Đặc sản Sapa cũng là một trong những điều mà bạn nên trải nghiệm bên cạnh chuyến khám phá ngoại cảnh nơi đây. Vùng núi Tây Bắc đã tổng hợp những hương vị tự nhiên vào ẩm thực khiến cho những món ăn trở nên khác lạ và đặc biệt. Khám phá ngay để biết các đặc sản Sapa là gì, mang hương vị thế nào trong bài viết này.
>>> Tham khảo: Giá vé cáp treo Fansipan tiết kiệm chi phí đi du lịch Sapa
Sapa có đặc sản gì? Cốn Sủi là một đặc sản của Sapa với hình thức tương tự như món phở ở Hà Nội. Tuy nhiên, Cốn Sủi Sapa được chế biến nước dùng khác xa với món phở thông thường. Bởi đây là món ăn được sử dụng nước sốt đặc trưng, khá sệt và có hương vị đặc biệt. Khi ăn, Cốn Sủi được ăn kèm với củ rong hoặc khoai lang được chiên giòn kết hợp với thịt bò, trứng, thịt lợn, đậu phụng,.., cùng các gia vị khác
Có thể nói, Thắng Cố là một loại đặc sản Sapa mà không du khách nào đến đây bỏ lỡ cơ hội thưởng thức. Món Thắng Cố được chế biến từ thịt ngựa kết hợp với một số gia vị đặc trưng của người H’mông.
Sapa có gì đặc biệt nữa nhỉ? Bạn đã nghe đến món “thịt lợn cắp nách” chưa, nó còn có tên gọi khác là lợn Mường Sapa, món này bắt nguồn từ những giống lợn còi, lợn ri nhỏ. Sau đó, người dân sẽ nuôi theo phương pháp thả rông tự nhiên giúp thịt được thơm ngon và săn chắc hơn. Khi muốn bán, người dân vùng Tây Bắc sẽ bắt lợn, trói và đem ra chợ bán.
Cá hồi vân cũng được xem là một đặc sản ở Sapa mà bạn nên trải nghiệm thử. Bởi vì khí hậu trên Sapa khá thích hợp cho điều kiện của cá hồi phát triển. Chính vì vậy, cá hồi Sapa có vị ngọt, săn chắc cũng như trải nghiệm được độ tươi mới, béo ngậy của từng miếng cá mang lại.
>>> Xem thêm: Địa chỉ homestay đẹp ở Sapa giá rẻ được săn lùng nhiều
Một loại cá tự nhiên được phát triển trên suối có kích thước khá nhỏ nhưng mang lại cho bạn cảm giác hoàn toàn mới. Cá suối nướng vừa thơm ngon, vừa giữ lại vị ngọt thanh trong từng thớ thịt. Hơn nữa, cá không có độ béo ngậy mà vẫn khiến cho nhiều du khách “thèm thuồng” khi thưởng thức.
Thịt gà đen được xem như một loại thịt rất tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng để tiềm thuốc bắc. Tuy nhiên, thịt gà đen ở Tây Bắc được chế biến bằng cách làm sạch, tẩm ướp và đem đi nướng. Sau khi chín, thịt gà đen sẽ được ăn cùng với muối ớt chanh hoặc mắc khén.
Khâu nhục là món ăn đặc sản Sapa có tên gọi của món ăn bắt nguồn từ người Hoa, được chế biến từ thịt heo kết hợp với một số gia vị như ngũ vị hương, ớt, tỏi,…
Khi đi du lịch ở Sapa vào mùa đông, bạn không thể nào bỏ qua sự hấp dẫn của món lẩu cá tầm. Với độ ngọt của cá mang lại kết hợp với một số loại rau rừng ăn kèm cùng nước lẩu nóng. Nhờ đó, giúp bạn làm dịu đi cơn lạnh giá của mùa đông, khiến tinh thần trở nên phấn khởi hơn nhiều.
Trải nghiệm ẩm thực đường phố Sapa, bạn không thể nào bỏ qua các loại đồ nướng nơi này. Với thời tiết se se lạnh được đứng bên bếp lửa hồng, thưởng thức những món thịt nướng Sapa hấp dẫn cùng các loại rau củ và nguyên liệu cùng mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến ai cũng phải thử một lần trong đời. Hầu hết các món nướng ở Sapa sẽ chế biến từ thịt gà, bò và lợn để tăng thêm sự đa dạng của ẩm thực đường phố.
Đây là một loại xôi có 5 màu, bao gồm màu đỏ, vàng, xanh, tím và trắng và được tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa thổ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đi Sapa mặc gì? Hướng dẫn phối đồ đi Sapa theo mùa
Mèn mén là đặc sản Sapa được làm từ hạt ngô tròn và mẩy được xay trong cối đá truyền thống, trộn với bột và một chút nước. Món ăn phải được hấp hai lần và vò tơi mịn. Kỹ thuật chế biến phải thay đổi tùy theo nguyên liệu. Mèn mén có thể ăn kèm với cơm hoặc trộn với bún hay mì cũng được.
