Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam qua các năm từ 2010 - nay

Duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới 4% là mục tiêu quan trọng đối với nền kinh tế. Ngoài tỷ lệ và số lượng người thất nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là điều quan trọng đối với nền kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ số gì?

Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ số kinh tế thể hiện phần trăm số người trong lực lượng lao động đang tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm trong một khoảng thời gian nhất định. Nó phản ánh tình trạng sức khỏe của nền kinh tế, cho thấy mức độ cung và cầu trên thị trường lao động.

Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng cách lấy số người thất nghiệp chia cho tổng số người trong lực lượng lao động (bao gồm cả người có việc làm và người thất nghiệp) và nhân với 100.

Hiểu đúng về thất nghiệp và tác động đối với nền kinh tế

Thuật ngữ thất nghiệp dùng để chỉ những người trong độ tuổi lao động (từ đủ 15 tuổi trở lên) hội tụ đủ cả 3 yếu tố:

Không phải ai không làm việc cũng là người thất nghiệp. Người không có nhu cầu làm việc, không cần tìm việc làm, ngoài độ tuổi lao động không được xếp vào nhóm người thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam qua các năm từ 2010 - nay

Tỷ lệ thất nghiệp cao để lại nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế

Những người đang tham gia tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng phục vụ cho công việc, người học việc, tập sự, sinh viên, học sinh, người nghỉ hưu và người đang tìm kiếm việc làm nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm 1 công việc từ 1 giờ trở lên để tạo thu nhập.

Tỷ lệ thất nghiệp được biểu thị bằng phần trăm số người thất nghiệp trên lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp cao không chỉ tác động tiêu cực đến thu nhập và đời sống của người lao động mà còn gây lãng phí nguồn lao động, tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, gây mất cân bằng dân cư và bất ổn an ninh trật tự xã hội.

Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh tình trạng của thị trường lao động và sức khỏe của 1 nền kinh tế. Cụ thể, nó cho thấy:

  1. Tình trạng kinh tế chung: Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, điều này thường cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn, không đủ việc làm cho người lao động. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp thấp thường là dấu hiệu của một nền kinh tế mạnh mẽ, nơi có nhiều cơ hội việc làm.

  2. Sức khỏe doanh nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp tăng có thể chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm nhân sự do khó khăn tài chính, giảm cầu hàng hóa và dịch vụ. Ngược lại, khi tỷ lệ này giảm, doanh nghiệp có xu hướng tăng cường tuyển dụng.

  3. Cân bằng cung-cầu lao động: Tỷ lệ thất nghiệp giúp xác định mức độ cung lao động so với cầu lao động. Khi tỷ lệ thất nghiệp thấp, cung lao động có thể khan hiếm, khiến các doanh nghiệp khó tuyển dụng.

  4. Mức độ chi tiêu và tiêu dùng: Khi nhiều người thất nghiệp, sức mua của họ giảm, ảnh hưởng đến tổng mức tiêu dùng của nền kinh tế, làm chậm đà tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment rate) thường được coi là mức "ổn định" hoặc "chấp nhận được". Tỷ lệ này phản ánh mức thất nghiệp xảy ra ngay cả khi nền kinh tế hoạt động tốt, do các yếu tố như chuyển đổi nghề nghiệp, lao động tạm thời nghỉ việc, và những người mới tham gia thị trường lao động.

Thông thường, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên dao động từ khoảng 3% đến 5% ở nhiều nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy theo quốc gia:

Mỗi quốc gia có thể có những mức "ổn" khác nhau tùy vào cấu trúc và đặc điểm kinh tế riêng.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động tại Việt Nam 2023 - 2024

Trong năm 2023, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động tại Việt Nam đã có những thay đổi tích cực so với năm trước. Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đạt 2,02%, giảm 0,27 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 1,60%, trong khi khu vực nông thôn cao hơn, đạt 2,28%.

Trong quý III/2023, số lao động thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với tỷ trọng cao nhất, chiếm khoảng 39,6%, theo sau là các ngành công nghiệp và xây dựng với 31,6%

Trong quý I năm 2024, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động tại Việt Nam đã có sự gia tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm 2023. Điều này phản ánh một phần tác động từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi hoạt động kinh doanh và sản xuất thường tạm dừng hoặc giảm tốc. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng lên do các doanh nghiệp trong một số ngành, đặc biệt là dịch vụ, hoạt động cầm chừng trong thời gian này.

Ngoài ra, lao động phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn, với khoảng 64,8% tổng số lao động. Việc làm trong khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với khu vực thành thị, tiếp tục là một thách thức trong việc nâng cao chất lượng việc làm

Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam từ 2010 tới năm 2023

Theo Tổng cục thống kê năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta là 2,88% trên độ tuổi lao động khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm 2009. Tại khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp là 4,43%, trong khi ở nông thôn là 2,27%.

Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%, trong đó, khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%.

Cũng theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% lên 77,3% năm 2010. Trong đó, tỷ lệ lao động khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,6% lên 22,4%. Khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.

Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của lao động là 2,27%, trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71%.

Năm 2012, Tổng cục thống kê vừa công bố tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là giảm chỉ còn 1,99%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng số lượng người thất nghiệp lại tăng lên. Số người thất nghiệp là 931 nghìn người và số người thiếu việc làm là 1,45 triệu.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam qua các năm từ 2010 - nay

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong 10 năm trở lại

Năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 2,2%, trong đó khu vực thành thị là 3,58%; khu vực nông thôn là 1,58%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động ước tính 2,77%, trong đó khu vực thành thị là 1,48%; khu vực nông thôn là 3,35%.

Từ năm 2014 đến 2018, tỷ lệ thất nghiệp giao động ở mức 2,2% - 2,3%. Đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 1,99%, trong đó thất nghiệp ở khu vực thành thị là 2,94%; khu vực nông thôn là 1,52%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 1,32%, trong đó khu vực thành thị là 0,73%; khu vực nông thôn là 1,63%.

Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, lần đầu tiên trong vòng 5 năm, thu nhập của người lao động giảm 5,1%, lực lượng lao động giảm kỷ lục trên 2 triệu người. 1,4 triệu người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm.

Ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 72% lao động bị ảnh hưởng, khu vực công nghiệp với 67,8%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 25,1%. Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người thất nghiệp trong quý 2 là 53,1 triệu người, giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng đột biến lên 3,22%, không chỉ thế, thu nhập bình quân tháng của người lao động giảm 624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập của lao động ở thành thị cao hơn thu nhập ở khu vực nông thôn gần 1,3 lần. Quý 3 cũng là quý người lao động có thu nhập thấp nhất chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.

Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2024

Theo dữ liệu của CEIC Data, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam vào quý 1 là 2,24%, quý 2 tăng lê 2,29%. Số liệu được tính theo dân số nước ta là 100,31 triệu người (tính vào tháng 12/2023).

Từ tháng 3/2011 tới nay, CEIC Data liên tục cập nhật tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam với tỷ lệ trung bình là 2,26%, như vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam quý 2 năm 2024 đã cao hơn mức trung bình trong 13 năm trở lại.

Cũng theo ghi nhận, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong 13 năm là 3,98% vào tháng 9/2021, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất là 1,8% ghi nhận vào tháng 12/2011.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam qua các năm từ 2010 - nay

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Việt Nam còn khá cao

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Việt Nam vẫn ở mức cao

Năm 2023 - 2024, mặc dù tỷ lệ thanh niên thất nghiệp là 13%, tương đương với 64,9 triệu người - mức thấp nhất trong 15 năm qua. Tuy nhiên, tình trạng thanh niên không có việc làm, không được đào tạo vẫn ở mức đáng lo ngại và có xu hướng tăng trong hai năm tới.

Những thanh niên có việc làm, số lượng lớn cũng không có việc làm thỏa đáng. Mặc dù nguồn nhân lực lao động ở Việt Nam tương đối dồi dào nhưng tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28%. Điều này cho thấy cần đầu tư cho nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng.

Việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức vừa phải có lợi cho nền kinh tế, tuy nhiên, nếu số lượng và tỷ lệ người thất nghiệp gia tăng sẽ khiến nền kinh tế trì trệ do giảm khả năng sản xuất khiến tăng trưởng kinh tế giảm theo. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể dẫn đến lạm phát do phải cung lượng tiền lớn để trợ cấp cho người thất nghiệp.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/ty-le-that-nghiep-o-viet-nam-qua-cac-nam-tu-2010-nay-a21865.html