Hình thức kinh doanh Dropshipping, cái tên với nhiều người không còn xa lạ nhưng với những người mới “chập chững” bước những bước đầu tiên trên con đường kinh doanh thì hình thức này còn khá lạ và mơ hồ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết và kỹ lưỡng về mô hình Dropshipping để bạn có thể hiểu rõ ràng hơn hình thức kinh doanh online này!
1. Dropshipping là gì?
Mô hình Dropshipping hiểu đơn giản là: Bạn là người bán hàng, bạn đăng bán sản phẩm của nhà cung cấp với giá tùy ý và marketing sản phẩm. Khi có khách mua hàng, bạn trả tiền cho người bán giá niêm yết của nhà cung cấp. Nhà cung cấp ghi nhận thông tin khách hàng của bạn và chuyển đến tay khách. Bạn chỉ cần theo dõi đơn hàng và nhận tiền COD.
Tuy nhiên, ở Việt Nam mô hình này lại chưa thực sự được phát triển mạnh mẽ như ở nước ngoài. Lý do phần lớn nằm ở tỷ suất lợi nhuận của mô hình này không được cao như ở nước ngoài.
Dropshipping là gì?
Việc này một phần do mức tiêu dùng ở thị trường Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn khá nhiều so với các thị trường phát triển nước ngoài. Việc này do hàng hóa nhập về Việt Nam vẫn đang qua quá nhiều khâu và đầu mối. Để giảm chi phí, hầu hết các người bán ở Việt Nam thường nhập hàng số lượng lớn về và bán thông qua các kênh khác nhau.
2. Quy trình của mô hình Dropshipping
Quy trình của mô hình Dropshipping sẽ bao gồm:
- Lựa chọn mặt hàng kinh doanh
- Marketing về sản phẩm để tiếp cận khách hàng tiềm năng
- Chốt đơn hàng
- Liên hệ nhà cung cấp
- Trao đổi về giá cả, vận chuyển với nhà cung cấp
- Đặt mua và theo dõi đơn hàng
- Tiếp tục marketing các sản phẩm muốn bán
3. Ưu, Nhược điểm của kinh doanh mô hình Dropshipping
3.1. Ưu điểm của Dropshipping
Mô hình dropshipping có những ưu điểm khác biệt như sau:
- Tổ chức dễ dàng:
Việc vận hành mô hình dropship chỉ gói gọn trong 3 bước, bao gồm: Tìm kiếm nhà cung cấp, xây dựng kênh bán và bắt đầu các công việc liên quan để bán được hàng.
- Chi phí tổ chức bán hàng thấp:
Trong các mô hình kinh doanh truyền thống, phần lớn chi phi kinh doanh phát sinh từ việc thiết lập và vận hành các hoạt động bán lẻ, trong đó có chi phí dự trữ và quản lý hàng tồn kho. Dropship loại bỏ vấn đề chi phí này, bạn không cần dự trữ tồn kho, xử lý hàng hóa, gói hàng và vận chuyển. Theo đó, chi phí chủ yếu là xây dựng trang web và marketing cho cửa hàng.
- Chi phí đầu tư thấp:
Như đã nêu trên, bạn không cần đầu tư quá nhiều vốn cho việc kinh doanh online, chi phí chủ yếu là hoàn thiện kênh bán và quảng cáo để thu hút người tiêu dùng.
- Rủi ro thấp:
Nếu cửa hàng của bạn không bán được sản phẩm, bạn cũng sẽ không mất các chi phí kiểm soát tồn kho. Nếu bạn muốn ngừng bán sản phẩm, bạn cũng không bị lỗ vốn do sản phẩm còn tồn kho quá nhiều.
