiền.
Để có được ngày đó, thứ quan trọng nhất bạn cần có chính làNIỀM TIN. Bạn không nghe lầm đâu, chính là niềm tin đấy. Tại sao?
Vì khi mà tất cả mọi thứ đều chống lại bạn như khi thị trường downtrend dài hạn, khi tỷ giá bitcoin giảm mạnh, nếu không đủ niềm tin, lập trường của bạn sẽ lung lay và nhiều khả năng bạn sẽ tự căt lỗ ở giá đáy.
Chỉ có niềm tin rằng thị trường cuối cùng cũng sẽ khôi phục trở lại, niềm tin vào team dev, niềm tin vào dự án mới giúp bạn vượt qua được khi thị trường bước vào những ngày giông bão.
Thế nên trước khi bạn đưa ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực này, hãy tự hỏi rằng mình có đang thực sự tin tưởng và thành công của thị tường này không? Mình có tin tưởng vào thành công của Bitcoin không?
Nếu có thì hãy đầu tư, nếu không, hãy tìm một lĩnh vực đầu tư khác mà bạn thực sự tin tưởng. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an tâm hơn với khoản đầu tư của mình hơn rất nhiều, đặc biệt là khi thị trường gặp khó khăn.
Đã đầu tư là phải tin, không tin không đầu tư.
Còn đã tin rồi, thì lúc thị trường đi xuống là lúc chúng ta nên tham lam chứ không phải sợ hãi. Một khi đã tin, bạn sẽ không còn lăn tăn việc mình có nên đầu tư tiền điện tử hay không nữa, mà câu hỏi lúc đó sẽ là làm thế nào để tôi có thể chiến thắng trên thị trường này.
Tin và không tin trông đơn giản thế thôi, nhưng lại tạo ra 2 loại tâm thế khác nhau khi bước vào thị trường, dẫn đến kết quả cũng khác nhau.
Những ai không tin vào việc mình làm sẽ thường hay bỏ cuộc, trong khi những người luôn rõ ràng trong tấm trí về những việc mình làm luôn biết rõ mình đang làm gì và cần làm gì để thành công.
Và rồi một ngày, chính sự kiên trì miệt mài không bỏ cuộc trong một thời gian dài đấy, sẽ đem lại cho họ sự thành công mà họ mong muốn.
Thị trường cryptocurrency vẫn còn rất nhiều tiềm năng, quan trọng bạn có tin và chiến tới cùng với nó hay không mà thôi.
Chương 3: Đánh giá dự án ICO
Làm thế nào để biết dự án nào chuẩn bị ICO?
Có rất nhiều kênh thông tin có thể giúp bạn cập nhật được dự án nào chuẩn bị ICO, dưới đây là một số nguồn tài nguyên mà mình thường xuyên sử dụng:
ICODrops
Đây là website mình thường hay sử dụng để xem thông tin về các dự án ICO nhất: https://icodrops.com
Giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng là những điều mà mình rất thích ở ICO Drops.
Khi truy cập vào website, ở trang chủ bạn sẽ thấy 3 cột được hiển thị bao gồm:
Active ICO
Danh sách những ICO hiện thị trong cột này là những dự án đã và đang trong quá trình ICO.
Nếu thấy ổn bạn có thể đăng ký vào mua ICO luôn mà không cần phải chờ.
Upcoming ICO
Danh sách những ICO sẽ huy động vốn trong thời gian sắp tới. Mỗi dự án đều được hiển thị ngày bán ICO dự kiến.
Nên sau khi đánh giá xong nếu thấy ổn ban có thể chờ tới ngày họ mở bán để bắt đầu vào mua.
Ended ICO
Danh sách những ICO đã hoàn tất chiến dịch huy động vốn. Đối với những dự án này, nếu bạn không tham gia mua kịp ở thời điểm họ mở bán ICO, bạn chỉ có một cách duy nhất là chờ lên sàn giao dịch để mua.
ICO Holder
Phải nói là giao diện của ICO Holder rất trực quan và đẹp. Điều mình thích nhất ở website này là họ có cập nhật phần social stats rất hay.
Thông qua đồ thị của họ chúng ta có thể thấy được tốc độ phát triển cộng đồng của những dự án này đang như thế nào, có tốt không.
Ngoài 2 website trên, còn rất nhiều website khác cùng tính năng có thể kể đến như ICO Watchlist, ICO Alert, CoinSchedule... nhưng có lẽ mình sẽ chỉ dừng lại ở việc giới thiệu cho các bạn 2 website ở trên.
Biết nhiều website quá cũng không để làm gì vì thực tế chúng ta chỉ thường sử dụng 1-2 website là chính.
Đơn giản nhưng hiệu quả thì tốt hơn.
Hướng dẫn đánh giá dự án ICO
Một dự án thành công là sự tổ hợp của nhiều yếu tố. Ngay sau đây mình sẽ cố gắng đưa ra các đặc điểm của một dự án tốt dựa trên kinh nghiệm review rất nhiều dự án ICO.
Tất nhiên để thành công đôi khi còn cần phải có may mắn, thiên thời, địa lợi nữa.
Nhưng ít ra, nếu một dự án thoả mãi được tất cả các tiêu chí dưới đây ít ra có thể giúp chúng ta dự đoán được 2 điều:
Việc review hết những thông số này sẽ mất thời gian của bạn, nhưng nó rất đáng để bạn bỏ thời gian tìm hiểu.
Quỹ vốn chúng ta dù nhiều đến mấy rồi cũng có giới hạn, nên chìa khoá của đầu tư crypto không phải là cố gắng đầu tư vào thật nhiều dự án, mà làm sao chọn đúng dự án để đầu tư và dự án đó đem về lợi nhuận cao nhất, rủi ro thấp nhất.
Sau đây là 9 tiêu chí mà mình thường hay sử dụng mỗi khi phân tích một dự án ICO:
Business Idea: Ý tưởng kinh doanh
Xét về góc độ kỹ thuật, khi đọc qua ý tưởng của một dự án ICO, điều đầu tiên mình sẽ làm là phân loại nó vào nhóm.
