Interest rate là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ Interest rate là gì? Vậy thì trong bài viết dưới đây, JobsGO sẽ giải đáp thông tin về đến thuật ngữ này. Cùng đón đọc để có thêm kiến thức bổ ích bạn nhé.
1. Interest Rate Là Gì? Một Số Khái Niệm Liên Quan
Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Interest rate là gì cũng như một số khái niệm có liên quan.
1.1 Khái Niệm Interest Rate
Interest rate dịch ra tiếng Việt nghĩa là lãi suất. Đây là số tiền lãi mà người vay phải trả cho việc sử dụng tiền họ đã vay từ người khác/ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định. Đó cũng có thể là “phần thưởng” cho việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm của số tiền gốc.
1.2 Các Khái Niệm Liên Quan Đến Interest Rate
Ngoài Interest rate, có một số thuật ngữ khác liên quan cũng thường xuyên được sử dụng trong tài chính, ngân hàng như:
- Base Interest rate: lãi suất cơ bản.
- Negative Interest Rate: lãi suất âm.
- Real Interest Rate: lãi suất thực.
- Equity Interest: lợi ích cổ phần.
- Rates là gì: Là một loại chỉ số hoặc tỷ lệ phần trăm dùng để đo lường sự thay đổi hoặc tỷ lệ của một yếu tố nào đó
2. Các Loại Interest Rate
Có 6 loại Interest rate phổ biến mà các bạn nên biết đó là:
2.1 Lãi Suất Cơ Bản
Đây là loại lãi suất mà các ngân hàng sử dụng để làm cơ sở ấn định mức lãi suất của mình. Tùy từng quốc gia mà lãi suất cơ bản sẽ khác nhau, nó có thể được ấn định bởi:
- Ngân hàng trung ương.
- Tự các ngân hàng xác định dựa theo tình hình hoạt động của đơn vị.
- Các ngân hàng căn cứ vào mức lãi suất cơ bản của những ngân hàng lớn đứng đầu rồi cộng trừ biên độ dao động theo một tỷ lệ phần trăm.
2.2 Lãi Suất Tín Dụng Ngân Hàng
Lãi suất tín dụng ngân hàng chính là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho ngân hàng/người vay. Loại này cũng có nhiều mức khác nhau, tùy thuộc vào thời hạn vay, phương thức, mục đích hay loại tiền vay,…
Với những ngân hàng thương mại, lãi suất tín dụng sẽ giúp tạo nên các khoản thu nhập, chi phí chủ yếu của ngân hàng.
2.3 Lãi Suất Liên Ngân Hàng
Đây là loại lãi suất áp dụng với các ngân hàng cho nhau vay. Nó được hình thành qua mối quan hệ cung - cầu vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.
Lãi suất này sẽ phải chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của ngân hàng trung ương. Mức độ chi phối như thế nào tùy thuộc vào sự phát triển và hoạt động của thị trường, tỷ trọng sử dụng vốn vay,…
2.4 Lãi Suất Chiết Khấu
Lãi suất chiết khấu được áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay nhưng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc là có giấy tờ khác mà chưa đến hạn thanh toán. Lãi suất này cũng tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ, tuy nhiên sẽ được khấu trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền cho khách.
2.5 Lãi Suất Tiền Gửi
Hiểu đơn giản, lãi suất tiền gửi là khoản ngân hàng sẽ trả cho khách hàng khi họ gửi tiền vào ngân hàng. Lãi suất này có nhiều mức khác nhau phụ thuộc vào:
- Loại tiền gửi của khách hàng (nội tệ hay ngoại tệ).
- Loại tài khoản (tiền gửi tiết kiệm hay thanh toán).
- Loại thời hạn (không kỳ hạn hay có kỳ hạn).
- Quy mô tiền gửi (lớn hay nhỏ).
Ngoài ra, bạn cũng nên biết về cash deposit là gì, vì nó liên quan đến việc gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng.
2.6 Lãi Suất Cố Định
Đây là loại lãi suất không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản vay. Lãi suất cố định thường sẽ áp dụng trong việc thế chấp tài sản hoặc các khoản vay dài hạn. Theo đó, người cho vay sẽ hưởng khoản lãi cố định, không tăng lên hay giảm xuống.
3. Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Interest Rate Là Gì?
Lãi suất là một yếu tố kinh tế quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế và tài chính cá nhân. Dưới đây là các ý nghĩa, vai trò cụ thể của lãi suất:
3.1 Lãi Suất Cho Các Khoản Vay
Lãi suất là yếu tố thể hiện chi phí phải trả cho các khoản vay. Khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp vay tiền từ ngân hàng, họ phải trả lãi suất cho số tiền đó. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp. Khi lãi suất thấp, chi phí vay vốn giảm sẽ khuyến khích việc vay mượn để đầu tư, tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất cao, chi phí vay vốn tăng thì sẽ hạn chế tiêu dùng, đầu tư, từ đó có thể làm chậm lại sự tăng trưởng kinh tế.
3.2 Lãi Suất Cho Số Tiền Tiết Kiệm Và Tiền Gửi
Lãi suất cho số tiền tiết kiệm và tiền gửi biểu thị mức lợi nhuận mà người gửi tiền nhận được từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khi họ gửi tiền. Lãi suất cao khuyến khích việc tiết kiệm nhiều hơn vì người gửi tiền nhận được lợi nhuận cao hơn từ khoản tiền gửi của họ. Điều này có thể làm giảm lượng tiền chi tiêu trong nền kinh tế giúp kiểm soát lạm phát. Ngược lại, lãi suất thấp làm giảm động lực tiết kiệm, khuyến khích chi tiêu và đầu tư, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cho tiền gửi không chỉ ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm của cá nhân mà còn tác động đến dòng tiền trong nền kinh tế, trong đó có cả khái niệm lãi suất kép.
3.3 Lãi Suất Trong Phân Tích Tài Chính Và Định Giá Tài Sản
Lãi suất đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính và định giá tài sản. Trong các mô hình tài chính, lãi suất được sử dụng để chiết khấu các dòng tiền trong tương lai về giá trị hiện tại. Lãi suất cao làm giảm giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai, dẫn đến giảm giá trị của các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản. Ngược lại, lãi suất thấp làm tăng giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai, từ đó tăng giá trị của các tài sản tài chính. Việc hiểu rõ vai trò của lãi suất trong định giá tài sản giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư thông minh, hiệu quả.
3.4 Lãi Suất Là Công Cụ Của Ngân Hàng Trung Ương Điều Chỉnh Nền Kinh Tế
Lãi suất là một công cụ quan trọng mà ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế. Bằng cách thay đổi lãi suất, ngân hàng trung ương có thể tác động đến mức tiêu dùng, đầu tư. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất, chi phí vay vốn tăng, làm giảm tiêu dùng và đầu tư, từ đó kiềm chế lạm phát. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất, chi phí vay vốn giảm sẽ khuyến khích tiêu dùng, đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, lãi suất còn tác động đến tỷ giá hối đoái, cụ thể lãi suất cao thu hút dòng vốn nước ngoài, làm tăng giá trị đồng nội tệ, trong khi lãi suất thấp có thể làm giảm giá trị đồng nội tệ. Điều chỉnh lãi suất là một công cụ quan trọng giúp ngân hàng trung ương duy trì sự ổn định, phát triển của nền kinh tế.
4. Tỷ Lệ Interest Rate Có Ảnh Hưởng Như Thế Nào?
Interest rate có ảnh hưởng rất lớn đến cả các khoản vay và nhà đầu tư. Vậy cụ thể nó có tác động như thế nào?
4.1 Đối Với Khoản Vay
- Nếu tỷ lệ lãi suất càng cao thì các khoản vay sẽ càng đắt bởi khoản lãi cần trả sẽ tăng cao.
- Nếu tỷ lệ lãi suất càng thấp thì các khoản vay sẽ có chi phí thấp hơn, việc trả nợ sẽ dễ dàng hơn.
- Trường hợp tỷ lệ lãi suất thấp cũng có thể làm tăng khả năng vay tiền của các doanh nghiệp/cá nhân. Điều này thúc đẩy quá trình tăng trưởng về kinh tế.