Một loại bánh đặc sản Sapa chính là bánh đao, vị rất ngon và mềm. Người ta sẽ xay gạo nếp bằng nước rồi hút hết bột gạo nếp, trộn với tinh bột để làm bột nhào. Bột được nặn thành vòng tròn rộng bằng bát cơm, sau đó bánh đao Sapa được gói trong lá chuối và nấu cho đến khi chín kỹ.
Nếu bạn cho rằng phở chỉ có thể tìm thấy ở Hà Nội hoặc chỉ ở Hà Nội mới có phở ngon, thì nhất định bạn phải ăn phở ở sạch Bắc Hà. Món phở đặc biệt này ở Sapa mang trong nó hương vị đặc trưng của núi rừng.
Sự khác biệt lớn nhất chính là sợi phở có màu trắng, một chút tím nhạt, to và dày. Thịt trong phở được nấu sao cho vừa săn chắc nhưng cũng vô cùng mềm dẻo và không bị ngán. Nước dùng phở thơm ngát và hương vị cay nhẹ, hoàn hảo cho thời tiết se lạnh của Sapa.
Nem đắng là đặc sản của người dân tộc Tày ở Sapa, được thu hoạch từ rừng, đạt đỉnh điểm vào mùa mưa. Để làm nem, người ta sử dụng mầm tre đã được luộc cho sạch sẽ và giảm độ đắng. Sau đó dùng thịt gà băm nhỏ, đầu hành, tiêu đen, nước mắm, và cuộn lại. Nem được chiên cho đến khi giòn và có màu vàng.
Ngô được băm nhỏ và xay nhuyễn rồi được gói trong lá chuối , sau đó được hấp chín. Bánh ngô có vị ngọt, mềm và thơm ngon. Bánh có thể được bảo quản trong khoảng một tuần nếu được gói trong lá chuối và ngâm trong nước.
Một đĩa mì xào rau thơm ngon và hấp dẫn có giá chỉ khoảng 35.000 đồng. Các loại rau ở Sapa được dùng để xào mì như rau cải mèo, rau ngồng. Khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra hương vị thanh đạm khiến người dùng khó mà quên được.
>>> Xem thêm: Đặt ngay vé lên Fansipan Sapa giá rẻ tham quan cảnh đẹp
Sapa có đặc sản gì làm quà? Chắc hẳn, khi đi du lịch, bạn cũng muốn mang về một chút quà gửi cho người thân thương. Tuy nhiên, bạn không biết Sapa có đặc sản gì để làm quà đặc biệt.
Thịt trâu gác bếp là một đặc sản nổi tiếng ở vùng núi Tây Bắc được nhiều du khách lựa chọn. Thịt trâu gác bếp hay còn được gọi là thịt trâu hun khói, thịt trâu khô được treo trên giàn bếp để bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Thịt trâu gác bếp sẽ có vị dai, hơi cứng nhưng ăn vào thì khó có thể cưỡng lại độ thơm ngon của món này mang lại.
Thịt ngựa, heo, bò và trâu thường được sử dụng để chế biến món thịt sấy khăng gai ở Sapa. Thịt sấy được gác bếp 3 năm mà không hỏng, có vị ngọt, giòn và thơm, khi ăn có thể kết hợp với các loại rau như cà chua, cháo tre,… hoặc cũng có thể uống với rượu vang.
Đây cũng là đặc sản Sapa làm quà được người dân tự chế biến mà phái nam nhân ở trên Tây Bắc khá ưa chuộng. Rượu táo mèo khi uống sẽ có vị chát nhưng lại rất thơm và cuốn hút người uống.
Một đặc sản của Sapa chuyên về rượu nữa, không thể không nhắc đến rượu Shan Lùng. Đây là một loại rượu được chế biến từ những người Dao đỏ. Hơn nữa, Shan Lùng là một thương hiệu rượu khá nổi tiếng trên vùng núi Tây Bắc mà các bậc nam giới khá thích.
Một gợi ý hay về đặc sản ở Sapa mà bạn nên tham khảo đến từ loại rượu ngô. Loại rượu này được nấu từ hạt ngô nếp hay hạt bắp nếp thông qua sự tuyển chọn các hạt to, khỏe. Sau đó tiến hành lên men và được chưng cất khá cẩn thận theo phong tục và văn hóa của người dân tộc H’mông.
Nấm đen là đặc sản Sapa chỉ có vào mùa mưa được nhiều người dân trên này thu hoạch sau đó sấy khô để bảo quản. Đây là loại nấm được bày bán trong các gian hàng quà lưu niệm hoặc siêu thị, hội chợ.