Thông thường mình sẽ chia làm 3 nhóm chính:
- Platform
- Protocol
- DAPps
Đây là nhóm tự phát triển blockchain riêng của họ và sẽ cho phép các dự án phát triển ứng dụng trên nền blockchain đó.
Nhóm này có các đại diện tiêu biểu như Ethereum, NEO, QTUM, ADA, NEM...
Với những dự án thuộc nhóm này, gần như chúng ta sẽ phải đánh giá dưới góc độ công nghệ là nhiều.
Các dự án công nghệ ra sau nếu muốn chiến thắng cần chứng minh được ưu điểm vượt trội hơn so với những dự án đã có.
Lấy Ethereum làm ví dụ, khi mà số dự án chạy trên blockchain Ethereum ngày càng nhiều dẫn đến tốc độ giao dịch (transaction) bị chậm đi, lúc này những dự án đi sau như Cardano (ADA) hay NEO (NEO) sẽ cạnh tranh bằng tốc độ transaction cao hơn vượt trội.
Đó là cách mà những dự án đi sau có thể chiến thắng được đối thủ đi trước.
Đây là nhóm chuyên phát triển giao thức tối ưu cho một mục đích cụ thể nào đó. Để nhanh hơn, các ứng dụng có thể sử dụng những giao thức này để phát triển ứng dụng của họ thay vì xây lại từ đầu.
Những cái tên có thể nhắc đến thuộc nhóm này như là Bee Token (BEE), Dock.io (DOCK), Loopring (LRC), 0x (ZRC)...
Trong khi nhóm platform gần như chỉ phân tích nhiều dựa trên yêu tố công nghệ thì với nhóm protocol, một ý tưởng tốt sẽ là hội tụ của 3 yếu tố bao gồm công nghệ, sự am hiểu về ngành/lĩnh vực và hệ sinh thái.
Hệ sinh thái được xếp vào 1 trong 3 yếu tố ở đây là do khi các dự án không khác biệt nhau quá nhiều thì sức mạnh hệ sinh thái của dự án nào lớn hơn sẽ có khả năng chiếm lấy thị phần nhanh hơn.
Đây là nhóm tập hợp các ứng dụng phát triển trên nền blockchain và các giao thức có sẵn để giải quyết một bài toán cụ thể của xã hội.
Đa số các dự án bạn có thể kể tên thường nằm trong nhóm này ví dụ như Pundi X (NPXS), Substratum (SUB), WABI (WABI), Quanstamp (QSP)...
Như mình đã nói, Dapps gần như tập trung vào giải quyết các bài toán kinh doanh nên chúng ta sẽ cần quan tâm đến những câu hỏi như sau:
Nếu cả 3 câu hỏi trên đều có câu trả lời là YES-YES-NO thì đây là dấu hiệu tốt để chúng ta có thể tin tưởng rằng đây là một ý tưởng tốt.
Với mỗi nhóm khác nhau chúng ta sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau nên việc phân loại như trên là cần thiết và nó cũng giúp chúng ta đưa ra nhận định chính xác hơn về dự án.
Team: Đội ngũ phát triển
Trải qua quá trình review rất nhiều dự án ICO, mình nhận ra điểm chung của những dự án tốt đều có đội ngũ phát triển rất chắc, trải đều ở nhiều chuyên môn.
Trước khi đi vào review profile của một profile nào đó trong team dev, mình luôn dành thời gian check qua team structure của dự án đó trước.
Có thể bạn sẽ thấy hơi lạ khi nghe về khái niệm team structure này, nhưng không sao, mình sẽ giải thích ngay đây.
Hình dung một đội bóng đá thường sẽ có 11 vị trí trên sân. 11 vị trí này sẽ được chia ra nhiều vị trí như thủ môn, hậu vệ, trung vệ, tiền vệ, tiền đạo.
Một đội bóng hoàn hảo là một đội bóng có tất cả các vị trí này đều mạnh và đoàn kết, phối hợp với nhau ăn ý theo đúng chiến lược của huấn luyện viên đã đưa ra.
Với team structure, bạn cũng có thể tư duy tương tự như vậy, chỉ khác là các vị trí trong một team quan trọng gồm có nhóm người hiểu về industry, nhóm marketing, nhóm finance, nhóm legal và nhóm công nghệ, đặc biệt là công nghệ blockchain.
Trong đó, người CEO thường sẽ là người nên hiểu rõ được industry. Sẽ rất khó để dẫn dắt cả một tập thể hoạt động trong một lĩnh vực mà CEO không có chuyên môn về lĩnh vực đó.
Ngoài ra, tuỳ vào dự án thuộc nhóm platform, protocol hay dapps mà phân bổ số lượng từng bộ phần nhiều hay ít nhưng theo mình tốt nhất là nên có tất cả các bộ phận trên.
Advisor: Cố vấn chuyên môn
Khi nhắc đến cố vấn, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong một lĩnh vực mà dự án cần đến, thường là những mảng mà team dev đang thiếu.
Đứng từ góc nhìn của một người phát hành ICO, sẽ có 2 cách tư duy về việc chọn Advisor:
Đối với những dự án đi dài, chắc chắn cách 2 sẽ là giúp họ được nhiều hơn.
Strategic Partner: Đối tác chiến lược
Tương tự như cố vấn, đối tác chiến lược là tổ chức uy tín hoạt động trong một lĩnh vực nhất định.
Đã là đối tác chiến lược thì tất nhiên phải có sự hợp tác hai chiều mang lại lợi ích cho nhau.
Nhiều dự án hiện nay đang làm theo kiểu cố gắng đưa càng nhiều đối tác chiến lược vào càng tốt để tăng độ uy tín chứ nhiều khi cả 2 bên còn không có liên quan gì đến nhau.
Nếu các dự án liên quan và hợp tác mang lại lợi ích cho nhau thật sự thì không nói làm gì cả, tất nhiên là càng nhiều càng tốt rồi.
Mình chỉ đang muốn nói đến những dự án đưa vào kiểu cho có và làm đẹp profile cứ không có hợp tác với nhau để ra được lợi ích cho nhau.