4.2 Đối Với Tiêu Dùng Và Đầu Tư
- Nếu như tỷ lệ lãi suất càng cao thì vấn đề tiêu dùng, đầu tư vào trái phiếu hay các khoản tiết kiệm sẽ càng hấp dẫn vì lợi nhuận thu được sẽ cao hơn.
- Nếu như tỷ lệ lãi suất thấp thì việc tiêu dùng, đầu tư sẽ ít hơn, họ sẽ tìm kiếm những phương thức khác kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
- Tỷ lệ lãi suất cũng có tác động đến giá trị của một số tài sản khác như là bất động sản, cổ phiếu,… Khi lãi suất thấp, giá trị của các tài sản này sẽ tăng lên.
4.3 Interest Rate Ảnh Hưởng Tới Lạm Phát
- Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất, chi phí vay vốn tăng lên, làm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, từ đó kiềm chế lạm phát.
- Khi lãi suất giảm, việc vay vốn trở nên dễ dàng hơn, làm tăng lượng tiền lưu thông và có thể dẫn đến lạm phát cao hơn.
Do đó, điều chỉnh lãi suất là một trong những công cụ quan trọng mà ngân hàng trung ương sử dụng để kiểm soát lạm phát, giữ cho nền kinh tế ổn định.
4.4 Tác Động Đối Với Việc Làm Và Thị Trường Lao Động
- Khi lãi suất thấp, các doanh nghiệp có động lực vay vốn để mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm nhân công, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng cường cơ hội việc làm.
- Khi lãi suất cao, chi phí vay vốn tăng, khiến doanh nghiệp cắt giảm đầu tư, thu hẹp sản xuất và giảm số lượng nhân công, từ đó tăng tỷ lệ thất nghiệp, làm thị trường lao động trở nên khó khăn hơn.
4.5 Tác Động Đối Với Thị Trường Tài Chính
- Khi lãi suất tăng thì chi phí vay vốn tăng, dẫn đến giảm nhu cầu đối với các tài sản có thu nhập cố định như trái phiếu, từ đó làm giảm giá trị của chúng. Đồng thời, lãi suất cao cũng làm giảm động lực đầu tư vào thị trường chứng khoán vì lợi nhuận kỳ vọng từ cổ phiếu không còn hấp dẫn so với lợi nhuận từ các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ.
- Lãi suất thấp khuyến khích đầu tư vào thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro khác, làm tăng giá trị của chúng.
4.6 Tác Động Đối Với Tỷ Giá Ngoại Hối
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại hối thông qua các dòng vốn quốc tế.
- Khi lãi suất của một quốc gia tăng, đồng tiền của quốc gia đó trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến tăng cầu đối với đồng nội tệ và làm tăng giá trị của nó so với các đồng tiền khác.
- Khi lãi suất giảm, đồng tiền của quốc gia đó trở nên kém hấp dẫn, gây giảm cầu và làm giảm giá trị của đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối.
4.7 Tác Động Đối Với Ngân Hàng Và Tài Chính Cá Nhân
Lãi suất có tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng và tài chính cá nhân. Đối với ngân hàng:
- Lãi suất cao có thể làm tăng lợi nhuận từ các khoản vay nhưng cũng làm giảm nhu cầu vay vốn.
- Lãi suất thấp có thể khuyến khích vay mượn nhưng lại giảm lợi nhuận từ các khoản vay.
Đối với tài chính cá nhân:
- Lãi suất cao làm tăng chi phí vay mượn, chẳng hạn như lãi suất thế chấp và lãi suất thẻ tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu, đầu tư của cá nhân.
- Lãi suất thấp làm giảm chi phí vay mượn, giúp các cá nhân dễ dàng hơn trong việc mua sắm, đầu tư và tiết kiệm.
Xem thêm:Ngân hàng bán buôn là gì? Giải đáp các thắc mắc về ngân hàng bán buôn
5. Các Yếu Tố Tác Động Đến Interest Rate
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố tác động đến Interest rate như nền kinh tế, quan hệ cung - cầu tiền tệ, lạm phát,… Và để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng, tác động này, bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé.