Ưu điểm Dropshipping
- Bán hàng xuyên biên giới:
Bạn có thể bán hàng tại bất kỳ nơi đâu, trong mọi thời điểm, bởi cửa hàng online của bạn không cần văn phòng, nhà kho, nhân viên,…
- Bán bất kỳ sản phẩm nào bạn muốn:
Bạn có thể nghiên cứu và bán bất cứ món hàng nào bạn thích. Ngay cả trên website bán hàng của bạn, bạn có thể bán nhiều loại nhiều phẩm cùng ngành hàng để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và bao phủ được nhu cầu của họ.
- Mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng:
Trong mô hình kinh doanh truyền thống, việc mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc tăng đầu tư thời gian và tiền bạc vào cửa hàng. Với mô hình dropshipping, mọi hoạt động liên quan đến hàng hóa và hoàn tất đơn hàng sẽ được nhà cung cấp xử lý. Do đó, bạn có nhiều thời gian để mở rộng kinh doanh bằng việc tăng cường bán hàng đa kênh, xây dựng hệ thống website tối ưu bán hàng, tìm kiếm sản phẩm tiềm năng để mở rộng danh sách sản phẩm.
3.2. Nhược điểm của Dropshipping
Tuy dropshipping có những ưu điểm cho người kinh doanh online, tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế:
- Thiếu sự kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa TMĐT bán sỉ và bán lẻ:
Đơn hàng dropshipping đòi hỏi sự kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa nền tảng mà người bán sỉ sử dụng và nền tảng mà người bán lẻ đang kinh doanh. Trong khi đó, các sàn thương mại bán sỉ tại Việt Nam như Thitruongsi, Chosionline,…chưa đủ đáp ứng về yếu tố kỹ thuật, công nghệ để kết nối trực tiếp với những sàn TMĐT bán lẻ trong nước.
Mặt khác, thị trường Việt Nam có trên dưới 20 sàn TMĐT nhưng hiện tại chỉ có một số gian hàng của người bán Trung Quốc trên Tiki và Lazada được dropship sản phẩm từ nước ngoài.
- Chi phí logistics tại Việt Nam khá cao:
Hiện tại, một đơn lẻ từ Trung Quốc về Việt Nam đang ở mức giá khoảng 50.000 - 60.000 VND cho 1 đơn hàng dưới 1kg, đây là chưa kể các chi phí như xử lý đơn hàng, phân loại, đóng gói theo yêu cầu người bán hàng không tạo lợi thế cho người bán hàng dropshipping.
Nhược điểm Dropshipping
- Rủi ro từ hành vi thanh toán COD của người Việt:
Theo Google và Temasek, 75% đơn hàng online sử dụng phức thức giao hàng - trả tiền (COD) tại Việt Nam. Đây là phương thức có tỉ lệ từ chối nhận đơn hàng/hủy đơn hàng rất cao dễ tạo ra nhiều rủi ro cho người bán dropshipping. Tính thanh khoản của COD cũng khá thấp, người bán phải phải chờ lịch đối soát từ hãng vận chuyển (từ 2 - 4 ngày) để nhận được tiền.
4. Làm thế nào để kinh doanh Drop Shipping
4.1. Nghiên cứu thị trường
Điều này là một trong những điều cần thiết bạn thực sự phải nghiêm túc thực hiện nếu muốn phát triển quy mô kinh doanh của mình. Bạn sẽ cần phải làm một số khảo sát thị trường, thống kê những yêu cầu, thực trạng và xu hướng của thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn để biết họ làm những gì, làm như thế nào, ưu khuyết điểm ra sao…
4.2. Xác định các loại sản phẩm bán
Bước này bạn cần phải xác định sớm ngay từ khi bắt đầu kinh doanh Drop Shipping. Bạn có thể quyết định để lựa chọn các mặt hàng tiện ích, thực phẩm, thời trang, đồ dùng gia đình, dược phẩm, mỹ phẩm… Bạn có thể hãy đi vào một mặt hàng cụ thể hoặc bán tổng hợp để tăng khả năng chạm tới nhu cầu của khách hàng, bán lẻ hoặc bán buôn.