Thế nên khi bạn nhìn vào dàn đối tác chiến lược của một dự án, bên cạnh nhìn vào những cái tên, ít nhát bạn cũng nên hình dung được những công ty này sẽ hợp tác với nhau như thế nào và mối quan hệ đó có "make sense" (hợp lý) hay không? Sự hợp tác này có mang lại lợi ích cho cả 2 bên hay không?
Nếu có, đó chắn chắn đó là dấu hiệu của một dự án tốt.
Product: Sản phẩm
Khi đánh giá về phần sản phẩm của các dự án ico, có 3 loại sản phẩm mà bạn sẽ cần phải để tâm đến:
Chỉ mới dừng lại ở mức ý tưởng là whitepaper, chưa có dấu hiệu của việc phát triển sản phẩm.
Ở thời điểm có rất nhiều dự án ICO để đầu tư như hiện nay thì bạn không nên đầu tư vào những dự án chỉ có mỗi whitepaper mà chưa có sản phẩm mẫu.
Sẽ có nhiều bạn nói rằng tất nhiên họ chưa phát triển sản phẩm, họ cần tiền để bắt tay vào làm nên họ mới ICO chứ không họ ICO làm gì?
Đúng, đứng ở góc độ người khởi nghiệp, tất nhiên chúng ta cần tiền nên mới ICO để gọi vốn.
Nhưng ở góc độ nhà đầu tư, nếu như bạn có 1 cục tiền, bạn có 2 offer và chỉ được chọn 1 trong 2 thì giữa một dự án chưa làm gì và một dự án họ đã tự bỏ tiền hoặc xoay sở nguồn tiền để phát triển được sản phẩm demo rồi, bạn sẽ đầu tư vào dự án nào?
Chưa bàn tới câu chuyện cần huy động bao nhiêu tiền, nhưng chỉ riêng việc tự xoay sở để phát triển dự án, điều đó cho thấy rằng đội ngũ team dev rất tâm huyết với dự án.
Ngay cả khi không có tiền trong tay, họ cũng sẽ nghĩ ra cách để có tiền phát triển dự án, thậm chí không có tiền họ cũng làm tới cùng.
Bên cạnh đó, việc xoay sở trong thời gian đầu cũng cho thấy được team dev có đủ sự chủ động để ứng phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra.
Và dù có tiền hay không có tiền của chúng ta đầu tưu vào, họ cũng sẽ xoay sở được. Chính khả năng thích nghi và ứng phó nhanh đó của team dev sẽ giúp họ tồn tại và phát triển.
Còn đối với team lúc nào cũng cần tiền rồi mới làm thì khả năng cao khi hết tiền dự án sẽ đứng yên chờ tiền rót thêm rồi mới làm tiếp.
Nguồn vốn của chúng ta là giới hạn trong khi rất nhiều dự án kêu gọi chúng ta đầu tư.
Hãy luôn thông minh trong việc đặt tiền vào đúng chỗ.
Như đã nói ở trên, những dự án có sản phẩm nằng trong nhóm 2 này sẽ tạo cho chúng ta một niềm tin cao hơn về team dev.
Có một ý nữa mà ở trên mình chưa để cập, đó là những dự án đã phát triển sản phẩm demo thông thường sẽ lên kế hoạch phát triển thực tế hơn những dự án chỉ có whitepaper.
Nguyên nhân là do khi bạn nghĩ thì mọi thứ thường sẽ rất dễ nhưng khi bắt tay vào code, có rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh.
Những vấn đề này thường sẽ không lường trước được nếu chỉ dừng lại ở mức ý tưởng.
Chỉ khi bắt tay vào làm, cái khó mới lộ diện và lúc này chúng ta mới cần phải xử lý.
Một phiên bản demo tuy chưa hoàn thiện 100% về mặt ý tưởng nhưng ít ra cũng cho bạn thấy được tâm huyết của team dev và những khó khăn tiềm ẩn trong quá trình phát triển sản phẩm, từ đó dự phóng được kế hoạch cho tương lai một cách thực tế hơn.
Đây là loại mà chúng ta sẽ mong chờ nhất, cũng là loại có ít dự án nhất.
Những dự án thuộc loại này thông thường đã phát triển xong sản phẩm và gần như việc ICO là để scale business nhanh hơn.
Ví dụ điển hình thuộc loại này có thể kể tên như Pundi X, Wabi...
Roadmap: Lộ trình phát triển
Khi nhìn vào roadmap của một dự án, có 2 câu hỏi chúng ta cần phải trả lời:
Một khi dự án thất bại, niềm tin của nhà đầu tư sẽ biết mất, nhu cầu sử dụng token để sử dụng trong hệ thống cũng không còn, tất nhiên sẽ là một tương lai không mấy tương sáng cho khoản đầu tư của chúng ta.
Ngược lại, một tầm nhìn dài hạn, một kế hoạch hợp lý và khả thi sẽ hứa hẹn khả năng thành công cao hơn rất nhiều.
Dự án thành công sẽ làm cho nhà đầu tư gia tăng niềm tin, bản thân token đó cũng được sử dụng bên trong nền tảng của dự án, hứa hẹn một tương lai tương sáng khi giá token tăng.
Token
Để cho ngắn gọn, mình sẽ lược bỏ các phần thứ yếu và tập trung vào phần quan trọng nhất mà có thể bạn sẽ quan tâm, đó là điều gì quyết định giá của một đồng coin/token?
Chúng ta là nhà đầu tư. Giá tăng hay giảm chắc chắn là thứ chúng ta sẽ quan tâm nhất để vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ.
Mình sẽ nói về cung và cầu trước.
Đầu tiên khi tìm hiểu về token, bạn sẽ cần tìm hiểu nguồn cung của dự án này đến từ đâu và thay đổi ra sao.
Với một lượng cầu không đổi, nếu lượng token trên thị trường giảm đi, giá của mỗi token tất nhiên sẽ tăng. Còn nếu số lượng token tăng lên, giá của mỗi token sẽ giảm.
