Theo nhiều thống kê tại trường Đại học Harvard, chỉ 85% trong số ba tỷ người trên thế giới có sự đam mê với công việc họ làm. 15% người còn lại chỉ đi làm để phục vụ các nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, mô hình Định vị bản thân Ikigai của Nhật Bản lại được phổ biến ngày càng rộng hơn.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. FamHRM sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về mô hình này cũng như cách thức áp dụng chúng vào cuộc sống này đấy.
Mô hình Định vị bản thân Ikigai là gì?
Thuật ngữ Ikigai được ghép từ Ikiru (sống) và Kai (thấy được kỳ vọng, sự hy vọng). Khái niệm Ikigai trong tiếng Nhật là “Tìm kiếm mục đích sống của đời bạn”. Hay đơn giản là “Tìm một lý do để thức dậy vào mỗi buổi sáng”.
Người Nhật cho rằng nếu bạn biết cách xác định Ikigai của bản thân và luôn bận rộn với những mục đích sống của mình. Thì bạn sẽ luôn có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc.
Ikigai dẫn bạn đến 4 câu hỏi bạn thường bắt gặp trong đời sống như:
- Điều mà bạn yêu thích.
- Điều mà bạn giỏi.
- Điều mà thế giới này “cần”.
- Điều mà bạn sẽ làm để được trả công.
Trả lời được 4 câu hỏi trên tương tự như việc bạn giải đáp vấn đề xung quanh câu hỏi “Bạn là ai?”. Từ đó, hiểu được năng lực thực sự của mình ở đâu, những mục đích sống của bạn như thế nào. Lên kế hoạch phát triển bản thân và thực hiện chúng.
Mô hình Định vị bản thân Ikigai không chỉ giúp con người chủ động tìm ra những giá trị cuộc sống. Mà chúng còn giúp bạn tạo động lực để thực hiện điều mình thích và có khả năng làm.
Hiểu mô hình Định vị bản thân Ikigai thế nào là đúng?
Định vị bản thân theo điều bạn yêu thích
Khám phá được điều bản thân thực sự yêu thích sẽ tạo nên một nguồn động lực. Theo đuổi và làm những việc mình thích luôn khiến bạn cảm thấy yêu đời và vui vẻ hơn. Nhưng có thể bạn sẽ không giỏi để phát triển bản thân theo một mảng đó. Bạn cũng không thể được “chi trả” xứng đáng vì nó là thứ xã hội chưa cần đến.
Làm theo điều thế giới này “cần”
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu việc làm cũng ngày càng tăng. Có thể bạn sẽ không giỏi và chẳng có sự nhiệt tình yêu thích mảng này. Công việc cũng khó cạnh tranh và chẳng kiếm ra được nhiều tiền như bạn mong muốn. Nhưng bạn vẫn chọn nó để làm. Vì bạn cảm nhận được ý nghĩa trong công việc mình chọn. Và chúng tạo nên nên giá trị bản thân với cuộc sống xung quanh bạn.
Ngay khi bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy việc làm này thật ý nghĩa vì bạn đang làm điều thế giới này đang có “nhu cầu”. Tuy nhiên, cuộc sống chật vật, hối hả. Nếu bạn không giỏi và chẳng yêu thích nó thì sau một thời gian bạn cũng sẽ từ bỏ chúng mà thôi.
Theo đuổi công việc “hái” ra nhiều tiền
Hãy “quay trở về với đời thực” ngay. Liệu những công việc mà thế giới “cần” có được “trả công” một cách xứng đáng. Liệu sự “trả công” đó sẽ đáp ứng đủ những nhu cầu sống cơ bản của chúng ta chưa?
Có thể nói, tìm được công việc có nguồn thu nhập cao luôn là giải pháp an toàn dành cho tất cả mọi người. Nhưng liệu với trình độ chuyên môn và sự đam mê có hạn, bạn sẽ thật sự cảm thấy hạnh phúc chứ?
Định vị bản thân theo điều bạn giỏi
Ai cũng sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Và nếu bạn giỏi ở một lĩnh vực nào đó thì chắc chắn bạn luôn muốn được làm ở công việc đó. Bạn cảm thấy yêu thích và thực sự cố gắng nỗ lực để phát triển và cống hiến. Tuy nhiên, “đừng bắt con cá leo cây”. Hãy biết cách sử dụng nguồn tài nguyên của chính mình. Đừng phí phạm chúng vào những công việc có nguồn thu nhập cao nhưng lại “xa lạ”.