>>> Xem thêm: Sapa mùa nào đẹp nhất ? Nên đi Sapa vào tháng mấy ?
Cơm lam cũng được gọi là một đặc sản Sapa mà bạn không thể nào bỏ lỡ. Loại cơm này được chế biến từ gạo dẻo thơm và nấu trong ống tre hoặc nứa. Sau khi nấu chín sẽ tiến hành nướng để tạo độ thơm cho từng ống cơm.
Một gợi ý cho bạn khi muốn mua đặc sản Sapa làm quà, đó là măng chua. Đây là loại măng được hái từ trên rừng nên có vị ngọt tự nhiên. Sau khi hái về, người dân sẽ tiến hành rửa sạch, cắt mỏng và tiến hành ủ chua trong vòng 1 tháng. Món măng chua thường dùng làm món ăn Sapa kèm với cơm, phở hoặc bún để tăng thêm hương vị cho bữa ăn.
Nấm chân chim Bắc Hà là một loại nấm chỉ mọc và bán ở vùng núi Tây Bắc. Loại nấm này có vị ngọt và được xếp vào loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như dược phẩm quý tại Tây Bắc. Hình dạng của nấm chân chim cũng khá dễ nhận biết, vì đây là một loại nấm không có cuống, mũ dạng quạt tựa như vỏ hến.
Ở một số nơi miền Trung có đặc sản thịt lợn ngâm mắm thì món ăn đặc sản Sapa là thịt lợn muối chua. Cách chế biến thịt lợn muối chua khá đơn giản, người dân Tây Bắc sử dụng rượu vang cùng với muối và lá quế để tẩm ướp gia vị. Sau đó, ủ thịt lợn trong vòng 2-3 tuần mới có thể thưởng thức được. Thịt lợn sau khi muối có vị mặn, chua, giòn và giữa lại một chút vị dai dai của thịt.
Đây là loại rau đặc sản Sapa chỉ có vào mùa đông, nên rất ít du khách có cơ hội được thưởng thức. Vào thời tiết càng lạnh, rau mầm đá sẽ có độ giòn và ngọt hơn rất nhiều. Hơn nữa, rau mầm đá được sử dụng để nấu với thịt trâu hoặc dùng để chấm với nước tương, nước mắm cũng khá ngon.
Mọc cốm được làm bằng cách sấy gạo nếp được gặt về sớm hơn 7 ngày. Người ta sẽ đập chúng cho đến khi vỏ và cốm bên trong được tách ra. Mọc cốm mềm mại nhưng không quá ẩm, có hương vị và mùi vị đặc biệt hơn các loại cốm khác.
Thịt gừng là món ăn đặc sản Sapa của người Nùng Dín với hương vị cay nồng, được chế biến đơn giản từ xương và gừng. Thịt có thể nấu hoặc hấp và ăn kèm với các nguyên liệu khác. Bạn có thể mua thịt gừng về làm quà tại chợ phiên Bắc Hà vào mỗi chủ nhật.
Hồng táo Sapa là loại trái cây giòn ngọt, thơm ngon được nhiều người thich vì giá rẻ và có lợi cho sức khoẻ. Qủa có vỏ mỏng màu nâu đỏ, thịt trắng và mọng nước, là phiên bản “tươi” của loại táo khô thường được dùng để nấu chè, hãm trà hoặc nấu ăn.
>>> Tham khảo: Du lịch Sapa hết bao nhiêu tiền? Tips để tiết kiệm nhất
Sau khi tham khảo các đặc sản tại Sapa, có lẽ bạn cũng chọn được vài món đặc sản gợi ý cho mình để làm quà. Thế nhưng, bạn lại loay hoay đi tìm địa chỉ để mua đặc sản Sapa ở đâu làm quà tặng cho người thương. Khám phá ngay một số địa điểm bán đặc sản Sapa mua làm quà uy tín dưới đây.
Gợi ý cho bạn một số thương hiệu chợ Sapa chuyên bán các món đặc sản, bạn có thể lưu lại .
Chợ đêm Sapa
Chợ Sapa
Note ngay một số địa điểm cung cấp rượu uy tín, chất lượng tại Sapa:
Cửa hàng rượu Sapa Quốc Cường
Cửa hàng rượu Tây Bắc
Tham khảo một số địa chỉ cửa hàng hoặc siêu thị bán đặc sản Sapa mua về làm quà:
Siêu thị Xuân Trường
Vietfarm
Siêu thị đặc sản Tây Bắc
Đặc sản Sapa
Bài viết trên đây đã tổng hợp một số đặc sản Sapa làm quà cũng như trải nghiệm ẩm thực Tây Bắc. Hy vọng với những gợi ý bài viết trên sẽ giúp bạn có thể khám phá và tận hưởng một cách trọn vẹn của ẩm thực Tây Bắc.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/dac-san-sapa-a11781.html