Số lượng token lưu thông trên thị trường thường sẽ tăng lên khi bạn thấy các dấu hiệu sau đây:
Ngược lại, số lượng token sẽ giảm khi nhà phát hành đốt bớt token (burn token).
Còn đối với cầu, với một nguồn cung không đổi, khi nhu cầu mua tăng lên, giá sẽ tăng, khi nhu cầu mua giảm đi, giá sẽ hạ xuống.
Có 2 lý do chính khiến mọi người quyết định đổ xô đi mua token: mua để đầu cơ tăng giá và mua để sử dụng.
Tuỳ vào tỷ trọng nhóm người nào nắm giữ số lượng token lớn hơn, giá của đồng coin sẽ được quyết định nhiều bởi nhóm đó.
Một dự án bền vững là dự án mà số lượng những người nắm giữ token với mục đích sử dụng sẽ nhiều hơn để đầu tư.
Thời điểm mình thực hiện bài viết này, có rất ít dự án đang làm được điều đó. Đa phần nhóm người mua để đầu cơ chờ tăng giá là nhiều hơn.
Một phần do thị trường còn mới, một phần do các dự án đa số đang trong giai đoạn phát triển, chưa đưa sản phẩm ra được thị trường nên nhóm người mua để sử dụng chưa đáng kể.
Điều này trước sau cũng sẽ thay đổi khi chỉ một thời gian nữa thôi, những dự án này sẽ ra mắt sản phẩm và nhu cầu sử dụng sẽ ngày càng tăng lên.
Với nhóm người mua sử dụng
Nếu dự án ăn nên làm ra, tức ngày càng nhiều người sử dụng sản phẩm dẫn đến nhu cầu mua sử dụng sẽ tăng, cung có hạn dẫn đến giá tăng theo. Ngược lại, dự án nào không kinh doanh được sẽ giảm giá thảm hại, dần bị đào thải bởi thị trường.
Đến đây có lẽ các bạn đã hiểu phần nào câu chuyện khi trong tất cả các bài review, Coin98 luôn tập trung vào việc phân tích khả năng dự án đó có đi đến thành công được hay không là bởi vì sao rồi đúng không?
Khi một dự án tung sản phẩm của họ ra thị trường và được đón nhận, công việc kinh doanh phát triển tốt, lúc này niềm tin của nhà đầu tư sẽ cao.
Niềm tin này sẽ ngay lập tức được thể hiện thông qua việc tăng giá token. Về dài hạn, chỉ cần 1 deal thôi là đủ có thể mang về cho bạn rất nhiều tiền rồi, chứ chưa nói nhiều dự án.
Với nhóm người mua để đầu cơ
Tuỳ trường phái của từng người mà tác động của họ lên giá token cũng sẽ khác nhau.
Có 3 trường phái chính: phân tích kỹ thuật, tin tức và làm giá thị trường (cá mập thao túng giá).
Phân tích kỹ thuật cũng có nhiều loại, nhưng quen thuộc với mọi người nhất có lẽ là trường phái phân tích kỹ thuật dùng đồ thị nến làm trọng tâm, sử dụng những mô thức giá đã hoạt động trong quá khứ để dự đoán hướng đi của giá trong tương lai.
Thường phái tin tức thường gom hàng trước tin và mong chờ một cú đột phá sau khi tin ra.
Trường phái làm giá thị trường thường chọn những đồng coin/token có volume giao dịch bé để dễ dàng làm giá. Họ tạo ra những cái bẫy để đám đông FOMO mua lúc giá đang tăng rồi xả thu lợi nhuận. Coin/token có volume giao dịch càng lớn càng khó làm giá.
Với mỗi trường phái khác nhau, bạn sẽ có một cách phân tích để vào lệnh khác nhau.
Có một điều bạn sẽ cần lưu ý, rằng khi một đồng coin có rất nhiều nhóm người nắm giữ, thì người nào nắm giữ số lượng cao nhất sẽ là người có khả năng tác động lên giá nhiều nhất.
Ngay cả khi bạn rất kinh nghiệm trong vấn đề phân tích kỹ thuật, nhưng người nắm giữ đồng coin nhiều nhất đang là do cá mập làm giá, thì phân tích của mình cũng rất khó chính xác.
Trường phái nào nắm giữ nhiều trữ lượng token nhất sẽ quyết định được hướng đi của giá.
Nếu bạn là một người không có quá nhiều thời gian và không có nhiều chuyên môn về đầu tư tài chính, cách đơn giản nhất là tìm dự án tốt, mua và hold.
Bạn sẽ có sự an nhàn lẫn lợi nhuận, chỉ cần một chút kiên nhẫn.
Budget Allocation: Phân bổ ngân sách
Budget allocation là phần thông tin mà các dự án sẽ trình bày kế hoạch sử dụng nguồn vốn kêu gọi sau khi ICO như thế nào.
Có 2 phần ngân sách mình hay để ý đến khi nhìn vào phần này. Một là ngân sách dành cho việc phát triển sản phẩm (product development) . Hai là ngân sách dành cho marketing.
Tuỳ theo tính chất của từng dự án mà cách phân bổ ngân sách sẽ có phần khác nhau.
Những dự án tính chất công nghệ càng nhiều thì chi phí cho phần product development sẽ càng cao. Dự án có ý tưởng độc đáo khác biệt sẽ cần chi nhiều để quảng bá, mở rộng thị trường.
Việc đánh giá được cấu trúc phân bổ ngân sách của một dự án phụ thuộc khá nhiều vào cảm nhận của từng cá nhân.
Cứ phân tích nhiều dự án, dần dần bạn sẽ biết được cấu trúc phân bổ như thế nào thì sẽ hợp lý.
Raise bao nhiêu và nhân mấy lần?
Bất kỳ dự án nào khi kêu gọi ICO đều đưa ra một con số gọi là mục tiêu gọi vốn.
Vốn gọi càng nhiều, tốc độ nhân tài sản sẽ chậm lại.
Giả sử dự án A gọi ICO 1 triệu đô thì chỉ cần thêm 1 triệu đô nữa là giá trị tài sản của bạn sẽ nhân 2.
