Phân biệt câu hỏi tu từ và biện pháp tu từ trong tiếng Việt

Câu hỏi tu từ được sử dụng rất nhiều trong cả văn nói lẫn văn viết của tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện tại nhiều người vẫn thường nhầm lẫn với biện pháp tu từ. Để hiểu hơn về sự giống và khác của “câu hỏi tu từ” và “biện pháp tu từ” thì mời bạn xem ngay nội dung dưới đây.

Câu hỏi tu từ là gì?

Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi được đưa ra không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời chính xác mà thường để gợi mở, tạo cảm xúc hoặc nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó. Nói cách khác, loại câu này đã có sẵn câu trả lời thể hiện ngay ở chính bản thân câu đó.

Ví dụ về câu hỏi tu từ:

Ví dụ: “Có ai lại đi làm việc đó không?”

Giải thích: Câu hỏi này mang ý nghĩa phủ định, khẳng định rằng không ai dại dột mà làm việc đó.

Phân biệt câu hỏi tu từ và biện pháp tu từ trong tiếng Việt
Tìm hiểu khái niệm câu hỏi tu từ trong tiếng Việt

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học giúp truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc một cách sinh động hơn. Tác giả sử dụng ngôn ngữ một cách đặc biệt để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật, gợi lên hình ảnh và cảm xúc để tạo nên ấn tượng cho người đọc.

Ví dụ biện pháp tu từ (phép so sánh): “Tóc bà trắng như mây.”

Giải thích: So sánh tóc bà với mây để làm nổi bật màu trắng của tóc và vẻ đẹp thanh cao của bà.

Câu hỏi tu từ và biện pháp tu từ khác nhau như thế nào?

Giữa câu hỏi tu từ và biện pháp tu từ có nhiều điểm tương đồng với nhau nên khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Dưới đây là bảng so sánh hai thuật ngữ này để mọi người có thể dễ dàng phân biệt.

Phân biệt câu hỏi tu từ và biện pháp tu từ trong tiếng Việt
So sánh giữa câu hỏi tu từ và biện pháp tu từ trong tiếng Việt

Điểm giống của “câu hỏi tu từ” và “biện pháp tu từ”:

Điểm khácCâu hỏi tu từBiện pháp tu từ Bản chất Là một kiểu câu hỏi đặc biệt Là cách thức sử dụng ngôn ngữ đặc biệt Tác dụng Tác dụng của câu hỏi tu từ giúp người nói thể hiện cảm xúc, nhấn mạnh ý nghĩa muốn truyền đạt mà không nhất thiết phải có câu trả lời.

Là một trong các biện pháp tu từ của tiếng Việt

Tác dụng sẽ phụ thuộc vào biện pháp được sử dụng.

Chẳng hạn như nói giảm nói tránh nhằm mục đích giảm nhẹ đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, nặng nề trong lời nói, câu văn.

Gồm rất nhiều biện pháp khác nhau như câu hỏi tu từ, hoán dụ, ẩn dụ, đảo ngữ,…

Ví dụ “Ai mà chẳng muốn thành công?” Ai mà chẳng muốn thành công?

Kết Luận

Qua việc so sánh câu hỏi tu từ và biện pháp tu từ chúng ta thấy được đây đều là 2 cách sử dụng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Hai khái niệm này đều nhằm nhấn mạnh ý nghĩa, tăng giá trị biểu cảm cho câu nói, câu văn. KidsUP hy vọng rằng những kiến thức chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/phan-biet-cau-hoi-tu-tu-va-bien-phap-tu-tu-trong-tieng-viet-a22116.html