Cách viết nhật ký về các tình huống stress công việc có thể giúp bạn hiểu được điều gì khiến bạn căng thẳng. Một số nguyên nhân có thể là những yếu tố khách quan, chẳng hạn như không gian làm việc không thoải mái hoặc khoảng cách đi lại bất tiện.
Bạn có thể ghi chép trong vòng một tuần để theo dõi các yếu tố gây căng thẳng và phản ứng của bạn với chúng. Nội dung có thể bao gồm con người, địa điểm và sự kiện đã khiến bạn có những phản ứng về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc.
Khi bạn viết nhật ký, hãy tự hỏi những điều sau đây:
- Phản ứng của mình là gì? (khóc lóc, đập bàn, bỏ đi…)
- Điều này khiến mình cảm thấy như thế nào? (sợ hãi, giận dỗi, đau đớn…)
- Một số cách giải quyết cho vấn đề này là gì? (trò chuyện, nghỉ phép, đổi việc…)
Khi bạn trải qua lo lắng và căng thẳng trong một thời gian dài, tâm trí của bạn có xu hướng nhảy đến kết luận và nhìn nhận mọi tình huống với một lăng kính tiêu cực.
Thay vì đưa ra những đánh giá chủ quan, bạn có thể thử thay đổi lại góc nhìn tích cực hơn. Nếu đằng nào bạn cũng không biết chính xác người ta nghĩ gì, bạn cũng chẳng nên tự làm tăng stress khi tưởng tượng những điều tiêu cực.
Nếu sếp không mỉm cười chào bạn vào buổi sáng, bạn nghĩ rằng sếp không ưa mình. Tuy nhiên, bạn có thể “lèo lái” ý nghĩ này theo hướng tích cực hơn: “Chắc là sếp đang bận chuẩn bị cho cuộc họp nên mình tạm thời bị… tàng hình!”.
Stress công việc sẽ dễ dàng khiến bạn bị mắc hội chức cháy sạch nơi công sở. Đã đến lúc bạn cần giới hạn ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân để có thể cân bằng lại.
Thói quen dành một vài phút thời gian cá nhân trong một ngày bận rộn có thể giúp bạn ngăn ngừa kiệt sức và làm việc tăng năng suất hơn. Bản nhạc nhẹ nhàng hoặc video vui nhộn sẽ là cách giảm stress công việc đơn giản mà bạn có thể áp dụng ở công ty.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/stress-cong-viec-a14104.html