Nhà Quản Trị Là Gì? 3 Cấp Bậc Nhà Quản Trị Trong Tổ Chức

Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác. Vậy nhà quản trị là gì? Những nhà quản trị có vai trò, nhiệm vụ và những kỹ năng gì để đạt được mục đích đó? Các cấp quản trị được phân chia ra sao? Cùng tìm hiểu xem nhà quản trị là ai và một nhà quản trị giỏi cần những gì với JobsGO nhé!

1. Nhà Quản Trị Là Gì?

Nhà quản trị là một thuật thường được sử dụng để chỉ người có trách nhiệm và quyền lực trong việc điều hành, quản lý một tổ chức hay một phần của tổ chức đó. Nhà quản trị có thể là CEO (Giám đốc điều hành), người sáng lập, quản lý cấp cao, những người đảm nhận vai trò quản lý ở mảng cụ thể trong tổ chức như quản lý phòng ban, giám đốc chức năng,…

Nhà quản trị thường có trách nhiệm xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, tổ chức công việc, điều hành hoạt động và giám sát hiệu suất để đảm bảo sự thành công của tổ chức.

Nhà Quản Trị Là Gì
Nhà Quản Trị Là Gì?

2. Các Cấp Bậc Nhà Quản Trị Trong Tổ Chức

Dưới đây là mô hình các cấp quản trị trong tổ chức mà bạn có thể tham khảo:

2.1 Quản Trị Viên Cấp Cao

Đây là các nhà quản trị nằm ở đỉnh quyền lực. Họ có cấp bậc cao nhất trong các nhà quản trị. Quản trị viên cấp cao là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước kết quả của tổ chức. Quản trị viên cấp cao là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo nhân viên. Họ sẽ tạo ra các mục tiêu, phương hướng, chiến lược cho tổ chức. Vị trí của các quản lý cấp cao là: chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc…

2.2 Quản Trị Viên Cấp Trung Gian

Họ là người nhận chỉ huy từ các quản trị viên cao cấp và đứng ra chỉ huy các quản trị viên cấp cơ sở. Công việc của quản trị viên cấp trung gian là nhận chiến lược, kế hoạch từ các quản trị viên cấp cao. Sau đó, họ sẽ triển khai thành các mục tiêu cụ thể cho các quản trị viên cơ sở thi hành.

Quản trị viên cấp trung gian cần xác định rõ hàng hóa, dịch vụ cần được sản xuất, đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng bằng cách nào… Họ sẽ là người phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất để tổ chức vừa tiết kiệm nguồn lực, vừa đạt hiệu quả cao. Vị trí của các quản lý cấp trung gian: Quản đốc, trưởng phòng, trưởng khoa…

2.3 Quản Trị Viên Cấp Cơ Sở

Đây là những nhà quản trị có vị trí thấp nhất về quyền lực. Nhà quản trị cấp cơ sở là người trực tiếp làm việc với hàng hóa, dịch vụ của công ty. Họ nhận lệnh từ các quản trị viên cấp trung gian. Họ cần trực tiếp hướng dẫn, đốc thúc các nhân viên trong tổ chức để hoàn thành mục tiêu chung. Vị trí thường thấy: tổ trưởng, trưởng bộ phận, đốc công…

3. Vai Trò Của Nhà Quản Trị Trong Tổ Chức

Vai Trò Của Nhà Quản Trị Trong Tổ Chức
Vai Trò Của Nhà Quản Trị Trong Tổ Chức

Mỗi cấp quản trị sẽ có vai trò, chức năng khác nhau, cụ thể như:

3.1 Vai Trò Quan Hệ Với Con Người

Trong quan hệ với con người, vai trò của nhà quản trị thể hiện ở một số khía cạnh sau:

3.2 Vai Trò Thông Tin

Vai trò thông tin của các cấp quản trị bao gồm:

3.3 Vai Trò Quyết Định

Vai trò quyết định của các cấp quản trị thường được thể hiện qua một loạt các hoạt động quan trọng, bao gồm:

4. Tố Chất, Kỹ Năng Cần Có Của Nhà Quản Trị

Tố Chất, Kỹ Năng Cần Có Của Nhà Quản Trị
Tố Chất, Kỹ Năng Cần Có Của Nhà Quản Trị

Để thực hiện tốt các chức năng, vai trò của quản trị thì các cấp quản trị cần có những tố chất, kỹ năng cơ bản sau:

4.1 Có Kỹ Năng Tư Duy Chiến Lược

Đây là yếu tố then chốt giúp nhà quản trị định hướng con đường phát triển cho tổ chức. Họ cần có tầm nhìn xa, khả năng phân tích thị trường, dự đoán xu hướng để đưa ra chiến lược phù hợp. Kỹ năng tư duy chiến lược bao gồm:

4.2 Biết Đối Nhân Xử Thế

Quản lý con người là một phần quan trọng trong công việc của nhà quản trị. Khả năng đối nhân xử thế giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, tạo môi trường làm việc hiệu quả và gắn kết. Kỹ năng này bao gồm:

4.3 Có Khả Năng Giải Quyết Vấn Đề

Trong quá trình quản lý, nhà quản trị sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề cần giải quyết. Khả năng giải quyết vấn đề giúp họ xử lý các tình huống một cách nhanh chóng, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Kỹ năng này bao gồm:

4.4 Có Khả Năng Tổ Chức, Ủy Quyền

Nhà quản trị cần có khả năng tổ chức công việc hiệu quả và ủy quyền đúng người đúng việc. Kỹ năng này bao gồm:

4.5 Có Trí Tuệ Cảm Xúc

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác. Nhà quản trị có EQ cao sẽ có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, tạo môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy hiệu quả công việc. Kỹ năng này bao gồm:

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được rằng nhà quản trị là gì, các cấp quản trị và một nhà quản trị giỏi cần những gì. Ghé JobsGO Blog để tham khảo nhiều bài viết hay và hữu ích hơn nữa nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Những Thách Thức Mà Nhà Quản Trị Thường Gặp Phải Là Gì?

Những thách thức thường gặp của nhà quản trị bao gồm cạnh tranh khốc liệt, biến động thị trường, công nghệ mới, và quản lý nhân sự đa dạng.

2. Làm Thế Nào Để Nhà Quản Trị Có Thể Xây Dựng Và Duy Trì Một Môi Trường Làm Việc Tích Cực?

Để xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nhà quản trị cần thúc đẩy sự tin cậy, tôn trọng, và sự công bằng, cũng như tạo ra các cơ hội phát triển cho nhân viên.

3. Mối Quan Hệ Giữa Cấp Quản Trị Và Kỹ Năng/ Chức Năng Quản Trị

Mọi cấp quản trị đều thực hiện 4 chức năng chính là hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát. Tuy nhiên, sự phân bổ thời gian cho các chức năng của mỗi cấp quản trị sẽ có sự khác biệt.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/nha-quan-tri-la-gi-a13919.html