Cách Nấu Trân Châu Dẻo Ngọt Không Bị Dính Đơn Giản Tại Nhà

Trân châu được xem là một loại topping không thể thiếu trong các món trà sữa và nhiều đồ uống hấp dẫn khác. Nhiều người cho rằng tự nấu trân châu tại nhà không thể làm cho nó dẻo và ngon như ở ngoài tiệm. Nhưng thực ra, điều quan trọng là bạn chưa biết cách làm đúng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu trân châu mềm dẻo và không bị dính, một cách đơn giản đến mức ngay cả những người không có kinh nghiệm cũng có thể thành công. Cùng tham khảo ngay nhé!

Cách nấu trân châu tự làm tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể ở nhà và tự nhào nặn nên những viên trân châu dẻo dai mà không phải mua sẵn nếu không biết chắc độ an toàn về nguồn gốc sản phẩm. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không thử ngay cách làm và nấu trân châu ngon như ngoài hàng.

Cách nấu trân châu đơn giản ngay tại nhà bạn hoàn toàn có thể thực hiện
Cách nấu trân châu đơn giản ngay tại nhà bạn hoàn toàn có thể thực hiện

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm trân châu

Các bước làm trân châu

Bước 1: Trộn và nhào bột

Bước 2: Nặn trân châu

Bước 3: Mẹo nấu trân châu đúng cách để không bị dính

Nước sôi bạn mới thả trân châu vào để nấu
Nước sôi bạn mới thả trân châu vào để nấu

Cách nấu trân châu có sẵn

Tuy nhiên nếu như bạn không có quá nhiều thời gian để tự bày biện làm và nấu trân châu. Và nhà lại đang có sẵn gói trâu châu, vậy thì hãy tham khảo ngay cách nấu trân châu đúng chuẩn dưới đây nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Các bước nấu trân châu

Bước 1: Bắt đầu bằng việc cắt miệng túi trân châu và lấy ra một lượng cần sử dụng. Thông thường, 100g trân châu sẽ đủ để pha chế 3-4 ly trà sữa. Tùy vào nhu cầu của bạn, bạn có thể nhân tỷ lệ này.

Bước 2: Đun sôi nước trong một nồi với tỷ lệ nước/trân châu là 6:1. Ví dụ, nếu bạn muốn luộc 500g trân châu, hãy đổ 3 lít nước.

Đun trân châu và khuấy đều để tránh bị dính
Đun trân châu và khuấy đều để tránh bị dính

Bước 3: Khi nước đã đun sôi, đổ trân châu vào và nhẹ nhàng khuấy đều để tránh bị dính vào nhau. Tiếp tục đun với lửa to cho đến khi trân châu nổi lên mặt nước, sau đó giảm lửa nhỏ.

Bước 4: Đậy kín nắp nồi lại và đun thêm khoảng 15-20 phút nữa. Đều đặn mở nắp nồi mỗi 5 phút để tránh nồi bị trào và cháy.

Bước 5: Sau 20 phút, tắt bếp và để nồi nguyên như vậy trong vòng 15 phút nữa. Điều này giúp trân châu chín mềm từ bên ngoài vào trong, không bị ngoài mềm trong còn cứng.

Ngâm trân châu vào nước đá

Sau thời gian ủ, dùng giá lọc để vớt trân châu ra và ngâm vào nước đá. Rửa sạch chất nhớt bám bên ngoài rồi xả nước lạnh để ráo nước. Sau đó, cho trân châu vào một bát tô lớn.

Ngâm trân châu với nước đá cho dẻo dai giòn ngon
Ngâm trân châu với nước đá cho dẻo dai giòn ngon

Trộn trân châu với đường và mật ong

Sau khi luộc xong, trộn trân châu với vài thìa đường và mật ong để tạo vị ngọt và lớp bóng bóng cho trân châu. Lưu ý, chỉ sử dụng một lượng đường vừa đủ để tạo lớp màng mỏng bao quanh trân châu. Không nên cho quá nhiều đường, để tránh vị ngọt quá mức. Một tỷ lệ thường dùng là 200g đường và 50ml mật ong cho 500g trân châu.

Cách bảo quản trân châu khi không dùng hết

Nếu như bạn nấu quá nhiều trân châu và chưa biết bảo quản như nào cho hợp lý. Dưới đây sẽ là bí quyết bạn có thể áp dụng:

Đối với trân châu đã luộc và được ngâm trong hỗn hợp nước đường + mật ong

Đậy kín và để ở nơi thoáng mát. Thời gian bảo quản tối đa là 6 tiếng. Sau khoảng thời gian này, trân châu sẽ bị trương lên, khi nhai thấy bở và cứng nhân.

Đối với trân châu sống

Dùng dây thun buộc chặt lại rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh. Như vậy sẽ bảo quản được từ 2-3 tuần, mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của trân châu. Nhớ rằng trân châu nấu xong nên được sử dụng hết trong vòng 4-6 giờ để giữ độ dai ngon.

Hy vọng với những cách nấu trân châu được gợi ý phía trên sẽ giúp bạn áp dụng thành công!

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/cach-nau-tran-chau-trang-co-san-a12338.html