KYC là gì? Quy trình ứng dụng KYC trong lĩnh vực tài chính

Quy trình KYC là tiêu chuẩn, nghĩa vụ phải thực hiện trong ngành dịch vụ tài chính và các giao dịch tiền mã hóa. Cụ thể thì KYC là gì, vai trò của chúng là như thế nào mà phải bắt buộc thực hiện?

I. KYC là gì?

1. Khái niệm KYC

KYC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Know Your Customer, dịch nghĩa: hiểu khách hàng của bạn. Đây là khâu đầu tiên phải thực hiện trong các tổ chức tài chính và phi tài chính để xác minh thông tin của khách hàng và phát hiện ra hoạt động gian lận có thể xảy ra.

KYC là gì? Quy trình ứng dụng KYC trong lĩnh vực tài chính

Công nghệ kyc áp dụng thành công trong lĩnh vực tài chính

Đối tượng phải tuân thủ quy định về KYC bao gồm:

- Cá nhân và tổ chức có mối quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp hoặc cần duy trì tài khoản;

- Người thụ hưởng các giao dịch được thực hiện qua các hoạt động trung gian thương mại (môi giới, chứng khoán, bảo hiểm…);

- Cá nhân và tổ chức được kết nối bởi những giao dịch tài chính.

Trong lĩnh vực ngân hàng, khách hàng của KYC chính là những khách hàng mở tài khoản ngân hàng, đăng ký mua bảo hiểm tại ngân hàng, mở thẻ, mở tài khoản chơi chứng khoán…

2. KYC trong đầu tư

KYC trong đầu tư là một hình thức tiêu chuẩn trong ngành đầu tư, đảm bảo các thông tin chi tiết, tình hình tài chính, khả năng chịu rủi ro của khách hàng đều được nhà đầu tư nắm được.

KYC là gì? Quy trình ứng dụng KYC trong lĩnh vực tài chính

Hoạt động của kyc trong lĩnh vực đầu tư

Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? 8 cách đầu tư tài chính hiệu quả nhất 2023

3. KYC trên các sàn giao dịch tài chính

KYC là một quy trình kiểm tra thông tin khách hàng trước quá trình giao dịch trên sàn chứng khoán, tiền điện tử. KYC sẽ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin danh tính gồm giấy tờ tùy thân, bảng sao kê ngân hàng… để có thể bảo vệ sàn giao dịch, tăng lớp bảo mật bổ sung cho tài khoản người dùng và ngăn chặn việc rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp hoặc gian lận vì cơ bản giá trị của tiền ảo là rất lớn.

II. Vai trò của KYC

KYC có vai trò cực kỳ quan trọng, khi nó có thể:

- Xác minh thông tin của khách hàng: Giúp các tổ chức tài chính xác thực được khách hàng là ai, ở đâu, có đang liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật không… tránh việc giao dịch với những đối tượng khả nghi.

- Xác định các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến khách hàng: Việc này có thể lấy ví dụ như khi một khách hàng đi vay ngân hàng, nhờ vào việc xác minh danh tính khách hàng , ngân hàng sẽ phát hiện được khách hàng có nợ xấu hay không, có khả năng trả nợ hay không, để đưa ra quyết định từ chối hay cho khách vay tiền.

- Tăng độ an toàn khi thực hiện giao dịch: Ngăn chặn việc khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng của mình để thực hiện các hoạt động gian lận (rửa tiền, tham nhũng…), đảm bảo ngân hàng, các tổ chức tài chính luôn làm việc trong khuôn khổ pháp luật và đem lại an toàn cho khách hàng của họ.

Các thông tin KYC được ví như một bản danh sách các cá nhân và tổ chức được Chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật rất quan tâm. Nhờ vào đó, họ có thể:

- Xác định các cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ có liên quan đến hoạt động tội phạm;

- Các công ty và cá nhân đang bị áp dụng lệnh trừng phạt thuộc thẩm quyền quốc tế;

- Cung cấp thông tin tình báo về cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ tham gia hoạt động rửa tiền hoặc hối lộ;

- Và xác định những người liên quan đến chính trị, chính trị gia (PEP).

