Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Trẻ chơi game nhiều trên 10 giờ/ngày trong một tuần có khả năng bị giảm hoạt động của các vùng chức năng của não bộ, bao gồm các vùng tập trung chú ý, vùng ức chế, vùng quyết định và vùng quyết định thực hiện. Lâu dần có thể tác động tiêu cực đến cảm xúc và nhận thức của người chơi.
Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chơi như: luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác mất năng lượng hoặc nghỉ ngơi khó lại sức do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game; dễ cảm thấy bực dọc, cáu gắt, dễ gây gổ dù chỉ là những chuyện rất nhỏ; xu hướng chống đối với người thân hoặc đồng nghiệp; cảm giác vô dụng, người thừa hoặc là người có lỗi; xu hướng muốn bạo lực hoặc tự sát; rối loạn giấc ngủ; chán ăn, ăn ít.
Game online có khả năng gây nghiện. Các nhà làm game đều tối ưu hóa lợi nhuận bằng các thiết kế có yếu tố gây nghiện và lôi kéo người chơi. Người chơi cần phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để đạt kết quả cao trong game. Game liên tục được cập nhật nhằm duy trì những cái mới lạ, đảm bảo thêm tính hấp dẫn, tính mới lạ yêu cầu người chơi khám phá và dành nhiều thời gian hơn nữa để chơi.
Việc tăng thời gian vào thế giới ảo làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ của người chơi như: mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp; bỏ học, thất nghiệp; nợ nần, cầm cố, trộm cắp; ảnh hưởng đến sức khỏe (giảm thị lực, giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn khả năng tình dục...).
Các hình ảnh rối loạn chức năng não bộ trên MRI sau một thời gian chơi game bạo lực là có thật, nó không chỉ là ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ.
Trong một mẫu nghiên cứu 22 người khỏe mạnh từ 18 - 29 tuổi đã chơi game bạo lực từ trước nhưng ít thời gian (trung bình 0.9 +- 0.8 giờ / 01 tuần): so sánh ngẫu nhiên khi chơi game bắn súng bạo lực 10 giờ trong tuần đầu, sau đó chơi tương tự tuần thứ 2, hoặc chơi game không bạo lực trong 2 tuần liên tiếp.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau 01 tuần chơi game bạo lực, tác động hoạt hóa các hoạt động ít hơn ở vùng thùy trán dưới trái trong thời gian thực hiện có cảm xúc và ít hoạt hóa các hoạt động ở vùng vỏ khứu - hải mã não trước trong thời gian thực hiện trò chơi so sánh với kết quả chuẩn của nhóm chứng.
Các biểu hiện thường thấy khi bị nghiện game như: thời gian chơi game nhiều hơn 3 giờ/ngày, liên tục trong thời gian 1 tháng trở lên; có xu hướng muốn tăng thời gian chơi game; chơi game không kiểm soát được gây ảnh hưởng đến thời gian và giảm hiệu quả cho các công việc khác như: chăm sóc bản thân (vệ sinh cá nhân), học tập, các mối quan hệ xã hội và công việc; có các hành vi nói dối, lừa đảo để đi chơi game, các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp để có tiền chơi game; sử dụng tiền vào game mất kiểm soát để mua thời gian chơi hoặc vật phẩm.
Phụ huynh cũng nên theo dõi thường xuyên các thay đổi hành vi của trẻ. Gọi hoặc gặp bác sĩ tư vấn ngay nếu thấy các biểu hiện bất thường.
Phòng khám Tâm Lý tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đi vào hoạt động từ tháng 4/2019 với chức năng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú các vấn đề về tâm lý và sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với các vấn đề tâm lý ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bằng việc triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu.
Phòng khám có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ là các giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, có khả năng triển khai thực hiện các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/tac-hai-cua-nghien-game-toi-nao-bo-va-suc-khoe-tam-than-a22503.html