Chứng khoán Châu Á - Đặc điểm và ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán thế nào?

Thị trường chứng khoán Châu Á bao gồm nhiều thị trường chứng khoán của các nước trong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippines, Hong Kong, Thái Lan, Việt Nam. Mặc dù các sàn giao dịch chứng khoán trên toàn thế giới đều có hoạt động tương tự và nhiều điểm tương đồng nhau trong việc giao dịch và mua bán chứng khoán, nhưng sàn giao dịch chứng khoán Châu Á vẫn có những đặc điểm riêng biệt mà là một nhà đầu tư bạn nên biết và tìm hiểu.

I. Thị trường chứng khoán Châu Á

Thị trường chứng khoán Châu Á là nơi mà các trader, nhà đầu tư, nhà quản lý quỹ đầu cơ có thể mua bán cổ phiếu của các công ty toàn cầu niêm yết công khai trên các sở giao dịch chứng khoán thuộc khu vực Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippines, Hong Kong, Thái Lan, Việt Nam…

Chứng khoán Châu Á - Đặc điểm và ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán thế nào?

Tìm hiểu tổng quan thị trường chứng khoán Châu Á

Thị trường chứng khoán Châu Á có ba thị trường giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, đó là sở giao dịch chứng khoán Tokyo, sở giao dịch chứng khoán Hong Kong và sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải.

Một số chỉ số chứng khoán Châu Á quan trọng: chỉ số SSE Thượng Hải Composite, chỉ số HSI Hang Seng, chỉ số Nikkei 225, chỉ số KOSPI, chỉ số BSE Sensex.

II. Đặc điểm của chứng khoán Châu Á

Chứng khoán Châu Á - Đặc điểm và ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán thế nào?

Những đặc trưng của thị trường chứng khoán Châu Á

Tổng hợp nhiều nền kinh tế mạnh: Vì thị trường chứng khoán Châu Á đại diện bởi nhiều quốc gia, có rất nhiều nền kinh tế mạnh chẳng hạn như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… Như vậy, các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Châu Á cũng sẽ rất mạnh và có tính cạnh tranh cao.

Đa dạng hoá các sản phẩm: Có rất nhiều sản phẩm để bạn có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình, nhằm thu về lợi nhuận tối đa có thể và giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất để bảo vệ nguồn vốn cho mình.

Nhiều giờ giao dịch: Vì mỗi quốc gia có múi giờ khác nhau nên thị trường chứng khoán Châu Á cũng có các giờ giao dịch khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thêm thời gian để giao dịch tại nhiều thị trường chứng khoán trong khu vực hơn.

Ngoài ra, vì bao gồm ba sàn giao dịch chứng khoán đứng top 5 trên toàn cầu cho nên sàn chứng khoán Châu Á bao gồm một phần khá lớn các cổ phiếu trên thế giới mà nhà đầu tư có thể giao dịch.

III. Khung giờ và quy định của chứng khoán Châu Á

Chứng khoán Châu Á - Đặc điểm và ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán thế nào?

Những quy định về thời gian giao dịch chứng khoán Châu Á mà nhà đầu tư nên biết

1. Với sở giao dịch chứng khoán Tokyo của Nhật Bản (TSE)

Giao dịch từ 11h sáng cho tới 17h chiều tính theo giờ Việt Nam, từ 9h sáng đến 15h theo giờ địa phương. Trong đó phiên sáng là từ 9h sáng đến 11h30 trưa theo giờ địa phương, phiên chiều từ 12h30 trưa đến 15h chiều theo giờ địa phương.

Các cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tokyo được phân loại ra 3 phần: Phần thứ nhất là 1721 công ty lớn, Phần thứ hai là 489 công ty vừa và Phần Mẹ gồm 156 công ty mới bắt đầu tăng trưởng nhanh.

Có 3 chỉ số ghi nhận sự biến đổi của sở giao dịch Tokyo đó là Nikkei 225, TOPIX (dựa trên giá cổ phiếu của các công ty ở Phần thứ nhất), và chỉ số J30 (top 30 công ty công nghiệp lớn được xác nhận bởi báo Nhật Bản).