5.1 Lạm Phát
Lạm phát có lẽ là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị của đồng tiền. Theo đó, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến tỷ lệ lãi suất.
Khi lạm phát tăng, con người, các doanh nghiệp sẽ mất giá trị của tiền mặt, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu tăng lãi suất cao hơn để bù đắp cho giá trị bị giảm đó. Như vậy, nếu lạm phát tăng, thường lãi suất cũng sẽ tăng lên. Đây là lý do vì sao các ngân hàng cần xem xét discount rate là gì để điều chỉnh chính sách tài chính sao cho phù hợp với tình hình lạm phát.
Bên cạnh đó, việc tăng lạm phát làm cho giá trị thực của tiền vay giảm, mọi người sẽ ưu tiên vay hơn là gửi tiết kiệm. Điều này cũng sẽ thúc đẩy lãi suất tăng.
5.2 Cung - Cầu Tiền Tệ
Cung - cầu tiền tệ là số tiền được sử dụng để thanh toán trên thị trường. Còn lãi suất là giá cả, chi phí phải trả cho việc sử dụng vốn. Như vậy, sự cung - cầu tiền tệ trên thị trường cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ lãi suất. Mặc dù Chính phủ, ngân hàng trung ương có thể ấn định mức lãi suất cơ bản để đáp ứng cho các mục tiêu kinh tế, song nếu muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì thị trường vốn cũng cần phải được đảm bảo.
5.3 Chính Sách Của Nhà Nước
Các chính sách tiền tệ, lãi suất của Nhà nước tác động rất nhiều đến tỷ lệ lãi suất. Nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất dựa vào lạm phát hoặc để giảm tiền lãi cho người dân, doanh nghiệp thì mức lãi suất ở các ngân hàng khác cũng sẽ tăng. Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương giảm lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế, giảm thất nghiệp thì mức lãi suất của các ngân hàng cũng sẽ giảm theo.
5.4 Sự Ổn Định/Biến Động Của Nền Kinh Tế
Nếu nền kinh tế ổn định, phát triển mạnh thì cuộc sống của người dân cũng sẽ tốt hơn. Mọi người sẽ có tài sản, tiền tiết kiệm và muốn đầu tư sinh lời. Theo đó, nhu cầu cung tiền cho vay tăng dẫn đến xu hướng giảm lãi suất. Còn khi các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động, phát triển hơn cần vay vốn kinh doanh thì lãi suất lại có xu hướng tăng. Nắm vững các yếu tố này sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm tự do tài chính là gì, đồng thời áp dụng vào chiến lược tài chính cá nhân để đạt được mục tiêu tài chính lâu dài.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm “Interest rate là gì?” cùng các vấn đề xoay quanh lãi suất. Hy vọng rằng những thông tin này của JobsGO sẽ hữu ích, giúp các bạn lựa chọn đúng hình thức cho vay/vay tiền để có mức lãi suất phù hợp nhất nhé.
Câu hỏi thường gặp
1. Thẻ Tín Dụng Vib Zero Interest Rate Là Gì?
Thẻ tín dụng VIB Zero Interest Rate là sản phẩm thẻ tín dụng của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) tại Việt Nam, được thiết kế đặc biệt với ưu đãi không tính lãi suất cho các giao dịch chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Tại Sao Ngân Hàng Trung Ương Thay Đổi Interest Rate?
Ngân hàng trung ương thay đổi Interest rate để điều chỉnh nền kinh tế, cụ thể tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Điều chỉnh lãi suất là một trong những công cụ quan trọng giúp ngân hàng trung ương duy trì sự ổn định kinh tế.
3. Lãi Suất Thực Là Gì?
Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đã được điều chỉnh theo lạm phát. Nó phản ánh sức mua thực tế của tiền trong tương lai. Cụ thể:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.
4. Sự Khác Biệt Giữa Lãi Suất Cố Định Và Lãi Suất Thả Nổi Là Gì?
- Lãi suất cố định: Không thay đổi trong suốt thời gian vay hoặc gửi tiền.
- Lãi suất thả nổi: Thay đổi theo thời gian, thường dựa trên một chỉ số tham chiếu như lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: