Nhân hóa lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Nhân hóa lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.

Nhân hóa lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Nhân hóa là gì?

- Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới đồ vật, cây cối, loài vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

II. Nhân hóa có mấy loại?

Nhân hóa được chia làm 3 loại:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

III. Tác dụng của nhân hóa

- Tác dụng của biện pháp tu tu nhân hóa là:

+ Làm cho các sự vật trở nên sống động và gần gũi với con người.

+ Giúp những sự vật, đồ vật có thể biểu hiện được các suy nghĩ hay bày tỏ thái độ, tình cảm như con người.

+ Giúp tác phẩm trở nên có hồn và sống động hơn.

+ Giúp tác giả thể hiện được trọn vẹn cảm xúc, câu từ, cũng như lối diễn đạt được hay hơn, logic hơn.

+ Biện pháp tu từ nhân hóa giúp tác giả thể hiện tác phẩm hay hơn, gần gũi hơn.

IV. Dấu hiệu nhận biết phép nhân hóa

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá. Ví dụ: Trong tác phẩm xuất hiện các từ thường gọi người như: anh, chị, cô, dì,… và các từ này được dùng để gọi vật.

Bước 2: Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó. Ví dụ: Khiến sự vật trở nên gần gũi và gắn bó với con người.

V. Các bước sử dụng phép nhân hóa

Bước 1: Xác định sự vật cần được nhân hoá.

Bước 2: Xác định hình thức nhân hoá nào được sử dụng.

Bước 3: Tiến hành thực hiện nhân hoá với nội dung trong câu.

VI. Lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

- Không sử dụng tuỳ tiện. Cần cân nhắc và hiểu rõ mục đích sử dụng của mình.

- Phải phân biệt biện pháp nhân hoá với các biện pháp tu từ khác để sử dụng thật hợp lý.

- Sử dụng linh hoạt biện pháp nhân hoá, tránh rập khuôn, máy móc, khiến cho biện pháp nhân hoá mất đi tác dụng của nó.

VII. Bài tập về nhân hóa

Bài 1. Hãy cho biết phép nhân hoá trong mỗi trường hợp dưới đây được tạo nên bằng cách nào?

a.

Cỏ gà rung tai

Nghe

Bui tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con

Đầu tròn

Trọc lốc.

b.

Trâu ơi ta bảo trâu này:

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Trả lời:

a. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật (Rung tai - Nghe, Tần ngần - Gỡ tóc, Bế lũ con, Đầu tròn - Trọc lốc).

b. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người (Trâu ơi ta bảo trâu này).

Bài 2. Phân tích đoạn thơ sau đây:

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

(Mèo con đi học - Phan Thị Vàng Anh)

- Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?

- Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo”

Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một em học sinh. Chú mèo ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì, và mang mẩu bánh mì đi ăn.

- Tác dụng: Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch cả những chú mèo.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/nhan-hoa-lop-6-ly-thuyet-bai-tap-a22545.html