Toàn cảnh Vạn Lý Trường Thành và các cửa ải vô cùng hùng vĩ

Một bức tường thành lớn được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công vào lãnh thổ đất nước. Điểm nhấn của bức tường thành nổi tiếng này chính là các cửa ải. Đó là những nơi tập trung đông quân canh gác vì là cửa ngõ để ra vào vùng đất được bảo vệ. Chúng mình cùng điểm qua 13 của ải của Vạn Lý Trường Thành nhé!

vạn lý trường thành mùa đôngẢnh Vạn Lý Trường Thành vĩ đại qua 4 mùa

1. Sơn Hải Quan

Sơn Hải quan (cũng gọi là Du quan), cùng với Gia Dục quan và Cư Dung quan, là một trong các cửa ải chính của Vạn lý trường thành. Di tích nay thuộc quận Sơn Hải Quan, Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc. Năm 1961, Sơn Hải quan được Quốc vụ viện phê chuẩn là một đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm toàn quốc hạng nhất.

Hải Sơn Quan

Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng, là cực đông của tuyến Trường thành chính vào thời nhà Minh, cũng được gọi là "thiên hạ đệ nhất quan" - tương ứng với tên gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" của Vạn Lý Trường Thành. Nơi mà bức tường thành chạm giáp với Bột Hải có biệt danh là "Lão Long Đầu."

Lão Đầu LongLão Đầu Long

Cửa ải Sơn Hải quan là một hình vuông, với chu vi khoảng 4 km. Các bức tường cao đến 14 m, và dày 7 m. Các mặt phía đông, nam và bắc có một hào sâu và rộng bao quanh. Có các cầu bắc qua hào. Ở trung tâm của cửa ải có một tháp chuông cao.

Tháp canh chính của Sơn Hải Quan với lầu 2 tầng cao 13,7m

2. Hoàng Nhai Quan

Hoàng Nhai Quan còn được gọi với tên “Tiểu Nhạn Môn Quan”, toạ lạc ở khu Kế Châu, Thành Phố Thiên Tân, Trung Quốc.

Tương truyền Tướng nhà Minh Tề Gia Quang khi còn là tướng lĩnh ở trấn này đã tái thiết kế và đại tu Hoàng Nhai Quan. Điều đặc biệt là tất cả các tảng đá ở phía Đông của Hoàng Nhai Quan đều có màu vàng nâu rất đặc trưng. Và mỗi khi mặt trời chiếu rọi, mảng tường này đều trở nên vàng rực rỡ. Bởi thế nơi đây còn có danh xưng là “Hoàng hôn rọi sáng Hoàng Nhai”.

Hoàng Nhai Quan dưới ánh hoàng hôn

3. Cư Dung Quan

Cư Dung quan là một đèo nằm ở quận Xương Bình ở ngoại ô Bắc Kinh, cách 50 km từ trung tâm thủ đô. Vạn Lý Trường Thành chạy qua đây, Vân Đài môn được xây từ năm 1342. Cư Dung quan nằm trên thung lũng dài 18 km. Đây là một trong ba cửa ải chính yếu của Vạn Lý Trường Thành.

Cư Dung Quan mùa lá đỏCư Dung Quan mùa lá đỏ

Cư Dung quan có hai "tiểu quan", một ở phía nam thung lũng và một ở phía bắc. Cửa ải phía nam gọi là "Nam quan" và cửa ải phía bắc là "Bát Đạt Lĩnh". Cửa ải từng có nhiều tên gọi trong các triều đại Trung Quốc. Tuy nhiên, tên gọi "Cư Dung quan" được trên ba triều đại sử dụng. Đầu tiên là nhà Tần khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây Vạn Lý Trường Thành.

Cận cảnh Cư Dung Quan

4. Tử Kinh Quan

Tử Kinh Quan tọa lạc tại thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, huyện Dịch, cách 45 km về phía Tây Bắc của thành phố và được xây dựng trên núi Tử Kinh. Đây là một trong những danh thắng mang đậm nét cổ kính, là di tích văn hóa, lịch sử, quân sự phong phú.

Tử Kinh Quan khoác lên mình màu vàng óng mùa hạ

Người xưa đã miêu tả rất sinh động về địa thế và địa vị quân sự của nó: “Phía Nam dốc đứng chặn đường quân địch, phía Bắc vực thẳm chặn đường ngựa phi, như bức tượng Phật sừng sững dang tay bảo phủ và làm hàng rào bảo vệ nơi đây. Tử Kinh Quan có quy mô hùng vĩ, tráng lệ và có tường thành bao quanh.