4.3. Liên hệ các nhà cung cấp
Bạn đã có ý tưởng các loại sản phẩm mình muốn kinh doanh, sau đó là thời gian để đi bước xa hơn bằng cách liên hệ với các nhà cung cấp sản phẩm này. Đặt ra các thỏa thuận về điều khoản nếu bạn muốn làm việc một cách chuyên nghiệp và có được tối đa hóa lợi nhuận.
4.4. Tạo một website bán hàng chuyên nghiệp
Một website sẽ là nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh của bạn. Ngoại trừ bạn là một nhà thiết kế web mà biết cách làm việc tốt nhất, bạn cần đầu tư cho một dịch vụ thiết kế web có trình độ để có được một cửa hàng online hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể muốn xem xét mẫu tương tự như của đối thủ cạnh tranh hay đến với những thứ hoàn toàn mới, tạo nét riêng cho mình.
4.5. Vận hành kinh doanh từ bất cứ nơi nào
Như tôi đã nói ở trên, website là một nền tảng quan trọng nhất, ngoài ra bạn cần phải mở rộng phạm vi hoạt động của mình, cũng như là việc quảng bá thương hiệu, website đến khách hàng tiềm năng. Bạn đừng quên rằng mình có nhiều kênh bán hàng như mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram…), diễn đàn (webtretho, Lamchame, Tinhte, Voz…)
4.6. Thiết lập mức giá tốt
Mục đích là bạn tạo ra nhiều lợi nhuận, nhà cung cấp có thể bán được nhiều hàng. Vì thế, hãy chắc chắn thỏa thuận để có được mức giá tốt nhất để dễ dàng tạo thương hiệu một cách thiện cảm. Hãy cẩn thận không để giá quá cao, khách hàng sẽ ghé thăm một lần, nhìn vào một sản phẩm mà không dám quay lại lần sau đó, huống chi là mua hàng.
4.7. Tiếp thị cho cửa hàng thương mại điện tử
Một trong những cách kinh doanh Drop Shipping thành công, có nhiều lợi nhuận đó là tiếp thị một cách hợp lý. Bạn có thể xem xét một số các phương thức sau để quảng cáo: Chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo Zalo, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), đặc banner quảng cáo trên các trang báo, trang thông tin… Đừng quên đề cập đến các loại sản phẩm mà bạn bán cũng như bao gồm số điện thoại, địa chỉ để mọi người biết thêm thông tin, liên hệ mua hàng.
5. Người bán được gì khi kinh doanh dropship ở Việt Nam?
- Tối ưu chi phí về nguồn hàng:
Khi dropshipping thực sự phổ biến tại Việt Nam thông một nền tảng hỗ trợ toàn diện, người bán có thể tiếp cận trực tiếp nguồn hàng từ Trung Quốc, nguồn hàng trong nước, nguồn hàng Affiliate không qua trung gian, giảm chi phí nguồn hàng. Sau đó, kinh doanh dropshipping để bán sản phẩm trực tiếp cho người mua, hưởng phần lợi nhuận chênh lệch giữa giá thành dropshipping và giá bán thực tế mà không cần phải nhập hàng.
- Bán hàng đa kênh ít rủi ro:
Mô hình bán hàng dropshipping dù không sở hữu hàng hóa nhưng bạn vẫn có thể bán hàng đa kênh hiệu quả. Dữ liệu tồn kho sẽ được cập nhật sẵn trên kênh bán của nhà cung cấp, bạn chỉ cần sử dụng số liệu này để thiết lập và cập nhật số tồn sản phẩm trên kênh bán dropshipping.
- Giảm chi phí logistics:
Mô hình bán hàng dropshipping tối giản các khoản chi phí cần chi trả, loại bỏ chi phí lưu kho, quản lý hàng hóa và kho bãi, giúp giảm tối đa chi phí logistics.
