Cu + H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + H2O (Cân bằng)

Cu + H2SO4 luôn là chủ đề được nhiều học sinh quan tâm bởi tính chất phức tạp và thật sự rắc rối nếu chúng ta không tập trung làm rõ vấn đề của cặp chất này bởi ở những điều kiện khác nhau phản ứng xảy ra hoặc thay đổi điều kiện là phản ứng không xảy ra. Vậy hãy đọc hết bài viết này để làm rõ bản chất của phản ứng giữa Cu và H2SO4 nhé các em.

Cu + H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + H2O (Cân bằng)
Phản ứng hóa học giữa Cu với H2SO4

Phương trình hóa học Cu + H2SO4 (đặc, nóng)

Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Điều kiện phản ứng

- Có thể xảy ra ở điều kiện thường

- Thuận lợi hơn khi đun nóng

Quá trình trao đổi electron

Quá trình thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:

Cu - 2e → Cu+2

S+6 + 2e → S+4

Phản ứng trên được thực hiện với dung dịch axit đặc nguội hoặc dung dịch axit được đun nóng để kích thích phản ứng xảy ra nhanh, mãnh liệt hơn.

Loại phản ứng

Phản ứng oxi hóa khử

Phản ứng Cu + H2SO4 loãng có xảy ra?

Kim loại Đồng(Cu) là một kim loại yếu thuộc nhóm B trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học và đừng sau Hidro trong dãy điện hóa của kim loại do đó ở điều kiện bình thường, Cu không tác dụng với axit H2SO4 loãng.

Tuy nhiên, Cu tác dụng được với H2SO4 khi đó là dung dịch axit đặc hoặc đặc nóng để tạo thành muối đồng (II) sunfat, giải phóng khí Lưu huỳnh Đioxit và tạo thành nước sau phản ứng. Phản ứng Cu tác dụng với H2SO4 đặc được gọi là phản ứng oxi hóa khử bởi Cu có sự thay đổi số oxi hóa và lưu huỳnh cũng vậy. Hãy quan sát phương trình hóa học và diễn giải dưới đây nhé.

Tóm lại: Kim loại đồng(Cu) không tác dụng với H2SO4 ở điều kiện bình thường. Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng hoặc đặc nguội tạo thành muối đồng (II) sunfat, giải phóng khí SO2 và tạo thành nước. Phản ứng giữa Cu và H2SO4 đặc nóng được gọi là phản ứng oxi hóa khử.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/cu-h2so4-dac-nong-cuso4-so2-h2o-can-bang-a21875.html