Bạn nên biết: Cầm tay một vài mẹo hay khi du lịch Vạn Lý Trường Thành

5. Đảo Mã Quan

Đảo Mã Quan tọa lạc tại huyện Đường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc và nằm cách thôn Đảo Mã 60km về phía Tây Bắc. Đây là con đường trọng yếu từ Bình nguyên Hà Bắc lên Thái Hành Sơn. Bởi vì con đường lên quan ải này dốc và nguy hiểm, ngựa chiến thường qua đây thường bị trượt ngã nên cửa ải này mới có tên là “Đảo mã quan”.

Cận cảnh Đảo Mã QuanCận cảnh Đảo Mã Quan

Đảo Mã Quan được xây dựng vào đời Vua Minh Cảnh Tần. Hiện nay, Cổng Đông, Cổng Tây và Cổng Bắc của Đảo Mã Quan đã bị phá hủy, các bức tường của Quan Thành phần lớn bị phá vỡ, hiện chỉ có một phần các mảnh vụn được nhận dạng.

6. Bình Hình Quan

Bình Hình Quan tọa lạc tại thành phố Đại Đồng, huyện Linh Khâu, tỉnh Sơn Tây. Bình Hình Quan - Nơi từng xảy ra trận Bình Hình Quan nổi tiếng Thế giới. Bình Hình Quan từ lâu đã là một nơi có ý nghĩa phòng thủ quan trọng của Trung Hoa.

Vào năm Chính Đức thứ sáu của nhà Minh (năm 1511 sau Công nguyên), khi Vạn Lý Trường thành được xây dựng, nó đi qua núi Bình Hình và quan ải được xây trên Quan Lĩnh. Thời đại Minh - Thanh gọi nơi đây là Bình Hình Lĩnh Quan, sau cải thành Bình Hình Quan. Ở đây từng xảy ra trận chiến Trận Bình Hành Quan nổi tiếng Thế giới.

Bình Hình Quan dưới cái nắng nhẹ

7. Biển Đầu Quan

Biển Đầu Quan thuộc huyện Biển Đầu, Tỉnh Sơn Tây. Khu vực này đất đồi không bằng phẳng, phía Tây thấp - phía Đông cao. Do đó, nơi đây mới có tên gọi là “Biển Đầu Quan”. Biển Đầu Quan có lịch sử lâu đời. Hơn nữa nơi này có chút nghiêng, nên mọi người mới gọi với cái tên Biển Đầu Quan như vậy Trong thời nhà Minh, đây cũng là nơi giao lưu mua bán giữa Tấn Bắc và Nội Mông Cổ.

Khung cảnh hùng vĩ của Biểu Đầu Quan

8. Nhạn Môn Quan

Nhạn Môn Quan (còn gọi là Hoàng Nhai Quan) cửa ải của Vạn Lý Trường Thành thuộc huyện Đại, tỉnh Sơn Tây. Sở dĩ cửa ải mang tên này vì nơi đó có rất nhiều chim nhạn. Nhạn Môn Quan nổi tiếng qua điển tích Chiêu Quân Cống Hồ.

Nhạn Môn Quan được chụp từ trên xuống

Những vết tích lịch sử in hằn trên cổng thành, gợi nhớ du khách quay trở lại một thời loạn lạc của chiến tranh. Phía Đông có 1 cửa, phía Tây có 2 cửa tất cả đều được xây dựng bằng những khối đá khổng lồ từ Tây sang Đông dài 5km.

Toàn cảnh Nhạn Môn Quan

Cổng Tây ở Nhạn Môn Quan có 2 cửa phụ 1 cửa chính, được xây dựng bằng những viên gạch khổng lồ, dáng vẻ hiên ngang. Ở cổng phía Đông thì có một tháp cổ, trước đây ở Nhạn Môn Quan có rất nhiều tháp cổ nhưng đa số đều bị cháy, thiêu rụi trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản.

Nhạn Môn Quan

Nhạn Môn Quan cũng được biết đến trong tiểu thuyết võ hiệp Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Nhân vật Kiều Phong đã dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên của nhân dân hai nước Tống - Liêu.

Bạn có thể tham khảo: 4 điều thú vị về công trình kiến trúc Vạn Lý Trường Thành

9. Nương Tử Quan

Nương Tử Quan nằm trên địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Nơi đó địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Cửa ải này trước kia có tên Vi Trạch Quan. Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ rằng "Trực thuộc Nương tử Quan".