Như vậy, với mô hình Dropshipping chưa thực sự được phổ biến rộng rãi tại thị trường Việt Nam, người bán hàng thực sự cần một nền tảng có thể tối ưu những vấn đề sau:
- Nguồn hàng
- Vận chuyển
- Thời gian xử lý đơn hàng
- Đối soát COD
- Lưu kho
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đứng ra cung cấp nền tảng dropshipping. Tuy nhiên, để nói về 1 nền tảng đáp ứng được nhu cầu của người bán thì có thể kể đến Netsale.
Netsale là nền tảng dropshipping hàng đầu trong nước, hỗ trợ người bán hàng trong quá trình kinh doanh online. Netsale giải quyết các khó khăn về nguồn hàng (dropship từ Trung Quốc/ nguồn hàng có sẵn tại Việt Nam), người bán chỉ cần tập trung vào sales/marketing để chốt đơn mà không cần lo lắng về các vấn đề đằng sau như vận chuyển, đóng gói, lưu kho hay xử lý hàng hoàn.
Hơn thế nữa, người bán hàng dropshipping qua Netsale còn có thể dropship trực tiếp lên Shopee, một bước giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn, xử lý đơn hàng đa kênh chỉ trên 1 hệ thống.
6. 5 thách thức của Dropshipping và cách vượt qua
6.1. Thách thức đầu tiên: Tỷ suất sinh lợi nhuận thấp
Một trong những yếu tố hàng đầu khi bạn chọn lựa bước vào chiến trường kinh doanh đó là tạo nguồn thu nhập thông qua việc bán hàng, cung cấp dịch vụ. Do đó khi phát sinh các vấn đề trong quá trình kinh doanh, bạn sẽ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận và chất lượng. Không giống như những nhà kinh doanh thông thường, những người sẽ có kho hàng hoặc luôn tích trữ lượng hàng nhất định để có thể cung ứng đến khách hàng ngay khi có yêu cầu. Những người cung cấp nguồn hàng cho bạn theo hình thức này sẽ chiết khấu trên từng sản phẩm nhưngvì lượng hàng ít trên mỗi đơn hàng nên mức giá của bạn sẽ cao hơn so với lấy số lượng nhiều. Với những shop onine, chi phí vận hành sẽ thấp hơn các cửa hàng truyền thống do cắt giảm được chi phí vận hành, lưu kho, nhân viên nhưng với mức chiết khấu thấp và giá nhập hàng cao từ nhà cung cấp, sau khi trừ đi các chi phí, số tiền lợi nhuận của bạn sẽ rất khiêm tốn. Cây đũa thần nào sẽ giúp bạn vượt qua ma trận này?
Hãy tăng giá bán
Vẫn biết rằng một trong những yếu tố thu hút khách hàng mua hàng online là giá bán thấp hơn so với một số cửa hàng truyền thống nhưng không phải lúc nào giá rẻ cũng là giải pháp tối ưu. Dù bạn có tận dụng hình thức Drop Shipping để giảm chi phí lưu kho nhưng chi phí nguồn hàng mỗi khi bạn nhập hàng vẫn cao, để duy trì được giá bán thấp đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu lời thấp. Tuy nhiên, bạn không thể tăng giá bán ngay lập tức, khách hàng sẽ đặt câu hỏi về sản phẩm và nguyên nhân cần tăng giá như vậy vô hình chung bạn tạo thêm sự bất lợi cho mình. Tăng giá trong hoàn cảnh này là điều cần thiết nhưng không thể tăng quá cao mà cũng không thể tăng ít. Vậy cần tăng như thế nào cho phù hợp?
Giả sử bạn đang bán sữa và đồ dùng trẻ em, với mỗi sản phẩm sữa bột, hãy cân nhắc đến việc tăng thêm 10.000 đ /sản phẩm hoặc 1 mức tăng vừa phải không gây sốc cho khách hàng và lợi nhuận của bạn. Nếu bạn không muốn tăng giá bán quá nhiều, vậy thì việc tạo thêm các giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được từ sản phẩm của bạn xem sao. Giá bán sẽ tăng nhưng đi kèm với đó là những dịch vụ khác hỗ trợ và làm khách hàng quên đi việc bạn đã tăng giá bán ra sao.
