Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là một công tác vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ liên quan đến lợi ích của môi trường sống, mà còn vì sự phát triển bền vững, an toàn cho ngành chăn nuôi trong hiện tại và tương lai. Mặt khác, việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn được xem là trách nhiệm xã hội cần được chú trọng. Đây là những lý do mà công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần phải được thực hiện.
1. Đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người lẫn vật nuôi
Chăn nuôi có thể tác động rất lớn đối với sức khỏe môi trường nếu không được quản lý đúng cách. Việc sử dụng các nguồn tài nguyên như nước, đất trong chăn nuôi một cách quá mức có thể dẫn đến sự mất cân bằng, làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Từ đó, sức khỏe thể chất và tinh thần của con người lẫn vật nuôi đều bị ảnh hưởng tiêu cực.
2. Duy trì và bảo tồn sự đa dạng sinh học
Chăn nuôi bền vững sẽ giúp duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời, việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn giúp ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học của các loài động vật tại địa phương và đảm bảo rằng chúng không phải đối mặt với bất kỳ sự đe dọa nào.
Hầm Biogas trong chăn nuôi3. Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí
Hoạt động chăn nuôi có thể tạo ra nhiều loại chất thải, gây hại cho môi trường (bao gồm cả môi trường nước, đất và không khí). Việc triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường chăn nuôi sẽ giúp quản lý và kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường tốt hơn.
4. Đáp ứng an toàn thực phẩm, an toàn cho sức khỏe cộng đồng và người tiêu dùng
Một môi trường lành mạnh là điều kiện cần để đảm bảo các sản phẩm chăn nuôi có thể đáp ứng an toàn và sức khỏe cộng đồng. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi giúp sản phẩm chăn nuôi không chứa những chất độc hại, từ đó giúp an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
5. Tuân thủ theo quy định
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nhằm tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực của ngành. Đồng thời việc này giúp duy trì hình ảnh tích cực của ngành chăn nuôi và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai.
6. Vệ sinh khu vực chuồng trại và xung quanh chuồng trại
Chuồng trại cũng như khu vực xung quanh chuồng trại cần luôn đảm bảo được thực hiện vệ sinh định kỳ và sạch sẽ. Điều này cũng giúp giảm đi tác động xấu của các loại chất thải và vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi.
7. Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi
Chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom triệt để và sớm nhất có thể, đồng thời chất thải phải được xử lý theo đúng quy định. Ngoài ra, lượng chất thải này có thể được tận dụng để ủ thành phân bón hữu cơ, sử dụng cho trồng trọt. Hoặc các hộ chăn nuôi có thể xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải cho trang trại chăn nuôi và sản xuất năng lượng tái tạo.
8. Quản lý dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe vật nuôi
Sức khỏe vật nuôi cần được chú trọng, chăm sóc một cách tốt nhất nhằm đảm bảo chúng khỏe mạnh, sức đề kháng cao. Người chăn nuôi cần quản lý dinh dưỡng bằng cách lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp để giảm đi lượng chất thải và chất độc hại từ quá trình tiêu hóa của vật nuôi.
Ngoài ra, vật nuôi cũng cần được tiêm phòng vaccine, duy trì vệ sinh thân thể, giảm sử dụng kháng sinh và điều trị bệnh kịp thời để đảm bảo được sức khỏe vật nuôi.
9. Hợp tác, giáo dục và tư vấn về hoạt động chăn nuôi tại cộng đồng địa phương
Các cơ quan, địa phương cần tăng cường giao tiếp, hợp tác để đảm bảo hoạt động chăn nuôi không tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng xung quanh. Đồng thời, cung cấp thêm thông tin, đào tạo cho người chăn nuôi về phương pháp phát triển ngành chăn nuôi bền vững, thân thiện với môi trường.