Nương Tử Quan

10. Sát Hổ Khẩu Quan

Sát Hổ Khẩu Quan còn được gọi là “Tây Khẩu” nằm ở nơi giao giới giữa Sơn Tây và Nội Mông Cổ, trực thuộc huyện Hữu Ngọc, Thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây. Sát Hổ Khẩu Quan được bao phủ bởi núi non hùng vĩ, có địa hình dốc. Phía Đông tiếp giáp với núi Đường Tử, phía Tây giáp núi Đại Bảo. Quan ải này từ xa xưa đã là lối đi quan trọng giữa Nam - Bắc, có lịch sử hơn hai nghìn năm.

Sát Hổ Khẩu Quan và khung cảnh mây trời

11. Gia Dục Quan

Gia Dục quan là một cửa ải ở cực tây của Vạn Lý Trường Thành, gần trung tâm đô thị của thành phố Gia Dục Quan tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Cùng với Cư Dung quan và Sơn Hải quan, đây là một trong các cửa ải chính của Vạn Lý Trường Thành.

Toàn cảnh rộng của Gia Dục Quan

Cửa ải nằm ở điểm hẹp nhất ở phần phía tây của hành lang Hà Tây, 6 km về phía tây nam thành phố Gia Dục Quan tại Cam Túc. Công trình nằm giữa hai ngọn đồi, một đồi cũng được mang tên Gia Dục Quan. Cửa ải được xây dựng gần một ốc đảo ở cực tây của Trung Quốc bản thổ.

Toàn cảnh rộng của Gia Dục Quan

Cửa ải có hình thang với chu vi 733 mdiện tích trên 33.500 m². Tổng chiều dài tường thành là 733 m và chiều cao tường thành là 11 m. Cửa ải có hai cổng: một ở phía đông và một ở phía tây. Mỗi cổng đều có một công trình.

Chinh phục Gia Dục Quan- điểm cực tây Vạn Lý Trường ThànhChinh phục Gia Dục Quan- điểm cực tây Vạn Lý Trường Thành

12. Dương Quan

Dương Quan nằm ở Thành phố Đôn Hoàng, dọc theo hành lang Cam Túc. Dương Quan cùng với Ngọc Môn Quan là hai quan ải trọng yếu phía Tây Trung Quốc. Nó được thành lập như là một tiền đồn bảo vệ biên giới, cũng là nơi phát triển kinh tế ở biên giới phía Tây xa xôi của Trung Quốc. Cùng với Ngọc Môn quan, Dương Quan cũng là một địa điểm quan trọng trên con đường tơ lụa.

Dương Quan

13. Ngọc Môn Quan

Ngọc Môn quan hay đèo Ngọc Môn là tên của một con đèo nằm ở phía tây Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Trong thời cổ đại, đây là nơi con đường tơ lụa đi qua, và là một trong những con đường quan trọng kết nối khu vực Trung Á với Trung Quốc, trước đây được gọi là Tây Vực. Nằm ở phía nam của Ngọc Môn quan là Dương quan, đó cũng là một điểm quan trọng của con đường tơ lụa.

Ngọc Môn Quan

Đây là hai cửa ải nổi tiếng nhất dẫn tới phía bắc và phía tây của con đường tơ lụa từ lãnh thổ Trung Quốc. Trong thời gian đầu nhà Hán, một tuyến phòng thủ được thành lập từ Tửu Tuyền ở Cam Túc thuộc Hành lang Cam Túc kéo dài về phía tây, và Ngọc Môn quan là điểm cuối của nó.

Ngọc Môn Quan - con đường tơ lụa

Ngọc Môn quan cũng là một trong số 22 địa điểm của Trung Quốc, một phần của Con đường tơ lụa đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới trong năm 2014.

Còn chần chờ gì nữa cùng xách balo lên và đi khám phá nơi đây thôi nào!

Một số du lịch Tour Trung Quốc mà du khách có thể tham khảo

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội

Tour Bắc Kinh - Tô Châu - Hàng Châu - Thượng Hải 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội

Tour Thượng Hải - Châu trang cổ trấn - Tô Châu - Hàng Châu 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ TP.HCM

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Phim trường Hoành Điếm 5 ngày 4 đêm từ TP.HCM

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour Trùng Khánh - Bắc Kinh 5 ngày 4 đêm từ TP.HCM

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/van-ly-truong-thanh-o-dau-a11230.html