Bánh xèo Hậu Giang ngoài nhân tôm, nhân thịt còn có một nguyên liệu vô cùng đặc biệt là bông điên điển - món quà thiên nhiên chỉ có vào mùa nước lũ. Vỏ bánh giòn tan hòa cùng vị ngọt của bông điên điển; cái béo ngậy của tôm thịt; vị chan chát của lá xoài non và bị cay lăn tăn của nước chấm kích thích vị giác vô cùng.
Bún gỏi dà có thành phần nguyên liệu hệt như món Gỏi cuốn, gồm: bún, thịt, tôm, rau, hẹ… Thay vì cuốn với bánh tráng như truyền thống, người Hậu Giang lại ăn ở dạng nước. Còn từ “dà” xuất phát từ “và” có nghĩa là lùa cơm. “Và” theo cách phát âm địa phương, đọc thành “dà”. Món Bún gỏi dà từ đó mà có.
Nước lèo ngọt và đậm vị phải được hầm từ xương heo và nêm nếm vừa miệng. Điểm đặc biệt của món ăn nằm ở khâu cuối cùng, trước khi được dọn mang ra cho thực khách. Sau khi đặt các nguyên liệu: bún, thịt, tôm… vào tô rồi đổ thêm nước lèo. Đầu bếp sẽ cho thêm một vá tương hột, một vá mắm me, rắc tí đậu phộng giã nhuyễn và tỏi phi. Vị ngọt thanh từ xương, mằn mặn chua chua của mắm me.
Chả cá thát lát ở đâu cũng có, vậy tại sao lại trở thành món ngon đặc sản, tiêu biểu cho ẩm thực Hậu Giang? Câu trả lời nằm ở chính nguyên liệu món ăn. Cá thác lác là loại nước ngọt, sống nhiều ở các sông, kênh, rạch… Trong khi đó nguồn nước ở Hậu Giang lại chứa nhiều khoáng chất nên thịt cá tươi, ngọt và dai hơn những vùng khác. Chả cá thác lác Hậu Giang hấp cũng ngon, nhưng chiên lại càng ngon hơn. Cắn miếng chả, nào mùi cá tươi, mùi thì là thơm nồng, mùi tiêu cay cay, chấm với chén tương ớt.
Chả cá thác lác Hậu Giang được làm từ loại thác lác cườm, đặc biệt thịt dai và trắng óng ánh. Khi chế biến, đầu bếp phải chọn loại cá tươi sau đó đem đi đánh vảy, nạo lấy phần thịt, loại bỏ xương. Rồi thêm thì là cắt nhỏ, tiêu vỡ hạt, tí gia vị cho vừa miệng. Sau đó xay hoặc giã nhuyễn, giã bằng tay thịt sẽ dai hơn so với xay bằng máy.
Nhắc đến những món ăn ngon miền Tây không thể thiếu món cá lóc đồng nướng trui. Cá lóc đồng phải nướng bằng rơm thì thịt cá mới thơm. Lửa quá bén sẽ làm cháy cá mà lửa không đủ thì cá ươn, không chín. Muốn ăn ngon phải chấm với mắm nêm pha nhạt với tỏi, ớt và chanh. Cuốn chút bún, rau, khế với bánh tráng.
Sỏi mầm là đặc sản khét tiếng ở Hậu Giang. Thay vì nướng trên vỉ bếp, thịt được xắt lát mỏng. Ăn miếng nào thực khách áp lên đá đã được nung nóng cho đến khi thịt chín vàng đều là ăn được. Gắp miếng thịt ăn chung với rau sống, chấm nước mắm chua ngọt. Điều thú vị thu hút thực khách chính là âm thanh xèo xèo mỗi khi áp thịt lên đá. Không khói than, không lửa bếp nhưng lại có món thịt nướng thơm thơm. Quả thật là một trải nghiệm hay ho bạn nên thử qua khi ghé đến Hậu Giang.
Lẩu mẻ Hậu Giang được ăn cùng với thịt gà, bò, cá… nhưng ngon nhất phải ăn với cá chẽm. Cá chẽm sau khi mua, phi lê lấy phần thịt. Nước lẩu được nấu từ nước dừa xiêm để có vị ngọt thanh tự nhiên, thêm mẻ rồi nêm gia vị vừa ăn. Ăn đến đâu nhúng cá vào đến đó, lẩu ăn kèm với bắp chuối bào sợi, bạc hà, rau muống… Vị ngọt thanh của dừa, vị chua tê tái của mẻ, vị tươi ngọt của cá chẽm đọng lại.
Gà hầm phải chọn gà trống đá, thịt dai và chắc, hầm lên thịt vừa mềm tới, không bị nhũn như gà mái. Gà hầm sả dĩ nhiên không thể thiếu sả, thật nhiều sả. Mùi thơm bốc lên ngào ngạt, thịt vừa săn thì nêm nếm nước lẩu cho vừa ăn. Cho củ cải trắng và đậu phộng (đã luộc) vào và bắt lên bếp thêm 30 phút cho thịt gà mềm. Gà hầm sả ăn chung với nấm rơm, mướp, cải ngọt…Thịt gà dai mềm vừa phải ăn cùng với bún hoặc mì tôm thì cạn nồi.
Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không sắp xếp hành lý để bắt đầu hành trình đến Hậu Giang? Nhớ ghé thăm Sakos để tìm kiếm bạn đồng hành chất lượng cho chuyến đi thú vị này nhé!
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/dac-san-hau-giang-a11750.html