KYC là gì? Quy trình ứng dụng KYC trong lĩnh vực tài chính

Lợi ích to lớn khi ứng dụng thành công giải pháp kyc

III. Quy trình ứng dụng KYC

Quy trình KYC bao gồm các bước như sau:

1. Xác thực thông tin khách hàng: Đây là bước đầu tiên trong quy trình KYC. Bước này yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin như họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, CMND/CCCD, số tài khoản, v.v. để xác thực tính chính xác của khách hàng.

2. Kiểm tra hồ sơ: Sau khi cung cấp các thông tin của khách hàng, tổ chức sẽ kiểm tra hồ sơ của khách hàng để đảm bảo rằng họ là một khách hàng đáng tin cậy.

3. Xác minh thông tin: Sau khi kiểm tra hồ sơ, tổ chức sẽ xác minh các thông tin cung cấp bởi khách hàng bằng cách sử dụng các công cụ như các hệ thống thông tin tài chính, các hệ thống điện tử, v.v. để đảm bảo rằng thông tin cung cấp là chính xác.

4. Đánh giá rủi ro: Sau khi xác minh thông tin, ngân hàng sẽ đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng và các giao dịch của họ để đảm bảo rằng khách hàng không tham gia vào bất kỳ hoạt động gian lận nào.

5. Giám sát liên tục: Việc giám sát này để đảm bảo các thông tin KYC của khách hàng luôn được cập nhật và cho phép hệ thống xem xét các giao dịch trong tương lai có xuất hiện dấu hiệu đáng ngờ hay không. Từ đó, cũng có các biện pháp cảnh báo cho các cơ quan thực thi pháp lý, ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp.

KYC là gì? Quy trình ứng dụng KYC trong lĩnh vực tài chính

Các bước ứng dụng giải pháp thông minh kyc

IV. Thực trạng ứng dụng KYC trong lĩnh vực tài chính

Ở thời điểm hiện tại, mỗi khi một doanh nghiệp tiếp cận một khách hàng mới hoặc khách hàng mua một sản phẩm được quản lý thì quy trình KYC tiêu chuẩn sẽ được áp dụng. Đặc biệt là ngân hàng, các đơn vị cung cấp tài chính, hiệp hội tín dụng, các công ty quản lý tài sản, đại lý môi giới, các ứng dụng công nghệ tài chính (ứng dụng Fintech), các nền tảng cho vay…

Chỉ cần một hoạt động tội phạm trong lĩnh vực tài chính có thể ảnh hưởng đến tất cả các khách hàng, tổ chức tài chính thậm chí và cả nền kinh tế trong và ngoài nước.Trong nỗ lực chống lại các hoạt động bất hợp pháp (chuyển tiền, cất giấu tiền) sử dụng trong ngành tài chính, Chính phủ các nước và NHTW trên toàn thế giới đã tăng cường luân chuyển tiền và phạm vi tiếp cận của các chính sách KYC, tạo ra nhiều quy định mới hoặc mở rộng thêm những quy định hiện có để có thể bao trùm gần như mọi bộ phần của hệ sinh thái tài chính toàn cầu.

KYC ngày càng phổ biến một phần là do tội phạm tài chính ngày càng nhiều và thủ đoạn cũng tinh vi không kém. Thứ hai, điều này cũng phản ánh sự gia tăng về số lượng kết nối giữa các tổ chức tài chính với cá nhân, doanh nghiệp trên khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Vì thế, mỗi ngày có nhiều hơn những “giá trị” di chuyển đi khắp thế giới, việc ngăn chặn các hoạt động tài chính bất hợp pháp cũng trở nên khó khăn hơn. Các cơ quan quản lý đã điều chỉnh và tăng cường kiểm tra KYC để theo kịp tốc độ trên, chẳng hạn việc phát triển thêm eKYC - giải pháp định danh khách hàng trực tuyến căn cứ theo các thông tin sinh trắc học, nhận diện khách hàng bằng trí tuệ nhân tạo…

Sau khi so sánh thông tin KYC được thu thập với các danh sách có liên quan, tổ chức tài chính sẽ quyết định liệu họ có nên hợp tác, kinh doanh với đối tác hay không. Khi vượt qua được các bước kiểm tra thì khác hàng sẽ được xếp hạng rủi ro. Trong quá trình xếp hạng rủi ro, khách hàng sẽ được thẩm định nâng cao nhằm xác định khả năng vượt qua các ngưỡng kiểm tra trong tương lai do tổ chức tài chính đặt ra.

KYC là gì? Quy trình ứng dụng KYC trong lĩnh vực tài chính

Thức tế ứng dụng kyc và những khó khăm gặp phải

Một số yếu tố có thể gây khó khăn cho quy trình KYC:

- Các tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại quốc gia, vùng lãnh thủ đang bị trừng phạt hoặc bị xác định có mức độ tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố cao;

- Giám đốc hoặc giám đốc điều hành tổ chức doanh nghiệp là PEP (những người liên quan đến chính trị);

- Pháp nhân có tên trong các tài liệu của tổ chức, doanh nghiệp cũng là chủ sở hữu thụ hưởng cuối cùng chính của tổ chức đó;

- Khách hàng có nhiều đối tác khách hàng là người không cư trú tại quốc gia mà khách hàng đang hoạt động;

- Tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại quốc gia, vùng lãnh thổ được xác định là không có hệ thống chống khủng bố và chống rửa tiền (Anti money laundering - AML);

- Giao dịch của khách hàng thực hiện chủ yếu bằng tiền mặt.

Việc hoàn thành quy trình KYC đối với tất cả khách hàng tạo ra một gánh nặng về chi phí cho các tổ chức tài chính. Hơn nữa, kiểm tra KYC cần phải được hoàn thành nhiều lần vì các chi tiết, quy định của công ty và các loại kiểm tra sẽ được phát triển theo thời gian. Các tổ chức tài chính sẽ phải liên hệ thường xuyên với khách hàng để xác minh thông tin KYC.

Khách hàng sẽ là người chia sẻ gánh nặng này, họ buộc phải đáp ứng yêu cầu về thông tin KYC để các giao dịch được thực hiện suôn sẻ không bị rủi ro chậm trễ. Đặc biệt là các tập đoàn có quy mô toàn cầu, sử dụng đa ngân hàng, có thể nhận về nhiều khối lượng yêu cầu KYC riêng lẻ từ các đối tác ngân hàng khác nhau của họ, khiến mối quan hệ hợp tác kinh doanh của họ rơi vào căng thẳng.

Chính vì điều này, ý tưởng về một trung tâm đăng ký KYC đã nảy sinh, hứa hẹn sẽ giải quyết hết vấn đề này cho các tổ chức tài chính cũng như khách hàng của họ. Hệ thống kiểm tra KYC sẽ như một cuốn sổ đăng ký, là kho lưu trữ và cập nhật thông tin cần thiết cho doanh nghiệp và tổ chức tài chính, có thể đăng nhập và sử dụng thông tin cần thiết bất cứ lúc nào.

Tóm lại, vì tỷ lệ tội phạm và giao dịch bất hợp pháp ngày càng lớn, nên bất chấp chi phí cao trong khi thực hiện quy trình KYC, các tổ chức tài chính, đơn vị cung cấp sản phẩm tài chính như TOPI vẫn lựa chọn sử dụng KYC để có thể xây dựng một cơ chế bảo vệ tài sản của cả khách hàng và chính họ.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/kyc-la-gi-quy-trinh-ung-dung-kyc-trong-linh-vuc-tai-chinh-a21869.html