Tăng số lượng sản phẩm
Nếu lợi nhuận thu về trên 1 sản phẩm thấp thì việc tăng số lượng bán ra sẽ là giải pháp tình thế cho bạn. Ví dụ bạn nhận mức chiết khấu là 15% trong mỗi lô hàng 1.000.000đ, tương đương với 100 sản phẩm. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng đạt hạn mức ấy, mỗi tháng bạn chỉ có 30-40 sản phẩm thì sao? Hãy nỗ lực mở rộng việc kinh doanh, biến 30-40 sản phẩm thành 300-400 sản phẩm, khi đó bạn hoàn toàn có cơ hội đàm phán mức chiết khấu thích hợp hơn với số lượng sản phẩm nhiều hơn.
6.2. Thách thức thứ 2: Chi phí quảng cáo cao
Bạn cần bán được sản phẩm, cần thu hút khách hàng. Trong môi trường thương mại điện tử có rất nhiều cách để tìm kiếm và lôi kéo khách hàng về shop của bạn. Điều đó dẫn đến chi phí quảng cáo đặc biệt là các quảng cáo click (PPC - Pay Per Click) chiếm một phần không nhỏ trong kế hoạch tài chính của các shop. Cạnh tranh càng cao, mặt hàng càng nổi bật đã dẫn đến chi phí quảng cáo cho từng từ khóa liên quan tăng theo. Nếu sản phẩm của bạn đang bán ở mức đồng giá 100.000đ, bạn đạt mức lợi nhuận 15%, với mỗi sản phẩm bán ra bạn có 15.000đ. Bạn quyết định sẽ làm quảng cáo click cho sản phẩm với phần chi phí tính từ lợi nhuận thu được. Nếu bạn dành một nửa lợi nhuận để quảng cáo là 7.500đ, liệu bạn có bán được hàng?
Với mức chi phí này, bạn sẽ bán được sản phẩm khi từ khóa hiển thị có mức giá dao động từ 1.000đ đến 4.500đ/click và bạn có 1 khách hàng chọn mua từ sau 3-4 lần click, nếu không thì bạn sẽ lỗ vốn. Dù là như vậy, bạn vẫn cần đến quảng cáo và những tính toán sao cho sử dụng hình thức này thật hiệu quả.
Giải pháp cho bạn là: Tối ưu từ khóa quảng cáo
Bạn đã nghe thấy, nhìn thấy và thực hiện việc tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm - SEO, và bây giờ là tối ưu từ khóa quảng cáo. Bạn có rất nhiều từ khóa liên quan đến các sản phẩm, làm thế nào để tối ưu chúng. Quy trình của bạn sẽ là: tối ưu, thử nghiệm, tối ưu và tiếp tục thử nghiệm, cho đến khi bạn có chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để đi đến kết quả này, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể nên hãy chuẩn bị tài chính tốt trước khi bắt đầu. Làm thế nào để bạn nhận ra từ khóa nào hiệu quả và từ khóa nào thì không hữu ích?
Bạn thử nghiệm quảng cáo với các từ khóa đang có, liên tục loại bỏ những từ không liên quan hoặc không được khách hàng click nhiều. Những từ khóa còn lại kèm theo phần mô tả sát nhất với tìm kiếm của khách hàng sẽ được giữ lại. Bên cạnh đó, bạn có thể tập trung quảng cáo từ khóa, hiển thị trên các kênh khác nhau để đa dạng nguồn tiếp cận khách hàng. Google Adword không phải là nguồn thu hút truy cập duy nhất, bạn có vô số lựa chọn phù hợp khác như email, các mạng xã hội, quảng cáo trả tiền, truyền miệng… Nếu chưa đủ khả năng để chạy quảng cáo Adwords, tại sao lại không thử chạy quảng cáo trên Facebook nhỉ? Hoặc bạn có thể xây dựng danh sách email cùng những chiến dịch Email Marketing hiệu quả, đăng các bài viết, tạo dựng liên kết để hỗ trợ SEO… tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ để khách hàng yêu thích shop của bạn và giới thiệu bạn đến những người khác.