Ngược lại, nếu thay vì gọi 1 triệu đô, A gọi tới 50 triệu đô thì để x2 sẽ cần phải có thêm 1 nguồn tiền 50 triệu đô nữa đổ vào thị trường để mua đồng coin A thì tài sản của bạn mới tăng gấp 2.
Đó là lý do vì sao mình thích những dự án tốt nhưng gọi số vốn nhỏ, càng nhỏ càng đi nhanh và dễ bay.
Community: Cộng đồng
Đa số các dự án ICO hiện nay là những dự án đều chưa có sản phẩm hoàn chỉnh. Chính vì lý do đó, giá của token chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào nhóm người đầu cơ.
Điều này giải thích cho nguyên do vì sao rất nhiều dự án rất ổn khi phân tích như sau khi ICO xong giá token lại giảm do không nhiều người biết đến, không có nhiều người mua, cầu ít, cung nhiều nên giá giảm là chuyện tất yếu.
Là một nhà đầu tư, chúng ta quan tâm đến lợi nhuận.
Không ai đầu tư mà muốn mình lỗ cả.
Mà để có lợi nhuận, tức giá tăng sau khi ICO cần một lượng cầu lớn hơn mức cung sẵn có.
Làm thế nào để kích thích lượng cầu này lên?
Câu trả lời nằm ở hai chữ: QUẢNG BÁ.
Dự án mình tốt, dự án mình hay mà không có ai biết thì cũng không có người sử dụng.
Càng nhiều người biết đến dự án, không chỉ tạo nên nhu cầu mua trữ sau khi ICO xong tăng lên, mà còn giúp cho dự án phát triển được một tệp khách hàng sẵn sàng dùng thử sản phẩm sau khi phiên bản được ra mắt.
Điều này mang lại lợi ích cho cả hai phía: dự án và nhà đầu tư.
Dấu hiệu nhận biết một ICO Scam
Scam là một từ rất nhạy cảm và có lẽ là thứ chúng ta sẽ muốn tránh nhất khi đầu tư vào thị trường này.
Không ai muốn đầu tư vào một dự án scam cả.
Chắc chắn rồi!
Nhưng làm sao để biết được đâu là một dự án scam?
Liệu có những manh mối hay dấu hiệu nào có thể giúp chúng ta đoán được đâu là một dự án tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo hay không?
Câu trả lời là có, dưới đây là 10 dấu hiệu của một dự án mà bạn sẽ muốn tránh xa:
1. Team DEV ẩn danh - Fake profile
Phải công nhận một điều là như thế này, ý tưởng là thứ rất dễ bị copy và ăn cắp. Ai cũng có thể nghĩ ra được ý tưởng cả.
Bạn có công nhận với mình rằng mỗi ngày trôi quá có quá nhiều ý tưởng triệu đô chạy xẹt ngang qua tâm trí của chúng ta không?
Vậy tại sao chúng ta vẫn chưa phải là triệu phú từ những ý tưởng đó?
Dễ hiểu thôi, ý tưởng ai cũng có thể nghĩ ra nhưng quan trọng ai mới là người có đủ năng lực để biến ý tưởng đó thành môt dịch vụ, sản phẩm thực tế.
Khả năng thực thi mới là thứ quyết định nhiều hơn tới việc một dự án có thành công hay chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng.
Làm sao để đánh giá được khả năng thực thi của một người, một team dev?
Dễ mà, hãy nhìn vào những kết quả họ đã làm được.
Chi tiết về cách đánh giá một team dev mình sẽ nói trong phần bên dưới, nhưng thông thường khi phân tích một dự án ICO, mình cố gắng tìm hiểu rất kỹ về ai là người đứng sau dự án đó.
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng khi đánh giá một ICO.
Thế nên nếu như bất kỳ dự án nào không cung cấp rõ ràng về thông tin của team dev bao gồm việc không cung cấp thông tin hoặc cố tình fake profile đều là Red Flag (dấu hiệu xấu) báo hiệu một dự án có khả năng lừa đảo.
2. Không đưa ra mục đích sử dụng của đồng coin.
Tại sao chúng ta cần hiểu rõ được mục đích sử dụng của một đồng coin mình muốn đầu tư?
Giá của một đồng coin trên thị trường crypto được chi phối rất nhiều bởi quy luật cung cầu.
Khi cầu lớn hơn cung, tức áp lực mua cao hơn áp lực bán, giá sẽ tăng.
Ngược lại, khi cầu nhỏ hơn cung, áp lực bán cao hơn áp lực mua, giá sẽ giảm.
Nếu không hiểu rõ được mục đích sử dụng của đồng coin, chúng ta sẽ rất khó xác định được nhu cầu mua coin đến từ đâu, mà nếu không xác định được nguồn nhu cầu này, thì một tin tức, một thông báo dự án tung ra chúng ta cũng không biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá coin mà chúng ta đang nắm giữ.
Điều đó có nghĩa là, gần như chúng ta đang nắm giữ một đồng coin mà nó tăng cũng không biết vì sao tăng, và nó giảm cũng không biết vì sao giảm.
Như vậy chẳng khác nào phong cách đầu tư ôm cây đợi thỏ hay há miệng chờ sung cả.
3. Whitepaper sơ sài
Mình còn nhớ cách đây không lâu, trong một lần tham dự sự kiện Vietnam Blockchain Week được tổ chức tại Sài Gòn.
Một diễn giả đã hỏi hơn 1000 người có mặt trong khán phòng rằng:
Ai trong số các bạn đã từng đọc whitepaper của các dự án mình đầu tư giơ tay lên và nói tôi!
Kết quả thật bất ngờ, mình nhớ không nhầm thì chỉ có 5-6 cánh tay đưa lên.
Đây cũng là một trong những nghịch lý thú vị nhất khi tham gia đầu tư crypto. Mặc dù whitepaper là tài liệu cung cấp đầy đủ thông tin nhất về dự án nhưng hầu hết mọi người lại không đọc nó.
Khi nhắc đến whitepaper, có hai điều cần làm rõ như sau:
Đầu tiên, dự án phải cung cấp thông tin cụ thể và càng chi tiết càng tốt.
Điều này giúp nhà đầu tư sẽ càng hiểu rõ về dự án và dễ đưa ra quyết định đầu tư hơn.
Hơn nữa, mình nghĩ rằng chúng ta là người bỏ tiền ra để đầu tư nên mong muốn được hiểu rõ về dự án là mong muốn hoàn toàn chính đáng và hợp lý.
Ngược lại, việc đọc và hiểu rõ về dự án cũng là hành động cho thấy chúng ta có trách nhiệm hơn với số tiền đầu tư của mình.
Nếu không đọc whitepaper mà đầu tư thua lỗ thì lỗi đầu tiên là do chúng ta đã không nghiên cứu kỹ, chứ không phải do bất kỳ ai gây ra cả.
Một whitepaper được viêt sơ sài, không chỉnh chu, hàm lượng thông tin thấp phần nào cũng chứng tỏ thái độ của team đó với dự án mà họ đang cố gắng kêu gọi vốn.
Làm thế nào họ có thể thực hiện những điều lớn lao ngay cả khi cái whitepaper họ còn làm hời hợt?
Bạn thấy có đúng không?
4. Không cung cấp địa chỉ liên hệ
Cái này thì rõ ràng rồi, quá trình đầu tư ICO không phải lúc nào cũng diễn ra trơn tru.
Đôi khi chúng ta thường hay gặp lỗi này, lỗi kia và chúng ta sẽ cần sự trợ giúp từ phía dự án.
Nếu không có thông tin liên lạc, chúng ta có thể làm gì bây giờ?
Khi đầu tư ICO, có đôi lúc bạn sẽ bắt gặp cái cảm giác đã đọc đi đọc lại whitepaper rất nhiều lần nhưng vẫn có những điểm chưa hiểu rõ.
Đây là lúc chúng ta sẽ cần tới thông tin liên hệ để hỏi thêm về những vấn đề liên quan đó.
Thông tin liên hệ là rất cần thiết đối với các nhà đầu tư.
Nếu đó chỉ là thông tin fake, hoặc không có thật, tốt nhất chúng ta nên tránh xa những dự án đó.
Không thôi lỡ chuyển tiền mua rồi mà giờ bị kẹt hoặc không nhận được coin cũng không biết nắm lấy ai mà hỏi, nhờ ai giải quyết giùm.
5. Cam kết lợi nhuận khi đầu tư
Đây là đặc điểm bạn sẽ rất may gặp phải với các mô hình lending, ponzi và hyip.
Lending thì chắc đã đi vào dĩ vãng rồi.
Rất nhiều người đã phất lên rất nhanh nhờ coin lending.
Và cũng rất nhiều người sml khóc một dòng sông với coin lending.
Quá khó cho một dự án có thể tìm ra được một nguồn tiền đủ lớn và ổn định để cam kết lợi nhuận cho tất cả các nhà đầu tư hàng tháng.
Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, có lúc phát triển có lúc khó khăn chứ có bao giờ mà ổn định mãi đươc.
Điều đó không hợp lý chút nào.
Việc cam kết lợi nhuận chẳng qua là một hình thức đánh vào lòng tham để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Chứ giờ mình đầu tư vô, họ làm ăn thua lỗ rồi không có tiền trả lãi cho mình thì mình cũng đâu có làm gì được.
Thế nên cứ dự án nào mà cam kết lợi nhuận đều đặn hàng tháng, bạn đã có thể rất nhanh đưa ra quyết định bỏ qua dự án đó rồi.
6. Sử dụng câu từ mang tính chất câu kéo
Thông điệp truyền thông của một dự án thường sẽ cho thấy được tầm nhìn dài hạn của họ và khách hàng là ai.
Nếu một dự án nhấn mạnh thông điệp của họ là mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho bạn, thì có thể khách hàng của họ không phải như những gì họ nói, mà có thể đối tượng họ đang nhắm tới chính là bạn, những nhà đầu tư.
Từ trước tới giờ mình đã review qua cũng rất nhiều dự án, nhưng chưa thấy dự án nào tốt thực sự lại nhấn mạnh mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư cả.
Ông bà ta ngày xưa hay có câu: "tốt khoe, xấu che"
Mình thấy trong trường hợp này nó khá đúng.
Nếu sản phẩm/dịch vụ của họ đủ tốt, chắc chắn người ta sẽ mang nó ra khoe chứ không có cớ gì lại giấu đi cả.
Khả năng cao ở đây là bản thân team dev không đủ tự tin với sản phẩm/dịch vụ của mình nên mới sử dụng thông điệp về lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư.
Cũng phải, chứ giờ không mang cái đó ra nói thì đâu có gì để mà quảng bá nữa đâu.
7. Sử dụng nhiều buzzword
Buzzword là một trong những thuật ngữ nói về việc sử dụng văn phong mang tính chất cao siêu, nguy hiểm nhưng thật ra lại rất sáo rỗng, không mang hàm lượng thông tin nhiều, với mục đích gây khó hiểu cho người đọc.
Đối với những người không phải là chuyên gia trong ngành, khi nghe được những buzzword này sẽ có cảm giác như đây là thông tin rất chuyên môn, hoành tráng và chuyên sâu.
Nhưng thật ra không phải chẳng qua là do người ta cố tình làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu nhầm mà thôi.
Không chỉ crypto mà đầu tư cái gì cũng vậy, chúng ta chỉ nên đầu tư những gì chúng ta hiểu rõ.
Khi bạn muốn đầu tư vào một dự án nào đó, hãy tìm hiểu nó thật kỹ rồi mới đưa ra quyết định nên đầu tư hay không?
Còn đối với dự án nào mình không hiểu rõ, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không hiểu thì theo mình tốt nhất bạn không nên đầu tư.
Dự án ICO thì có rất nhiều, bỏ lỡ 1-2 dự án cũng không phải là điều quá to tát.
Luôn có những dự án mới tốt hơn và ngon hơn nên chúng ta không có gì phải vội cả.
8. Không có roadmap hoặc không thực tế
Con đường nào rồi cũng về la mã, chỉ có điều là có đường ngắn đường xa, có đường mau về đích, có đường lâu về đích.
Thế giới của chúng ta đang thay đổi rất nhanh, đôi khi dự án chỉ mới ICO thôi là đã có người đánh cắp ý tưởng để xây một ICO mới rồi.
Ai nhanh hơn, chiếm được thị phần trước, người đó thắng.
Nên khi nhìn vào một dự án ICO, roadmap sẽ là phần sẽ giúp chúng ta hình dung được đội ngũ phát triển sẽ đưa dự án đi về đâu và trong bao lâu.
Huy động được vốn để bắt đầu dự án đã khó, nhưng sử dụng sao cho hợp lý để đưa dự án đi đến đích nhanh nhất lại là bài toán khó hơn.
Đối với những dự án không cung cấp roadmap, chúng ta sẽ không thể nào biết được rằng dự án này sẽ đi về đâu và đi như thế nào.
Khi mà chúng ta không biết họ sẽ sử dụng tiền của chúng ta để phát triển dự án như thế nào?
Liệu bạn có yên tâm mà đầu tư?
Hay khi họ cung cấp roadmap nhưng lại đặt ra một lộ trình rất không hợp lý, thì cũng sẽ rất khó để dự án đó thành công.
9. Không có sản phẩm demo
Đừng nghe những gì họ nói, hãy nhìn những gì họ làm.
Dù whitepaper có trình bày chi tiết và kỹ càng tới cách mấy nhưng nếu như không có một sản phẩm demo nào thì tất cả những gì bạn nghe được đều vẫn chỉ đang nằm trên giấy.
Tức là dự án đó chỉ mới nói thôi chứ chưa hề bắt tay vào làm một cái gì cả.
Bạn biết đấy!
Nói thì dễ, làm mới khó.
Đã có khi nào bạn làm một việc mà trước khi làm bạn nghĩ rõ rất dễ, nhưng tới khi làm lại thấy nó rất chua không?
Rõ ràng là khi bắt tay vào làm rồi mới thấy rất nhiều vấn đề lộ diện ra.
Những vấn đề đó, dù chúng ta có nghĩ mãi cũng không bao giờ biết được, cho tới khi xắn tay áo vào làm.
Với một dự án chỉ dừng lại ở whitepaper, họ sẽ không biết được những vấn đề có thể xảy ra khi triển khai là gì từ đó kế hoạch triển khai của họ sẽ khó chính xác hơn rất nhiều.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như họ dự kiến raise 10 triệu đô nhưng khi bắt tay vào làm mới biết rằng mình cần 50 triệu đô?
Chẵng lẽ phải phát hành thêm coin để ICO tiếp?
10. Trực giác
Điều thứ 10 này dựa trên trải nghiệm có thật của chính bản thân mình trong quá trình review các dự án ICO.
Đôi khi mình cảm thấy dự án ổn nhưng chẳng hiểu sao lại thất không tự tin để đầu tư nên mình mới thêm vào.
Đã đầu tư tất nhiên ai cũng kỳ vọng có lợi nhuận, nhưng cũng phải thoải mái nữa.
Dự án ICO ngoài kia còn rất nhiều không có gì phải lo cả.
Không vào được kèo này ta vào kèo khác.
Chứ mình đầu tư mà mình không thoải mái, khi xuống tiền rồi lại ngày đêm thấp thỏm lo sợ, hao tâm tổn sức vì lo nghĩ nhiều.
Chương 4: Chiến lược đầu tư ICO
Chiến lược 1: Mua ICO và hold to die (nhất quyết không bán cho tới khi thấy dự án thành công).
Đây thực sự là những fan cuồng của Blockchain và cryptocurrency. Đã thế lại còn có vốn mạnh, dư dả nên không vội vàng lấy lợi nhuận.
Mỗi dự án họ đầu tư và thời gian hold được tính theo năm. Nếu dự án thành công, số tiền ban đầu đầu tư sẽ được nhân với hệ số rất lớn. Nếu hold sai dự án, không những không có lãi mà vốn cũng mất luôn.
Chiến lược 2: Mua ICO, chờ token lên giá và bán hết số token đã mua.
Trái ngược hoàn toàn với nhóm số 1, những người follow chiến lược số 2 tập trung vào vòng quay của vốn.
Thời gian là chỉ số quan trọng nhất đối với nhó người này. Làm sao thắng được nhiều deal nhất trong thời gian càng ngắn càng tốt.
Chiến lược 3: Mua ICO, chờ token lên giá và bán một phần tương ứng đủ số vốn đã đầu tư, còn lại hold to die.
Bạn có thể hình dung chiến lược này với hình ảnh đi gieo hạt.
Giả sử, bạn có 100 nghìn, bạn đầu tư vào một dự án và nó tăng gấp 3 lần, bạn rút 100 nghìn tiền gốc và mang hạt giống đó sang dự án khác. 200k giá trị token còn lại chính là sẽ được hold to die.
Chiến lược 4: Mua ICO, chờ token lên giá và bán một phần lớn hơn số vốn đã đầu tư để thu về vốn và một ít lãi, còn lại hold to die.
Chiến lược số 4 nhìn chung khá giống chiến lược số 3, chỉ khác mỗi chỗ là thay vì chỉ rút về phần gốc, bạn có thể rút thêm một phần lãi.
Điều này rất hay bởi sau khi rút về, bạn gần như sẽ rất nhẹ nhõm với số tiền còn lại bởi bạn đã rút cả gốc lẫn lãi về rồi.
Còn lại chỉ là phần lãi thêm thôi. Hên thì lãi thêm được nhiều, Xui thì được thêm lãi ít nhưng kiểu gì cũng có lãi.
Chiến lược 5: Quản lý vốn
Trong đầu tư thì quản lý vốn là việc rất quan trọng nếu bạn muốn hạn chế thua lỗ và tối đa lợi nhuận cho tổng thể giá trị tài sản của mình.
Mỗi người sẽ có một “độ máu” khác nhau nên không có một công thức cụ thể nào có thể đúng cho tất cả các trường hợp.
