Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Quá trình hình thành lũ quét

Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới hoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột. Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng và độ dốc của con sông bên dưới đập).

Hiện tượng lũ quét thường thấy ở những nơi gần nơi có độ dốc như dưới chân đồi núi.

Đặc tính của lũ quét

Vì lũ quét là hiện tượng di chuyển của một khối nước khổng lồ từ cao xuống thấp với tốc độ ngày càng tăng cũng như sức tàn phá ngày càng lớn tùy thuộc vào độ dài, dốc cũng như sự "trơn láng" của quãng đường mà nó đi (những nơi như núi và đồi không có cây lũ quét sẽ xuất hiện thường xuyên do không có gì để chặn dòng nước), nó sẽ gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng cho những nơi mà nó đi qua. Với tốc độ cao và khối lượng lớn nó có thể cuốn trôi nhà cửa, cây cối... gần như mọi thứ trên đường đi.

Hiện tượng lũ quét thường thấy ở những nơi gần nơi có độ dốc như dưới chân đồi núi, hay ở trong thung lũng. Mặc dù mạnh và sức tàn phá cao nhưng lũ quét thường không xảy ra lâu hơn sáu tiếng.

Khi đường thoát nước của lũ quét bị chặn (do đê hay các công trình lớn dù nó không bít hết dòng chảy) nên khối lượng nước khổng lồ với tốc độ cao bị dội ngược lại thành một vòng trước khi có thể chảy tiếp cũng làm cho mực nước dâng nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Do khối lượng nước bị dội lại sẽ va vào khối lượng nước đang đổ về gây ra nhiều xoáy nước nhấn chìm mọi thứ, các xoáy nước này cũng có thể hình thành dưới mặt nước rút mọi thứ xung quanh nó vào nên ngay cả khi có áo phao người bị rơi vào loại lũ này vẫn có thể bị nhấn chìm (dễ nhìn thấy nhất hiện tượng này khi lũ quét tràn vào thành phố hay khu dân cư xây sát nhau) gây rất nhiều khó khăn cho việc cứu hộ.

Đi cùng lũ quét có thể có nhiều trận lở đất, trượt bùn cùng những thứ mà nó cuốn theo khiến cho lũ quét càng trở nên nguy hiểm khi mà khối lượng di chuyển không chỉ có nước.

Lũ quét có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng diện tích lũ quét càng rộng thì mức tàn phá sẽ càng kém do khối lượng nước bị phân tỏa ra chứ không tập trung gây thiệt hại.

Lũ quét không xuất hiện ở khu vực đồng bằng hay có sông lớn. Vì ở khu vực đồng bằng không có độ dốc cho nước chảy hoặc rất ít khiến cho nước từ cao đổ xuống bị mất tốc độ chỉ có thể gây ngập chứ không cuốn được bất cứ thứ gì. Còn ở khu vực có sông lớn cũng giống như ở đồng bằng con sông sẽ nhận và điều tiết lượng nước này nếu quá nhiều thì sông sẽ tràn bờ gây ra những đợt lũ thông thường chứ không tạo thành lũ quét vì nước di chuyển với tốc độ chậm hơn nhiều so với lũ quét.

Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?Lũ quét thường gây họa cho các sông nhỏ và vừa nhưng ít đối với sông lớn.

Các loại lũ quét

Lũ quét tạm thời có thể phân chia làm 3 loại:

Tác hại của lũ quét

Lũ quét thường gây họa cho các sông nhỏ và vừa nhưng ít đối với sông lớn. Kết quả điều tra các lưu vực đã xẩy ra lũ quét cho thấy, lũ quét có thời kỳ xuất hiện lại khoảng 30 năm một lần. Tuy nhiên có nhiều nơi lũ quét đã xẩy ra liên tiếp do những lưu vực này môi trường bị suy thoái mạnh mẽ. Lũ quét là vấn đề phức tạp, đa dạng và mang tính địa phương sâu sắc.

Trong vòng từ 1 đến 6 giờ đồng hồ bung phá, sức nước lũ quét là hết sức nguy hiểm. Khi lũ quét xuất hiện, giao thông đình trệ, vì lúc đó rất dễ xảy ra tai nạn. Đáng chú ý, khi dòng nước mãnh liệt tuôn chảy từ trên cao xuống, gặp lực cản lớn, khối lượng nước khổng lồ với tốc độ cao sẽ bị dội ngược lại thành một vòng trước khi có thể chảy tiếp làm cho mực nước dâng nhanh hơn. Nước bị dội lại, va vào dòng nước đang đổ về tạo ra nhiều xoáy nước hút mọi thứ xung quanh, hết sức nguy hiểm.

Giữ nước là một trong những chức năng chính của đất. Nước mưa không thấm vào lòng đất và thay vào đó là chảy qua nó thì được gọi là "dòng chảy". Giả sử tại một vùng đất nào đó có một trận mưa như trút nước. Khi đất đã quá bão hòa nước thì trời bắt đầu mưa, nó sẽ không thể hấp thụ nhiều chất lỏng hơn. Kết quả là có thể rất nhiều dòng chảy khủng khiếp xuất hiện và làm tăng đáng kể nguy cơ xảy ra lũ quét.

Nếu đất quá khô thì cũng là một vấn đề lớn bởi nó cũng làm giảm khả năng hấp thụ nước. Một điểm đáng chú ý nữa là không phải tất cả các loại đất đều hấp thụ nước như nhau. Các bề mặt nhân tạo như bê tông và nhựa đường có khả năng hấp thụ nước mưa khá kém.

Một lưu ý khác là lái xe khi đang có nước lũ là một ý tưởng tồi tệ. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết hơn 50% trong tổng số ca tử vong liên quan đến lũ lụt được cho là do người lái xe cố tình đi qua vùng nước đang di chuyển.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/lu-quet-la-gi-lu-quet-thuong-xay-ra-o-dau-khi-nao-a21483.html