6.3. Thách thức thứ 3: Có nhiều đối thủ cạnh tranh
Drop Shipping là hình thức kinh doanh thuận tiện mà không cần vốn nhiều. Đơn giản và thuận tiện, bạn hay tôi đều có thể mở shop online khi có nguồn hàng và mức chiết khấu hợp lý. Tuy nhiên, ưu điểm nối trội này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt.
Ai cũng có thể mở shop, ai cũng có thể bán hàng. Khi đó thị trường sẽ trở nên quá tải, việc cạnh tranh là điều tất yếu. Làm thế nào để thu hút khách hàng và bán được hàng nhiều hơn những đối thủ khác?
Nếu bạn là người đầu tiên mở shop online về sữa và đồ dùng trẻ em dưới dạng drop shipping. Bạn có lợi thế của người đi đầu và hãy tiếp tục phát huy. Nếu bạn không phải là người đầu tiên, cũng đừng lo lắng. Tập trung vào điều bạn có thể làm tốt nhất và đẩy mạnh điều đó nhé. Có rất nhiều cửa hàng bán cùng sản phẩm như bạn nhưng không phải cửa hàng nào cũng giống nhau. Có cửa hàng chỉ bán riêng sản phẩm cho trẻ em sơ sinh đến 1 tuổi. Cửa hàng khác thì sản phẩm không có nhiều thông tin mô tả. Nơi khác thì bán rất nhiều sản phẩm nhưng trang web không thân thiện với khách hàng. Bạn có rất nhiều cơ hội để vươn lên phải không?
Đối thủ của bạn đông, có nhiều chiêu trò để quảng cáo lôi kéo khách hàng. Phần lớn là quảng cáo trên Adword, Facebook. Lời khuyên khác dành cho bạn là hãy bước ra khỏi thị trường quảng cáo đó và tìm chân trời riêng cho mình. Khách hàng của bạn, các bà mẹ không chỉ tìm kiếm sản phẩm trên Google, Facebook, họ còn dạo các diễn đàn, các phần hỏi đáp, trang báo. Đó chính là “đại dương xanh” để bạn vùng vẫy.
Hãy nhớ, nếu không phải người đầu tiên thì hãy là người tốt nhất, nếu không thì hãy mạnh dạn bước đi tìm nơi chưa ai khai phá để “lập nghiệp”.
6.4. Thách thức thứ 4: Cơ hội xây dựng thương hiệu thấp
Khi quyết định phát triển quy mô Drop Shipping đồng nghĩa với việc bạn không thể kiểm soát sản phẩm như các hình thức bán hàng khác. Bạn không thể can thiệp việc đóng gói, dãn nhãn và tình trạng hàng hóa bên trong bao đựng. Điều này làm giảm cơ hội xây dựng thương hiệu cho cửa hàng của bạn.
Làm thế nào để bạn xây dựng và duy trì hình ảnh shop online của mình trong tâm trí khách hàng?
Bạn không thể kiểm soát và quyết định tình trạng sản phẩm, nhưng bạn có trong tay những công cụ và kinh nghiệm hữu ích để thu hút khách hàng từ việc tìm kiếm trang web của bạn, điều hướng nó, quyết định mua hàng, và theo dõi bất kỳ yêu cầu mua hàng.
Dưới đây là một số cách để xây dựng thương hiệu riêng của bạn:
- Có trang sản phẩm tuyệt vời: Website hoặc gian hàng trực tuyến là cửa hàng của bạn. Do đó, hãy cung cấp những hình ảnh, đoạn mô tả, video, các bài blog đặc sắc để khách hàng không muốn rời khỏi trang của bạn.