2. Với sở giao dịch chứng khoán Hong Kong (HKEX)

Giao dịch từ 9h15 sáng đến 16h theo giờ địa phương, sang múi giờ Việt Nam là 8h15 sáng đến 15h.

Sở giao dịch chứng khoán HKEX đồng thời là một công ty cổ phần niêm yết tại Hong Kong, điều hành nhiều sàn giao dịch ở Hong Kong và cả Vương Quốc Anh.

3. Với sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE)

Giao dịch từ 9h30 sáng đến 15h chiều theo giờ địa phương, sang giờ Việt Nam là 8h30 sáng đến 14h. Trong đó, phiên sáng bắt đầu từ 9h30 sáng đến 11h30 trưa, phiên chiều bắt đầu từ 13h đến 15h chiều.

Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ 3 toàn cầu. Nhưng, SSE chưa mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, và bị ảnh hưởng nhiều bởi các quyết định của Chính quyền Trung Ương sở tại, do các biện pháp kiểm soát tài khoản vốn của Trung Quốc.

Ba loại chứng khoán chính được niêm yết trên SSE là cổ phiếu, trái phiếu và quỹ. Trái phiếu gồm trái phiếu kho bạc, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi, trong đó trái phiếu kho bạc được giao dịch sôi động nhất.

Cổ phiếu loại A trên SSE được định giá bằng đồng Nhân Dân Tệ, còn cổ phiếu loại B thì được định giá bằng đồng Đô La Mỹ. Cổ phiếu loại A giới hạn chỉ các nhà đầu tư nội địa mới được giao dịch, còn cổ phiếu loại B dành cho cả nhà đầu tư nội địa và nước ngoài. Đến năm 2003, các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư cổ phiếu loại A nhưng phải đủ tiêu chuẩn QFII.

4. Với sở giao dịch chứng khoán Ấn Độ (NSE)

Giao dịch từ 9h15 sáng đến 15h30 chiều theo giờ địa phương, sang giờ Việt Nam là 10h45 sáng đến 17h chiều.

Không giống các quốc gia ở Mỹ, doanh nghiệp ở Ấn Độ chỉ chiếm từ 12 - 14% GDP của quốc gia này (theo số liệu năm 2016), trong số này chỉ 7,400 công ty được niêm yết và 4,000 công ty giao dịch trên NSE và sàn BSE. Do đó, số cổ phiếu giao dịch này chỉ chiếm khoảng 4% kinh tế Ấn Độ.

NSE cung cấp các giao dịch như công cụ phái sinh, tiền tệ phái sinh, phái sinh hàng hoá, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch hối đoái, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai lãi suất…

Tất cả các sở giao dịch chứng khoán Châu Á đều chỉ giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu và nghỉ vào cuối tuần cùng các ngày lễ theo quy định của từng quốc gia. Nhà đầu tư nên cập nhật hết các ngày nghỉ lễ của sở giao dịch mà bạn muốn giao dịch để tránh trường hợp muốn giao dịch mà không được.

IV. Những chỉ số chứng khoán Châu Á quan trọng

Chứng khoán Châu Á - Đặc điểm và ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán thế nào?

Những chỉ số quan trọng nhất của thị trường chứng khoán Châu Á

1. Chỉ số SSE Thượng Hải Composite

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dần thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư kể từ khi Trung Quốc vượt Mỹ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất của thế giới. Thị trường chứng khoán Trung Quốc gồm 2 sàn chứng khoán là sàn Thượng Hải và sàn Thẩm Quyến, trong đó, sàn Thượng Hải là sàn chứng khoán lớn thứ 3 trên thế giới, với một loạt các công ty lớn niêm yết như Air China, Ngân hàng Bắc Kinh, Ngân hàng Thượng Hải…

Chỉ số Thượng Hải Composite viết tắt là SSE hay SSEC (Shanghai Stock Exchange Composite Index) là chỉ số thị trường chứng khoán của tất cả các cổ phiếu loại A và cổ phiếu loại B được giao dịch trên sàn Thượng Hải. Như vậy, chỉ số SSE cũng cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về hiệu suất của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

2. Chỉ số HSI Hang Seng

Chỉ số HSI Hang Seng là đến từ trung tâm tài chính toàn diện và chất lượng cao với các nhà đầu tư - Hong Kong. Giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán Hong Kong lớn thứ hai Châu Á và đứng thứ 4 trên toàn thế giới.

