Sắp xếp công việc trước khi nghỉ giúp bạn có thể thoải mái tận hưởng không khí lễ hội. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.
Trước Tết Nguyên đán 2 tuần, không khí lễ hội tràn ngập khắp các cửa hàng, quán xá, đường phố. Việc mua sắm và chuẩn bị cho Tết chiếm phần lớn thời gian, công sức của nhiều người.
Tuy nhiên, để tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ lễ an vui bên gia đình, bạn bè, bạn cũng cần thu xếp công việc chu đáo. Trước khi tất bật với mâm cỗ cúng, xúng xính áo dài đi lễ chùa, bạn nên hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao và lên kế hoạch trở lại văn phòng sau đó.
Dưới đây, Iris UK liệt kê một số đầu việc cần hoàn thiện trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm.
Khi thời gian tại văn phòng không còn nhiều, bạn cần tối ưu hóa quá trình làm việc. Tuy nhiên, khả năng và sức lực của con người có hạn.
Để công việc đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn, bạn nên thiết lập danh sách các đầu việc ưu tiên. Từ đó, bạn có thể thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp trước, sau đó giải quyết những vấn đề không quá quan trọng.
Lập kế hoạch cho công việc sau Tết giúp bạn tránh mệt mỏi, trì hoãn khi kỳ nghỉ lễ kết thúc. Ảnh minh họa: Kindel Media/Pexels.
Trước khi rời khỏi công sở để bắt đầu đón Tết cùng gia đình, bạn cần thiết lập kế hoạch chi tiết cho công việc sau mùa lễ hội. Bạn có thể không nhận ra lợi ích ngay lập tức, song hành động này đem đến kết quả dài hạn.
Khi trở lại văn phòng sau Tết Âm lịch, bạn sẽ sẵn sàng bắt tay vào làm việc mà không tốn thời gian định hướng, sắp xếp các đầu việc. Một kế hoạch cụ thể cũng tiếp thêm động lực cho bạn cố gắng, nỗ lực phát triển sự nghiệp trong năm mới.
Dù tất cả đều bước vào kỳ nghỉ lễ, bạn vẫn phải giải quyết những nhiệm vụ cấp bách. Nếu đang làm việc trong một doanh nghiệp đa quốc gia, bạn có thể nhận email từ đối tác, khách hàng, lãnh đạo do các đối tượng này không đón Tết Âm lịch.
Để công việc không xen vào và xáo trộn kỳ nghỉ, bạn cần biết cách xử lý các đầu việc một cách thông minh. Ví dụ, bạn nên dành một khung giờ cố định trong ngày để trả lời email, ghi nhận những vấn đề phải giải quyết sau Tết.
Một số lĩnh vực đặc thù như y tế, tổ chức sự kiện, báo chí vẫn yêu cầu nhân sự trực Tết. Nếu không phải là nhân viên đảm nhiệm lịch trực, bạn nên bàn giao công việc và hướng dẫn chi tiết cho đồng nghiệp.
Khi đồng nghiệp liên lạc trong kỳ nghỉ lễ, bạn có thể dành thời gian giúp đỡ họ thay vì cáu giận và tắt máy. Bạn chỉ phải nghe điện thoại trong vài phút, nhưng đồng nghiệp đang làm việc tại văn phòng cả ngày lễ.
Hỗ trợ đồng nghiệp khi được yêu cầu giúp đỡ trong kỳ nghỉ lễ là hàng động cần thiết. Ảnh minh họa: Artem Podrez/Pexels.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/thu-xep-cong-viec-a11798.html