“Catch” là một trong những động từ thông dụng nhất trong cả văn nói lẫn văn viết tiếng Anh. Vì là động từ bất quy tắc nên khi chuyển sang dạng quá khứ, bạn không thể thêm “ed” vào “catch” như các động từ có quy tắc, mà cần thay đổi dạng của động từ này dựa theo bảng động từ bất quy tắc tiếng Anh. Vậy quá khứ của “catch” là gì? Cùng FLYER khám phá câu trả lời ngay nhé!
Trước khi đi vào trả lời câu hỏi “Quá khứ của catch là gì?” hãy cùng FLYER điểm qua nghĩa của động từ và danh từ “catch” nhé!
Chắc hẳn khi xem phim, không ít lần bạn bắt gặp phân cảnh một nạn nhân đang đuổi theo tên trộm, miệng không ngừng hô to “Catch him” (Bắt lấy anh ta) đúng không nào? Đây là một trong những nghĩa được sử dụng phổ biến của động từ “catch” đấy! Trong trường hợp này, động từ “catch” mang nghĩa là “bắt lấy”, “tóm lấy” một ai đó hoặc một con vật nào đó đang có ý định chạy thoát.
Ví dụ:
Lực lượng cảnh sát đã phải chịu áp lực rất lớn để bắt những kẻ khủng bố càng sớm càng tốt.
Họ rất vui vì hôm đó họ đã câu được rất nhiều cá.
Một nghĩa khác cũng được sử dụng tương đối phổ biến của động từ “catch” là “nắm lấy” hay “chộp lấy” một vật thể nào đấy đang rơi trong không trung.
Ví dụ:
Tôi đã chụp được chiếc cốc trước khi nó rơi xuống đất.
Chúng tôi đặt những cái xoong trên sàn để hứng những giọt nước chảy qua mái nhà.
Ngoài ra, khi bắt gặp ai đó đang làm một điều sai trái, bạn cũng có thể sử dụng động từ “catch”. Lúc này, động từ “catch” mang nghĩa là “bắt quả tang”.
Ví dụ:
Anh bắt gặp cô đọc những bức thư tình cũ của anh.
Nghĩa cuối cùng và cũng là nét nghĩa ít phổ biến nhất của động từ “catch” chính là “thu hút”, “lôi cuốn” một ai đó hoặc một vật gì đó.
Ví dụ:
This campaign will catch the public.
Chiến dịch này sẽ thu hút được công chúng.
Bên cạnh chức năng là động từ, “catch” cũng thường được sử dụng như một danh từ. Danh từ “catch” mang nghĩa là “sự nắm bắt”, “sự vồ lấy”.
Ví dụ:
Đó là một quả bắt bóng vô cùng đẹp mắt.
Anh ấy có một mẻ cá lớn.
Khám phá thêm nghĩa của “catch”:
Trong tiếng Anh, quá khứ của “catch” ở dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ đều là “caught”. Tuy nhiên, mỗi động từ dạng quá khứ của “catch” sẽ tương ứng với những ngữ cảnh và cách dùng khác nhau.
Bảng chia động từ “Catch” theo 4 thì quá khứ:
Tham khảo thêm: V3 của “Begin” - Tổng hợp toàn bộ cách dùng quá khứ phân từ của “Begin” đơn giản và đầy đủ nhất!
Sau khi đã khám phá ra câu trả lời cho câu hỏi “Quá khứ của catch là gì?”, trong phần tiếp thu, FLYER sẽ “bật mí” cho bạn những từ loại đi cùng với “catch”.
Như vậy, quá khứ của “catch” có thể kết hợp danh từ hoặc động từ thêm “ing”.
Động từ “catch” ở dạng quá khứ đơn lẫn quá khứ phân từ đều là “caught”. Tuy nhiên, các động từ này trong các tình huống khác nhau sẽ kết hợp với các trợ động từ khác nhau và mang nghĩa khác nhau. Vậy cụ thể cách dùng quá khứ của “catch” là gì? FLYER đã giúp bạn tổng hợp và phân loại cách dùng quá khứ của “catch” trong từng trường hợp trong phần sau đây.
Tương tự như “catch”, “caught” cũng mang nghĩa là “bắt lấy”, “chộp lấy” ai đó hoặc một thứ gì đó. Tuy nhiên, vì là dạng quá khứ đơn của động từ “catch” nên “caught” được dùng cho những sự việc đã diễn ra và kết thúc trong quá khứ.
Ví dụ:
Một con tàu ngoài khơi thu hút sự chú ý của anh.
Ngoài việc được dùng như động từ chính trong các loại câu thông thường, “caught” còn đóng vai trò là động từ trong mệnh đề if của câu điều kiện loại 2.
Công thức câu điều kiện loại 2 với “caught” như sau:
If + S + caught, S + would/could/should + V
Ví dụ:
Nếu chúng ta bắt anh ấy sớm hơn, anh ấy đã không trốn thoát.
Tham khảo thêm: Câu điều kiện: 5 phút nắm trọn cấu trúc, cách dùng, kèm ví dụ & bài tập chi tiết
Một trong những ứng dụng vô cùng phổ biến của động từ “caught” chính là dùng trong câu giả định ở tương lai.
Ta có công thức cụ thể như sau:
S1 + would rather that + S2 + caught
Ví dụ:
Tôi mong rằng cảnh sát sẽ bắt tên tội phạm sớm nhất có thể.