Chỉ số HSI phản ánh giá cổ phiếu của 50 công ty có vốn hoá lớn nhất trên sàn chứng khoán Hong Kong (50 công ty này chiếm khoảng 58% giá trị thị trường Hong Kong).

3. Chỉ số Nikkei 225

Nikkei 225 là chỉ số của thị trường chứng khoán Nhật Bản, phản ánh hiệu suất của 225 công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất Nhật Bản, không ít những công ty blue-chip niêm yết trên sàn này, chẳng hạn Toyota, Panasonic, Aeon, Ajinomoto, Bridgestone, Casio Computer…

4. Chỉ số KOSPI

KOSPI (Korea Composite Stock Price Indexes) là chỉ số của sàn chứng khoán Hàn Quốc, phản ánh tất cả các cổ phiếu phổ thông được niêm yết trên sàn này, với một số công ty tiêu biểu như: LG Electronics, Hyundai, Samsung… Ngoài ra KOSPI 200

5. Chỉ số BSE Sensex

Chỉ số BSE phản ánh giá của 30 công ty vốn hoá lớn nhất trên sàn chứng khoán Bombay - Ấn Độ. Một số công ty tiêu biểu có thể kể đến là Axis Bank, Asian Paints, ITC, Titan Company, Nestle India…

V. Những ảnh hưởng của chứng khoán Châu Á lên chứng khoán quốc tế

Vì đại diện cho các thị trường lớn, cho nên, chứng khoán Châu Á cũng gây tác động tới tình hình chứng khoán các quốc gia toàn thế giới.

Chứng khoán Châu Á - Đặc điểm và ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán thế nào?

Ảnh hưởng của chứng khoán Châu Á lên thị trường chứng khoán thế giới

Thị trường phái sinh vốn chủ sở hữu của Ấn Độ cũng có quy mô đáng kể và thống trị giao dịch toàn cầu về hợp đồng tương lai vốn chủ sở hữu, dù các thị trường còn lại của Châu Á rất kém phát triển về loại sản phẩm này.

Các thị trường Châu Á mới nổi hiện chiếm ba phần tư các khoản đầu tư vốn cổ phần toàn cầu vào các thị trường mới nổi khác. Nhà đầu tư quốc tế đóng vai trò quan trọng với thị trường Châu Á. Lấy ví dụ về việc thị trường Châu Á bị ảnh hưởng mạnh bởi thị trường chứng khoán Mỹ, khi Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lớn, khiến áp lực đồng USD tăng mạnh, các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư sẽ nhanh chóng thoái vốn. Điều này khiến đồng tiền ở các khu vực bị thoái vốn rớt giá và có khả năng xuống mức thấp kỷ lục.

Rủi ro suy thoái kinh tế và chính sách tiền tệ thắt chặt ở các nền kinh tế phát triển mạnh khiến các nhà đầu tư bị tổn thất, họ không đạt được kỳ vọng lợi nhuận, nên phải rút vốn từ các thị trường mới nổi về, từ đó vốn liên tục chảy khỏi thị trường Châu Á, và rơi vào trạng thái ngày càng tiêu cực.

Trên đây là một vài thông tin liên quan đến thị trường chứng khoán Châu Á. Để cập nhật được nhiều bài viết hay liên quan tới tài chính - kinh tế phục vụ nghiên cứu cho các quyết định đầu tư, bạn hãy thường xuyên truy cập Topi.vn nhé!

Tìm hiểu thêm: Các chỉ số chứng khoán thế giới quan trọng mà nhà đầu tư nên biết

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/chung-khoan-chau-a-dac-diem-va-anh-huong-len-thi-truong-chung-khoan-the-nao-a23207.html