Thấu hiểu bản thân: Lợi ích và cách để hiểu rõ bản thân

Với sự tác động liên tục của kỹ thuật số, danh sách những việc cần làm mỗi ngày cùng với những sự phiền nhiễu khác trong thế giới hiện đại này, có vẻ như chúng ta không thực sự thấu hiểu bản thân mình, không chắc mình muốn gì, tại sao lại lựa chọn như vậy, thậm chí tự đặt câu hỏi: Mình là ai?

Thấu hiểu bản thân là gì?

Thấu hiểu bản thân là khả năng nhận thức rõ ràng về những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, hành động của bản thân tại một thời điểm nhất định. Điều này đòi hỏi sự quan sát, phân tích và tự đánh giá một cách khách quan về bản thân nhằm định hướng, thay đổi hành vi và hành động một cách tích cực.

Việc thấu hiểu bản thân cũng là bước đầu tiên để có thể thấu hiểu, chấp nhận người khác và xây dựng được những mối quan hệ tốt hơn trong cuộc sống.

Lợi ích của việc thấu hiểu bản thân

Khi thấu hiểu bản thân, mỗi người có thể:

Thấu hiểu chính mình là một giai đoạn khó khăn và cần dành nhiều thời gian, nó liên quan đến việc tự phản ánh sâu sắc, trung thực và đối mặt với những phần trong con người mà bản thân mỗi người có thể sợ hãi.

Lợi ích của việc thấu hiểu bản thân

Cách để thấu hiểu bản thân

  1. Xác định đạo đức, giá trị
  2. Tìm ra những gì mình giỏi (và không giỏi)
  3. Đánh giá các mối quan hệ xung quanh
  4. Liên tục học hỏi, rèn luyện bản thân
  5. Chấp nhận bản thân

Xác định đạo đức, giá trị

Xác định đạo đức và giá trị bản thân là một phần thiết yếu để thấu hiểu bản thân. Khi có được sự nhận thức rõ ràng về những giá trị và đạo đức mà bản thân tin tưởng, chúng ta thường sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định và hành động phù hợp với bản thân hơn. Việc xác định đạo đức, giá trị còn giúp mỗi người có thể tự định hướng cho hành động của mình, đảm bảo rằng chúng phù hợp với những gì mà bản thân tin tưởng và giúp đạt được mục tiêu một cách đúng đắn.

Tìm ra những gì mình giỏi (và không giỏi)

Đây có thể là bước khó khăn nhất để thấu hiểu bản thân, nhưng nó là bước cần thiết. Chắc chắn là chúng ta phải thử và sai để tìm ra thứ mà mình giỏi, và đừng bỏ cuộc trước khi cố gắng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc này không đơn giản chỉ là liệt kê ra những gì bản thân giỏi và không giỏi, mà cần có sự phân tích và đánh giá đầy đủ.

Việc thấu hiểu bản thân đòi hỏi sự trung thực và tôn trọng bản thân. Chúng ta cần nhìn nhận mình một cách khách quan, không lấy thế mạnh để tự cao tự đại, cũng không đặt nặng những yếu điểm để tự ti, tiêu cực.

iệc thấu hiểu bản thân đòi hỏi sự trung thực và tôn trọng bản thân

Đánh giá các mối quan hệ xung quanh

Một khía cạnh lớn của việc thấu hiểu bản thân có thể được tìm thấy trong các mối quan hệ xung quanh. Hãy để ý đến cách mà chúng ta tương tác với người khác, cách giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, đưa ra những quyết định và lựa chọn, cách mà chúng ta đối nhân xử thế.

Bằng cách này, mỗi người có thể dễ dàng nhận thấy cách thức, thói quen của mình khi tương tác với người khác, hiểu rõ hơn về những giá trị, nguyện vọng của bản thân. Đồng thời xem xét được những mối quan hệ nào giúp bản thân cảm thấy hạnh phúc và đáp ứng nhu cầu, những mối quan hệ nào gây stress và căng thẳng, từ đó có thể điều chỉnh cách tương tác và lựa chọn mối quan hệ phù hợp.