Một trong những cách sử dụng “caught” ở dạng quá khứ phân từ vô cùng phổ biến chính là dùng trong các thì hoàn thành.
Tham khảo thêm: Thì hiện tại hoàn thành: Trọn bộ khái niệm, cách dùng [+ BÀI TẬP]
Ngoài các thì hoàn thành, động từ “caught” cũng được sử dụng trong câu điều kiện loại 3 theo 2 cấu trúc sau:
If + S + had + caught, S + would/could/should/might + have + V3
If + S + had + V3, S + would/could/should/might + have + caught
Ví dụ:
Nếu anh ấy bắt được tội phạm, anh ấy đã có thể nhận được tiền thưởng từ cảnh sát.
Nếu Phong trộm thứ gì ở cửa hàng, quản lý sẽ bắt anh ấy.
Trong tiếng Anh, cấu trúc giả định với ‘would rather’ ở thì quá khứ được dùng để thể hiện mong muốn, nuối tiếc vì một điều gì đó trong quá khứ.
Cấu trúc câu giả định ở thì quá khứ với “caught” cụ thể như sau:
S1 + would rather that + S2 + had + caught
Ví dụ:
Tôi mong rằng cảnh sát đã sớm bắt tên giết người để không còn thêm nạn nhân nào.
Tham khảo thêm: Câu giả định: Tưởng khó mà cực dễ với cẩm nang chi tiết này!
Trong tiếng Anh, có rất nhiều thành ngữ với quá khứ của “catch” được người bản xứ ưa chuộng sử dụng. Cùng FLYER khám phá ngay nhé!
Khi ai đó bị vướng vào một rắc rối không mong muốn, bạn có thể biểu đạt tình huống này bằng cách sử dụng cụm động từ “Be/get caught up in something”.
Ví dụ:
Làm thế nào mà tòa soạn ấy lại bị cuốn vào một tranh chấp pháp lý?
Nếu đã nhàm chán việc sử dụng cấu trúc “I don’t like” khi diễn đạt điều gì đó mà bản thân không thích, bạn hoàn toàn có thể thay thế cấu trúc ấy bằng một thành ngữ vô cùng hay ho với “caught” là “Wouldn’t be caught dead”.
Xét về nghĩa, cấu trúc này hoàn toàn tương đương với cấu trúc “I don’t like it” nhưng thường được sử dụng với mức độ tương đối mạnh hơn.
Ví dụ:
Tôi ghét việc phải mặc một chiếc váy như thế - nó giống như thứ mà bà tôi sẽ mặc!
Giả sử nhóm bạn thân của bạn đang tranh cãi về một vấn đề nào đó nhưng bạn lại là người đứng ở giữa và đang bối rối không biết nên hành xử thế nào hay đứng về phía ai cho phù hợp, tình huống “tiến thoái lưỡng nan” này có thể được miêu tả bằng cụm từ “Caught in the middle” trong tiếng Anh.
Ví dụ:
Người đầu bếp và người rửa bát đang cãi nhau, và Tom bị kẹt ở giữa. Tất cả những gì anh ấy muốn là bữa tối của mình.
Ông bà Smith cố lôi kéo tôi vào cuộc tranh luận của họ. Tôi không thích bị mắc kẹt trong một cuộc tranh luận.
Đã bao giờ bạn vô tình rơi vào tình huống những người xung quanh đang tranh cãi vô cùng kịch liệt nhưng bản thân bạn lại chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra chưa? Trong tiếng Anh, tình huống ấy được miêu tả bằng cụm “Caught in the crossfire”.
Ví dụ:
Bộ trưởng Y tế, người đã từ chức hôm nay, tuyên bố bà là một nạn nhân vô tội bị mắc kẹt trong cuộc tranh luận về việc chống lạm phát hiện nay.
“Caught with your hand in the cookie jar” khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “bị bắt quả tang tay đang đặt trong lọ bánh quy”. Tuy nhiên, câu thành ngữ này không được dùng theo nghĩa đen như thế mà thường hiểu theo nghĩa bóng, ám chỉ việc ai đó bị bắt quả tang và buộc tội bởi một hành vi sai trái mà họ đã gây nên.
Ví dụ:
Anh ta chỉ hoàn lại tiền khi bị buộc tội.
Rất nhiều người trong công ty đã bị buộc tội.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng đi vào cửa hàng và bắt gặp một quyển sách hay ho, một món đồ chơi thú vị,… nhưng lại tiếc nuối vì phát hiện bản thân không mang theo tiền.
Trong trường hợp này, bạn có thể vận dụng cấu trúc “Be caught without something” để kể lại cho người khác tình huống bản thân vừa mắc phải. Trong tiếng Anh, cụm động từ này thường dùng để chỉ việc bạn không có một thứ gì đó trong lúc bạn đang rất cần nó.
Ví dụ:
Anh ấy không thích việc trong nhà không có một cái bánh quy nào.
Xem thêm: TOP 50+ thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh giúp bạn giao tiếp tự nhiên như người bản xứ
Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được quá khứ của “catch” ở cả 2 dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ đều là “caught”, cũng như nắm vững các cấu trúc đi kèm với hai dạng động từ này. Đừng quên thường xuyên ôn tập để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn bạn nhé!
>>>Xem thêm
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/qua-khu-cua-catch-la-gi-chinh-phuc-cac-cau-truc-qua-khu-cua-catch-chi-trong-5-phut-a22746.html