Nếu có ít tiền, bạn có thể cân nhắc việc chấp nhận rủi ro nhiều hơn nhưng không nên quá 10% khối lượng tài sản cho mỗi thương vụ.
Nếu có nhiều tiền, an toàn nên là ưu tiên hàng đầu do đó mỗi thương vụ. Bạn sẽ không muốn tham gia quá 5% số tiền của mình cho mỗi deal.
Quản lý vốn, nói thì dễ, làm mới khó.
Để quản lý vốn tốt cần tính kỷ luật của nhà đầu tư rất cao.
Đa số mọi người thất bại không phải bởi vì không biết cách quản lý vốn.
Họ thất bại vì không đủ kỷ luật để quản lý đúng kế hoạch đã đề ra.
Chương 5: Cách mua ICO bằng Ethereum
Mỗi dự án khi thông báo mở bán ICO lúc nào cũng sẽ có hướng dẫn mua đi kèm. Tuỳ vào cách tổ chức của từng dự án mà cách mua cũng khác nhau.
Do đa số các ICO hiện nay chủ yếu sử dụng blockchain Ethereum là nhiều, nên trong phần hướng dẫn này, mình sẽ tập trung nói về cách mua các token chạy trên nền ERC-20.
Các dự án chạy trên NEO, QTUM, ICON…sẽ được mình cập nhật trong thời gian tới.
Thông thường, những dự án chạy trên nền tảng của Ethereum, sẽ có cách mua ICO như sau:
Cách 1:
Cách 2:
Đôi khi quá trình trả token về ví sẽ mất một khoảng thời gian tầm vài ngày sau khi kết thúc ICO.
Bạn sẽ cần kiên nhẫn chờ ngày token được trả về ví để yên tâm rằng mình đã mua ICO thành công.
Chương 6: Một số kinh nghiệm khi đầu tư ICO
Có những bài học không nhất thiết phải trải qua chúng ta mới học được. Sau đây là những kinh nghiệm được đúc kết lại về đầu tư ICO có thể giúp bạn nhanh thành công hơn.
#1: Không bao giờ bỏ trứng vào một rổ
Bất kỳ thương vụ đầu tư lúc nào cũng tiềm ẩn rủi ro bên trong nó.
Dù bạn có tài giỏi và phân tích kỹ đến cách mấy, xác suất thất bại 1 deal luôn tồn tại.
Chính vì vậy, hãy luôn chia số trứng của mình ra nhiều giỏ, đừng all in.
Bạn có thể thắng 99 lần, nhưng chỉ 1 lần thất bại, tất cả chiến thắng của bạn trước đó sẽ bay theo mây khói.
#2: Tránh xa các dự án có dấu hiệu scam
Bạn có còn nhớ nguyên tắc đầu tư số 1 của tỷ phú Warren Buffett không?
“Đừng bao giờ để mất tiền”.
Ngoài kia có rất nhiều dự án tốt đang chờ đợi chúng ta đầu tư, thà đầu tư vào dự án tốt, ăn ít một xíu nhưng an toàn cao vẫn hơn là đầu tư vào một dự án có khả năng lừa đảo lấy đi tiền của mình.
Khi bạn chưa đầu tư, tiền vẫn đang nằm trong túi bạn.
Khi bạn đã xuống tiền rồi, tiền nằm trong túi của team dev.
Hãy thật cẩn trọng với những thương vụ đầu tư của mình.
#3: Bữa ăn miễn phí chỉ có trên chiếc bẫy chuột
Khi có một ai đó mang đến cho bạn 1 deal chắc chắn sẽ thắng 100%.
Lúc đó bạn hãy nhớ đến câu nói trên của mình. Trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí.
Không ai cho không ai cái gì cả, mọi thứ đều có giá của nó.
#4: Luôn luôn học hỏi phát triển bản thân
Blockchain & Cryptocurrency là lĩnh vực đang phát triển rất nhanh. Mọi thứ hay đổi từng ngày, từng giờ.
Trong một lĩnh vực mà mọi thứ đều đang đi tới, đứng yên thôi đã là đi thụt lùi.
Kiến thức hôm qua có thể sẽ không đúng hôm nay.
Hãy giữ cho mình một tâm thế luôn học hỏi và cập nhật kiến thức của mình hàng ngày để tiến bộ hơn.
#5: Tìm những người cùng tư duy, chí hướng để trao đổi và học hỏi lẫn nhau
Ông bà ta có câu: Học thầy không tày học bạn.
Vì thế, việc có cho mình một hội nhóm nhỏ để trao đổi kinh nghiệm đầu tư không chỉ giúp cho bản thân tiến bộ hơn rất nhanh, mà còn tạo được những mối quan hệ chất lượng thúc đẩy nhau đi lên từng ngày.
Lúc thua có người chia buồn, lúc thắng cả nhóm ăn mừng cùng nhau. Thế chẳng phải thú vị hơn rất nhiều sao?
#6: Học cách chịu trách nhiệm với quyết định của chính mình
Nếu bạn thắng, vui thôi đừng vui quá và nếu bạn thua, chí ít cũng tìm hiểu xem vì sao mình thua để lần sau không mắc phải nữa.
Khi bạn đầu tư bởi vì tin tưởng ai đó giới thiệu, hãy luôn tôn trọng người đó bất kể kết quả nào có xảy ra.
Tiền mình mang đi đầu tư dù thắng dù thua cũng là mồ hôi công sức mình làm ra, hãy có trách nhiệm với nó.
Bạn đã xuống tiền, tiếp theo nên làm gì?
Hãy kiên nhẫn chờ đợi ngày hái quả. Bạn không thể sinh ra 1 đứa bé chỉ trong 1 tháng bằng cách làm cho 9 người phụ nữ mang thai.
Bạn đã cố gắng hết sức rồi. Bây giờ là lúc chúng ta ngồi nghỉ ngơi, đợi ngày hái quả. Những thứ kỳ diệu thường cần thời gian. Chúc bạn đầu tư thành công!
Nếu bài viết này có ích cho bạn, hãy giúp mình chia sẻ nó tới những anh em của bạn, biết sẽ giúp được điều gì đó cho người !
Chúc bạn đầu tư thành công!