Liên tục học hỏi, rèn luyện bản thân

Để thấu hiểu bản thân, việc liên tục học hỏi, rèn luyện để chủ động khám phá bản thân và nhận ra những điều xung quanh là hết sức cần thiết. Bằng cách đọc sách, thiền định, tập yoga,... dung hòa những sở thích và thu nạp thêm những điều mà trước đây bản thân không hứng thú để mở cửa cánh cổng đam mê. Đừng chỉ dừng chân tại một lĩnh vực mà bản thân tự cho rằng mình giỏi.

Chấp nhận bản thân

Chấp nhận bản thân tức là thông cảm, thấu hiểu, bao dung cho những lỗi lầm, những vết thương trong quá khứ. Thấu hiểu bản thân là bước đệm cho con đường đi đến thành công, và điều đó sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng ta biết yêu thương và chấp nhận chính mình. Điều này không đồng nghĩa với việc nhắm mắt bỏ qua cho những cái sai, rồi lại tái phạm thêm nhiều lần khác mà không chịu sửa đổi.

Hãy cố gắng gom hết những mặt xấu xí, những nỗi đau mà bấy lâu bản thân luôn dày vò vào một nơi trong tâm hồn. Học cách thiền định, tập trung vào hiện tại và xoa dịu mọi thứ một cách nhẹ nhàng.

Thấu hiểu bản thân là bước đệm cho con đường đi đến thành công

Một số phương pháp và công cụ để thấu hiểu bản thân

Trắc nghiệm MBTI

Phương pháp trắc nghiệm MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) là một công cụ đánh giá tính cách, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các tình huống, vấn đề, ứng xử cơ bản trong cuộc sống, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như tuyển dụng, phát triển nhân sự và tư vấn. Trắc nghiệm MBTI sẽ dựa vào các câu trả lời của người tham gia để phân loại họ vào 1 trong 16 nhóm tính cách.

Đây là một phương pháp để thấu hiểu bản thân được nhiều người áp dụng, được phía công ty xuất bản độc quyền Myers-Briggs công bố độ chính xác của bài kiểm tra MBTI lên đến 90%. Tuy nhiên, trên thực tế, MBTI chỉ cung cấp các thông tin về đặc điểm tính cách mà không đưa ra bất kỳ đánh giá chính xác nào về khả năng, năng lực hoặc mức độ thành công trong tương lai.

Bên cạnh đo, MBTI cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tâm trạng của người được đánh giá, điều kiện xung quanh và cả độ tuổi. Vì vậy, thấu hiểu bản thân là một quá trình liên tục và đa dạng, không nên dựa vào một công cụ duy nhất.

Sinh trắc học vân tay

Bằng việc quét và phân tích dấu vân tay, các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa trên những yếu tố khoa học về hệ thống gen của con người, khoa học thần kinh và tâm lý học trẻ em. Thông qua sinh trắc vân tay, người dùng có thể thấu hiểu bản thân thông qua những đặc điểm cơ bản như trí tuệ, tiềm năng, tính cách, tình cảm, sức khỏe.

Ngoài ra, phương pháp sinh trắc vân tay có thể được sử dụng để hỗ trợ trong các quá trình tâm lý học như xác định trạng thái tâm trạng hay tìm hiểu các đặc điểm nhận thức của bản thân. Việc sử dụng phương pháp này có thể giúp người dùng thấu hiểu bản thân, từ đó giúp cho việc quản lý và phát triển bản thân trở nên hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, người dùng cũng không nên trông cậy hoàn toàn vào những thông tin có trong phân tích sinh trắc học vân tay. Việc thấu hiểu bản thân cũng cần phải dựa trên việc tự quan sát, phân tích, đánh giá về hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.

