Theo quy ước, Trái Đất có 7 lục địa bao gồm Á, Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu, Úc và Nam Cực. Tuy nhiên vào năm 2017, giới khoa học đã khám phá thêm một lục địa thứ 8 của Trái Đất, gọi là Zealandia. Đây là lục địa nằm phía dưới quốc gia New Zealand hiện tại, sát châu Úc và được cho là đã chìm xuống dưới biển cách đây 75 triệu năm.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, vào khoảng 200 triệu năm trước, siêu lục địa Pangea tách ra thành 2 phần: Siêu lục địa Laurasia và Gondwana. 2 siêu lục địa này tiếp tục phân tách thành các lục địa nhỏ hơn.
(Ảnh: Businessinsider)
Laurasia ở phía Bắc sau này đã phân tách thành Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ, trong khi siêu lục địa Gondwana phân tách để hình thành Châu Phi, Nam Cực, Nam Mỹ và Châu Úc ngày nay. Với riêng Zealandia, lục địa này tách khỏi Châu Úc và Nam Cực như một phần của siêu lục địa Gondwana.
Khi Zealandia còn nổi và bắt đầu tách ra khỏi siêu lục địa Gondwana, điều này khiến lớp vỏ phía dưới lục địa này bị kéo dãn và mỏng dần, để rồi nằm hoàn toàn dưới đại dương khoảng 23 triệu năm trước. Động đất và núi lửa thường xuyên xảy ra ở Zealandia, do lục địa này nằm trên hai mảng kiến tạo (Ấn-Úc và Thái Bình Dương). Dãy Nam Alps ở đảo Nam New Zealand chính là một phần của đứt gãy Alpine - ranh giới giữa hai mảng.
(Ảnh: Itzone)
Bằng cách lập bản đồ thềm đại dương cũng như phân tích địa chất vùng lục địa Zealandia, bản đồ của nhóm nghiên cứu cho thấy diện tích của lục địa này lên tới gần 5 triệu km2, bằng khoảng một nửa châu Úc.
Tuy nhiên, chỉ có 6% diện tích của Zealandia nằm phía trên mực nước biển, bao gồm toàn bộ New Zealand và quần đảo New Caledonia thuộc Pháp. Phần diện tích này bao gồm New Zealand, các đảo xung quanh nước này cùng đảo New Caledonia. Toàn bộ diện tích còn lại nằm dưới biển, khiến cho việc khảo sát khó khăn hơn nhiều.
(Ảnh: News Track)
Thông qua thăm dò đáy biển, các nhà khoa học nhận thấy Zealandia hội tụ đủ 4 đặc điểm của một lục địa: có độ cao cao hơn và độ đặc lớn hơn so với lớp vỏ đại dương, có sự hiện diện của 3 loại đá (đá núi lửa, đá biến chất và trầm tích), có diện tích lớn hơn 1 triệu dặm vuông và có giới hạn rõ ràng.
Người ta cũng đã chứng minh ở Zealandia từng tồn tại thú có vú sau khi phát hiện ra hóa thạch xương hàm của một loài thú cổ, khác với những lầm tưởng trước đó là chỉ có các loài dơi, chim và hải cẩu là đặc hữu ở đây (cả New Zealand lẫn New Caledonia).
Theo giả thuyết này, nhiều thế kỷ trước khi con người xuất hiện trên Trái Đất và hầu hết Zealandia biến mất khỏi bề mặt đại dương, một sinh vật khác đã thống trị khu vực này.
Tất cả bắt đầu vào tháng 8 năm 2020, nơi các hóa thạch 3 triệu năm tuổi được tìm thấy trên Đảo Bắc của New Zealand. Hóa thạch được xác định là một loài chim cánh cụt có mào trước đây chưa từng được biết đến và sau đó được đặt tên là Eudyptes atatu.
(Ảnh: Irina Kulikova/Shutterstock)
Eudyptes atatu đề cập đến những con chim cánh cụt có mào, những con có sọc màu vàng lông trên mắt của chúng. Người ta giả thuyết rằng chim cánh cụt đã từng lang thang quanh lục địa Zealandia khi bề mặt của nó vẫn nằm trên mực nước biển từ lâu. Những con chim cánh cụt cổ đại sẽ cao 5 feet 8 inch (khoảng 172 cm), thấp hơn hầu hết con người ngày nay và nặng 220 pound (hơn 99 kg).
Theo VTCnews
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/trai-dat-con-1-luc-dia-thu-8-mat-tich-cach-day-23-trieu-nam-dang-cho-kham-pha-a23458.html