Nơi giao thoa của mảnh ghép trong mô hình Ikigai
Như trên mô hình ở phần định nghĩa, khi các vòng tròn giao thoa với nhau sẽ tạo thành 4 mảng màu khác nhau. Chúng là:
- Thứ bạn THÍCH và điều bạn GIỎI sẽ tạo ra sự ĐAM MÊ.
- Thứ bạn THÍCH và những điều THẾ GIỚI này đang CẦN sẽ tạo thành NHIỆM VỤ
- Những điều THẾ GIỚI này đang CẦN và sẵn sàng TRẢ CÔNG cho bạn tạo nên SỨ MỆNH, cơ hội nghề nghiệp.
- Điều bạn GIỎI và thế giới sẵn sàng “TRẢ CÔNG” làm nên sự CHUYÊN MÔN.
Điểm giao thoa của cả bốn điều này chính là điều khiến bạn hạnh phúc khi tìm ra được mục đích sống của chính mình.
Áp dụng mô hình Định vị bản thân Ikigai thế nào?
Tìm kiếm Ikigai - tìm kiếm mục đích sống của mỗi người luôn là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Rất nhiều người đã dành ra một khoảng thời gian dài khám phá chúng. Có thể bạn sẽ viết ra được câu trả lời cho bốn câu hỏi ở trên và bốn câu hỏi ở các điểm giao thoa. Song “đích đến Ikigai” vẫn là ải cuối cùng bạn phải tìm ra. FamHRM sẽ gợi ý vài cách giúp bạn khám phá mô hình Ikigai đơn giản của bản thân mình nhé.
Bước 1: Tìm hiểu giá trị bản thân
“Chấp nhận bản thân, điểm mạnh, điểm yếu, sự thật của bạn và biết bạn có những công cụ nào để thực hiện mục đích của mình”. - Steve Maraboli
Đây là điểm khởi đầu của hành trình khám phá Ikigai. Nhận thức bản thân có những tiềm năng nào, điểm mạnh cũng như điểm yếu. Nhận thức được những thế mạnh của mình không chỉ giúp chúng ta tập trung vào những lĩnh vực mà chúng ta có thể tạo ra tác động lớn nhất. Mà chúng còn giúp chúng ta tìm thấy nhiều niềm vui hơn trong những việc đã làm.
Bước 2: Tìm hiểu điều xã hội “cần”
Nói cách khác, đây là bước tìm kiếm những công việc, những cơ hội nghề nghiệp mang lại nguồn thu nhập cao và xứng đáng với công sức của bạn.
Hãy suy ngẫm vào những điều bạn đã trải qua và những thứ mà xã hội đang “cần” ngoài kia. Học cách mở rộng quan điểm cá nhân bằng việc đọc thật nhiều sách và luôn sàng lọc, tìm kiếm để tiếp cận những nguồn thông tin có chất lượng.
Bước 3: Thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch thực thi
Đây là bước giúp bạn tìm ra những điểm giao thoa của những vòng tròn Ikigai. Tìm thấy sự đam mê trong những thứ mình giỏi và yêu thích. Tìm ra những cơ hội nghề nghiệp trong cuộc sống mà phù hợp với năng lực chuyên môn của mình.
Từ đó, thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch phát triển bản thân. Mô hình SMARTER có thể giúp bạn hoàn thành bước này một cách dễ dàng hơn. Với SMARTER, bạn có thể kiểm tra và đưa ra những nhận xét, đánh giá. Từ đó thay đổi để phát triển bản thân nhiều hơn.
Hành trình khám phá mô hình Định vị bản thân Ikigai là một chặng đường dài với nhiều sự thay đổi. Chưa ai thật sự chắc rằng mình đã tìm ra được mục đích sống cuối cùng của mình. Tuy nhiên, tùy vào những khoảng thời gian khác nhau mà chúng ta có những mục đích sống khác nhau. Hãy bắt đầu từ những câu hỏi nhỏ và đơn giản nhất để có thể tìm đến “đích của con đường Ikigai” nhé.