- Có một kiểm tra rất dễ dàng tình trạng đơn hàng và liên hệ với bạn ngay khi cần thiết.
- Cá nhân hóa email xác nhận mua hàng.
- Bạn cũng có thể gọi cho họ để cảm ơn sau khi khách hàng chọn mua sản phẩm.
- Luôn duy trì ứng xử phù hợp với khách hàng dù đơn hàng đó có thành công hay không.
Ngoài những trải nghiệm và tiện ích trên trang web bán hàng, bạn cần tận dụng tối đa các công cụ liên kết với khách hàng như các mạng xã hội, diễn đàn, live chat… vừa chăm sóc khách hàng vừa duy trì hình ảnh shop.
Đọc thêm: Các bước xây dựng hình ảnh thương hiệu cho shop online
6.5. Thách thức cuối cùng: Giao dịch với nhà cung cấp
Những thách thức về khách hàng và đối thủ có lẽ chưa phải là điều làm đau đầu nhất với những nhà kinh doanh theo mô hình Drop Shipping, mà là những nhà cung cấp sản phẩm. Khách hàng chọn sản phẩm, bạn báo với họ là bạn còn đúng 01 hộp sữa loại đó trong kho, nhưng khi liên hệ với nhà cung cấp thì họ đã bán hết sạch từ bao giờ.
Ngoài vấn đề hết hàng khi có đơn hàng thì bạn còn phải đối mặt với thời gian giao hàng từ nhà cung cấp. Khách hàng mua hàng trên các cửa hàng luôn muốn nhận hàng nhanh nhất có thể, với các sản phẩm thực phẩm sẽ là trong vòng 30 phút hoặc nửa ngày, với thời trang hoặc đồ gia dụng thì trong vòng 1 ngày. Khi nhận được đơn hàng từ khách, bạn liên hệ với nhà cung cấp nhưng phải 2-3 ngày sau họ với chuyển hàng cho bạn. Bạn có thể đợi nhưng khách hàng của bạn thì không.
Đây đều là những trường hợp xảy ra với vấn đề giao nhận sản phẩm từ phía nhà cung cấp, bạn không thể can thiệp với họ nên đây là một bất lợi cho mô hình drop shipping nhưng bạn cần phải vượt qua hoàn cảnh này để duy trì công việc kinh doanh.
Lời giải cho bạn là hãy chia sẻ với khách hàng nhưng không phải tất cả sự thật.
Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, bạn cần thỏa thuận bằng văn bản hoặc email với nhà cung cấp về thời gian giao hàng, tình trạng sản phẩm. Bạn là người ở giữa, thời gian giao nhận sản phẩm không phải do bạn quyết định và khách hàng thì không muốn chờ đợi quá lâu. Tuy nhiên, hãy thành thật với họ về thời giao hàng sau khi đã thêm 1 khoảng thời gian dao động nhất định, thường là 1-2 ngày so với thời gian bạn nhận được hàng. Nếu bạn có thông tin rõ ràng, khách hàng sẽ không làm khó bạn đâu. Dù sao thì chờ đợi cũng là một cảm giác không tốt đẹp nên bạn cần làm khách hàng mau chóng quên đi vấn đề này bằng một số chiêu trò khác.
Ngoài việc mua được sản phẩm rẻ hơn bình thường thì việc được miễn phí giao hàng hoặc phí giao hàng thấp sẽ thu hút và làm khách hàng bỏ qua thời gian giao hàng của bạn. Hãy thử cắt giảm mức chi phí giao hàng cho khách hàng xem sao.
Drop Shipping cũng giống như những hình thức kinh doanh khác, đều có những khó khăn và thuận lợi nhất định nhưng luôn có lời giải cho mọi câu đố. Hy vọng qua bài viết này, Sapo hy vọng bạn tập trung vào những điều thu hút và giữ chân khách để vượt qua những khó khăn trong công việc kinh doanh này nhé.