Sử dụng pháp luật là gì? Có gì khác áp dụng pháp luật?

Sử dụng pháp luật là gì? Có gì khác áp dụng pháp luật?

Tìm hiểu về sử dụng pháp luật là gì? Nó có gì khác với áp dụng pháp luật? (Ảnh minh họa)

1. Sử dụng pháp luật là gì? Cho ví dụ

Sử dụng pháp luật có khái niệm và ví dụ cụ thể như sau:

1.1. Khái niệm

Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực, trong đó, mọi chủ thể của quan hệ pháp luật được thực hiện các hành vi cụ thể được pháp luật cho phép.

Sử dụng pháp luật là hình thức không bắt buộc thực hiện vì đây là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền và còn dựa vào ý chí, sự lựa chọn một cách chủ động của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

1.2. Ví dụ về sử dụng pháp luật

Ví dụ 1: Ông A và ông B là hàng xóm, ông A nhiều lần hát karaoke bật âm lượng khá to vào buổi trưa gây ảnh hưởng đến nhà ông B, vì quá bực tức, ông B đã dùng những lời lẽ để xúc phạm tới ông A.

Hành vi của ông B đã vi phạm vào quy định xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân ông A và ông A hoàn toàn có khả năng kiện ông B về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, hai bên đã thỏa thuận với nhau và ông A cũng đồng ý sẽ giảm âm lượng khi hát karaoke.

Tình huống trên cho thấy rằng, mặc dù ông A đã bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật nhưng ông A đã lựa chọn không sử dụng quyền này của mình.

Ví dụ 2: Ông X có thỏa thuận bán mảnh đất 100m2 cho bà Y. Hai người đã làm giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và có thỏa thuận bà Y sẽ chuyển nốt 300 triệu tiền đất còn lại cho ông X sau khi đã hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên, khi mảnh đất đã được sang tên bà Y lại không trả số tiền 300 triệu như trên thỏa thuận. Ông X đã kiện bà Y khi lợi ích của bản thân bị xâm phạm.

Ông X đã chọn sử dụng pháp luật để đòi lại lợi ích chính đáng của mình.

Sử dụng pháp luật là gì? Có gì khác áp dụng pháp luật?

Sử dụng pháp luật là một hình thức không bắt buộc thực hiện (Ảnh minh họa)

2. Khi nào nào cần áp dụng pháp luật?

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các trường hợp áp dụng pháp luật là:

- Trường hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên tự phát sinh, có sự thay đổi hay chấm dứt.

Trường hợp này đã có quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Khi đó, không ai tự làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ đó mà bằng sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mới được phát sinh, thay đổi hay chấm dứt.

Ví dụ: Đăng ký kết hôn, ly hôn,...

- Trường hợp có xảy ra các vấn đề tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên có tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể tự giải quyết được.

Trường hợp này là khi quan hệ pháp luật đã có sự phát sinh. Các bên đều có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật nhưng có sự tranh chấp và đôi bên không thể tự giải quyết.

Ví dụ: Tranh chấp quyền thừa kế đất, quyền sử dụng đất,...

- Trường hợp cần áp dụng các chế tài pháp luật cho chủ thể vi phạm pháp luật.

Trường hợp này là khi có đối tượng vi phạm pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền sẽ áp dụng các chế tài của quy phạm pháp luật cho người vi phạm pháp luật để đảm bảo an trật tự và an toàn xã hội.

Ví dụ: Tội giết người có thể bị phạt từ 07 - 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.

- Trường hợp cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước cho các trường hợp khác

Trường hợp này xảy ra khi không có chủ thể nào vi phạm nhưng vì lợi ích chung của cộng đồng, nhà nước phải can thiệp, tiến hành các biện pháp cưỡng chế để buộc chủ thể có liên quan phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định.

Ví dụ: Cưỡng chế giải phóng mặt bằng, cưỡng chế người mắc bệnh truyền nhiễm vào khu cách ly,...

- Trường hợp cần kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong một số quan hệ pháp luật theo quy định.

Trường hợp này được pháp luật quy định các chủ thể có thẩm quyền phải tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm kiểm gia và giám sát những hoạt động của các bên góp phần xác định tính đúng đắn, minh bạch của các chủ thể hoặc phát hiện những sai sót, vi phạm để đưa ra hướng giải quyết phù hợp, đảm bảo tính đúng đắn.

Ví dụ: Đoàn thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm của nhà máy X.

- Trường hợp cần xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại của một số sự kiện thực tế theo quy định pháp luật.

Trường hợp này cần được áp dụng pháp luật khi thực tế đã xảy ra những sự kiện nào đó nhưng cần phải có sự xác nhận của chủ thể có thẩm quyền để biến nó thành sự kiện pháp lý.

Ví dụ: Công nhận người nào đó đã chết, mất tích,...

Sử dụng pháp luật là gì? Có gì khác áp dụng pháp luật?

Áp dụng pháp luật là hình thức có sự tham gia của cơ quan thẩm quyền (Ảnh minh họa)

3. Điểm khác biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là gì? Có gì khác áp dụng pháp luật?
Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật khác nhau về chủ thể thực hiện (Ảnh minh họa)

Tuy đều là hình thức thực hiện pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật cũng có điểm khác nhau. Vậy điểm khác biệt giữa áp dụng và sử dụng pháp luật là gì? Cụ thể:

4. Những đặc điểm của việc sử dụng pháp luật

Việc sử dụng pháp luật có các đặc điểm đặc trưng sau:

Chủ thể sử dụng pháp luật dựa trên những quyền hạn của mình (Ảnh minh họa)

5. Kết luận

Trên đây là sử dụng pháp luật là gì? Và sử dụng pháp luật có điểm gì khác với áp dụng pháp luật? Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về sử dụng pháp luật và các đặc điểm khác nhau giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/su-dung-phap-luat-la-gi-co-gi-khac-ap-dung-phap-luat-a23000.html