Phương pháp và công cụ để thấu hiểu bản thân

DISC

Phương pháp DISC là một trong những công cụ được sử dụng để đánh giá tính cách và hành vi của một người. Phương pháp này có thể giúp thấu hiểu bản thân một cách sâu sắc, được sử dụng rộng rãi trong tuyển dụng.

DISC chia tính cách và hành vi của một người thành bốn nhóm chính: Dominance (Sự thống trị), Influence (Sự ảnh hưởng), Steadiness (Sự ổn định) và Compliance (Sự tuân thủ). Mỗi nhóm này có những đặc điểm và xu hướng hành vi khác nhau, giúp người tham gia hiểu được mình và cách mà họ tương tác với những người khác.

Phương pháp DISC giúp thấu hiểu bản thân một cách rõ ràng, đặc biệt là trong việc hiểu về cách mình tương tác với người khác, quản lý cảm xúc, giải quyết các xung đột, hiểu được những thách thức mà họ đang phải đối mặt và phát triển kỹ năng để vượt qua chúng.

Tuy nhiên người dùng cũng lưu ý rằng, phương pháp DISC chỉ là một trong những công cụ hỗ trợ trong việc thấu hiểu bản thân và không thể thay thế được sự quan sát, phân tích và đánh giá của chính bản thân mình.

Rào cản trong quá trình thấu hiểu bản thân

Cố chấp

Sự cố chấp với những lỗi sai khiến một người không thể nhận thức được ra được các mặt yếu kém của bản thân. Với cái tôi quá lớn, người đó cần có thái độ mở và học cách nhận lỗi, chấp nhận những yếu điểm để thấu hiểu bản thân.

Sợ hãi, bất an

Quá trình thấu hiểu bản thân có thể giúp chúng ta nhận ra được những điều mà từ trước tới nay chưa được khám phá, tuy nhiên cũng sẽ gặp không ít những nỗi thất vọng và thách thức. Chính vì vậy, cần hết sức tập trung, xây dựng sự tự tin, tận dụng những điểm mạnh của bản thân và học hỏi từ những sai lầm trước đây.

Rào cản trong quá trình thấu hiểu bản thân

Những định kiến

Định kiến có thể khiến chúng ta bị hạn chế trong suy nghĩ và hành động, không thể nhận thấy và chấp nhận các khía cạnh khác nhau của bản thân. Để vượt qua sự định kiến, cần có tinh thần cởi mở, biết chọn lọc để tiếp thu các ý kiến khác nhau trong quá trình thấu hiểu bản thân.

Không tập trung

Quá trình thấu hiểu bản thân là một quá trình dài và liên tục, cần đầu tư thời gian cũng như một sự tập trung nhất định, xem mình đang ở đâu, mình là ai, mình muốn gì,... Tuy nhiên, với nhịp sống quá nhanh như hiện nay, con người luôn cảm thấy một ngày 24 tiếng là không đủ và không thể tập trung để thực hiện quá trình này. Chính vì vậy, hãy có một bản kế hoạch cụ thể về thời gian, những việc cần làm để thấu hiểu bản thân.

Thấu hiểu bản thân là một quá trình. Chúng ta không cần phải vội vàng, đó không phải là việc có thể thực hiện được trong 1 - 2 ngày. Hãy sử dụng những suy nghĩ mạnh mẽ để chống lại những nỗi sợ hãi lớn nhất trong bản thân mỗi người. Khi nhận ra mình là ai, chúng ta sẽ mất ít thời gian hơn để khiến bản thân hạnh phúc. Tập trung vào điểm mạnh sẽ mang lại những động lực cần thiết để tạo ra sự khác biệt to lớn và tốt hơn.

Sách Đột phá bản thân

>> Tham khảo sách ĐỘT PHÁ BẢN THÂN: https://bit.ly/sach-dot-pha-ban-than

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/kha-nang-cua-ban-than-a13752.html