Chọn lựa trường đại học: Học phí hay quan niệm công - tư?

Trường công hay trường tư thục; chất lượng đào tạo; học phí là 3 tiêu chí thông thường các thí sinh và phụ huynh cần phải quan tâm khi chọn lựa trường đại học. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp các thí sinh và phụ huynh có thêm thông tin cần thiết để có quyết định chọn trường đúng đắn nhất.

Trường công hay trường tư thục?

Chọn lựa trường đại học: Học phí hay quan niệm công - tư?

Trường ĐH Đại Nam nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường (14/7/2017).

Đã từ lâu, quan niệm trường công, trường tư đã không còn nặng nề trong suy nghĩ và nhận thức của người miền Nam. Các thí sinh và phụ huynh ở khu vực phía Nam không nhất quyết phải vào học đại học ở các trường công lập. Điều họ quan tâm là chọn được trường đại học có ngành học phù hợp; chất lượng đào tạo thực chất, phù hợp với năng lực của bản thân; trường nào quan tâm dạy sinh viên có kiến thức tốt, ra trường có việc làm đảm bảo; học phí họ đóng tương xứng với những gì được nhận từ nhà trường…

Chọn lựa trường đại học: Học phí hay quan niệm công - tư?

Đã qua rồi cái thời coi trường đại học công lập là lựa chọn hàng đầu.

Thực tế cho thấy, đây cũng là xu hướng tất yếu bởi trên thế giới hiện nay hệ thống các trường tư thục thường tốt hơn trường công về mọi mặt.

Tại miền Bắc, khi các trường đại học tư thục chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, thay đổi chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, người dân cũng dần thay đổi quan niệm và có cái nhìn đúng đắn, công bằng hơn với các trường tư thục.

Trong quá trình lựa chọn trường đại học, nhiều thí sinh và phụ huynh lo lắng học trường tư không được học các thầy cô giỏi như ở trường công. Khảo sát tại những trường đại học ngoài công lập như: ĐH Đại Nam, ĐH FPT, ĐH Thăng Long… các trường đều có số lượng giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng chọn lọc, được mời từ các trường công Top đầu như: ĐH Dược Hà Nội; ĐH Ngoại thương; ĐH Kinh tế quốc dân; ĐH QGHN…

Đặc biệt với môn ngoại ngữ (Anh, Trung, Nhật, Hàn …), môn học chìa khóa cho sinh viên ra trường hội nhập quốc tế và có một công việc thu nhập cao thì ở các trường tư thục là một thế mạnh. Các trường không tiếc kinh phí để mời giảng viên người bản sứ đến giảng dạy tại trường nhằm giúp sinh viên nhanh tiếp nhận và đạt chất lượng đào tạo tốt nhất.

Chọn lựa trường đại học: Học phí hay quan niệm công - tư?

Cơ sở vật chất của trường tư thục liên tục được chủ động đầu tư kịp thời.

Chưa kể các trường tư hiện nay có rất nhiều chính sách thu hút nhân tài nên 100% đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường được chọn lựa kĩ càng và thấm nhuần tinh thần coi sinh viên là khách hàng để phục vụ đào tạo giống như tuyên ngôn của TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam “việc gì có hại đến người học dù nhỏ nhất cũng kiên quyết không làm; việc gì tốt nhất cho người học thì hết lòng hết sức…”

Điều đáng nói, các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay không còn quan trọng bằng trường công hay trường tư. Với họ, bằng cấp chỉ là giấy thông hành để bạn được vào phỏng vấn xin việc. Nếu bạn làm việc được, tấm bằng ấy có giá trị. Ngược lại, bạn không làm được việc, tấm bằng ấy vô nghĩa.

Chương trình và chất lượng đào tạo

Chia sẻ với chúng tôi, nhiều doanh nghiệp cho biết, trước kia hầu như các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại nhân sự sau khi tốt nghiệp đại học thì mới có thể sử dụng được. Điều này phản ánh chất lượng giáo dục đại học có vấn đề ở cả hệ thống giáo dục đại học công - tư. Tuy nhiên, do yêu cầu bắt buộc của sự cạnh tranh, nhiều trường đại học tư thục đã thành công trong việc tạo ra sự “khác biệt” về chất lượng đào tạo.

Có thể kể đến như ĐH Đại Nam, sau chưa đầy 1 năm, để đào tạo sinh viên ngành quản trị khách sạn - du lịch, trường đã tiếp quản và vận hành được 3 khách sạn thực hành lớn, 3 ở Hà Nội, 4 sao ở Bắc Ninh và 5 sao ở Đà Nẵng để vừa kinh doanh du lịch, vừa làm cơ sở thực hành cho sinh viên. Sinh viên khoa Điều dưỡng của ĐH Đại Nam được sang Nhật thực tập ngay sau khi học xong năm thứ nhất, vừa được cọ sát thực tế sớm, vừa có thu nhập cao như một cán bộ đã ra trường. Với ngành Dược, Đại Nam đã liên tục đầu tư cơ sở vật chất hiện đại ngay tại trường với hệ thống máy hóc hiện đại và mở nhà thuốc thực hành đạt chuẩn GPP để phục vụ việc học thực hành Dược. Bên cạnh đó, Nhà trường còn thành lập các Trung tâm thực hành Tài chính - Ngân hàng và Kế toán - kiểm toán..., là một trong số ít trường đại học đưa kỹ năng mềm vào đào tạo chính khóa; là trường đại học đầu tiên ở miền Bắc áp dụng chuẩn đầu ra TOEIC từ 450 điểm.

Sinh viên Đại Nam được sang Nhật thực tập từ năm nhất.

SV Du lịch ĐH Đại Nam thực tập tại khách sạn thực hành 5 sao Rosamia - Đà Nẵng của trường.

Học phí: Đã lỗi thời khi quan niệm cứ học trường công là học phí… RẺ

Một yếu tố cần cân nhắc nhiều khi quyết định chọn học trường công hay tư đó chính là học phí. Vấn đề này phụ huynh và thí sinh cần tìm hiểu hết sức kĩ càng trước khi chọn trường theo quan niệm cũ cứ học trường công học phí sẽ rẻ là hoàn toàn không chính xác.

Chọn lựa trường đại học: Học phí hay quan niệm công - tư?

Sinh viên ĐH Đại Nam liên tục được học tiếng Anh với giảng viên bản ngữ.

Hiện nay, có rất nhiều trường đại học công lập có mức học phí “khủng” không thua kém thậm chí còn cao hơn các trường tư, như: ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội học phí dao động từ 41 - 91 triệu đồng/năm (đối với sinh viên Việt Nam), từ 69 - 137 triệu đồng/năm (đối với sinh viên quốc tế); ĐH Ngoại thương học phí chương trình đại trà là 18.3 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao là 33 triệu đồng/năm; chương trình tiên tiến là 55 triệu đồng/năm và hàng năm đều có điều chỉnh tăng nhưng không tăng quá 10%/năm; ĐH Tài chính - Marketing học phí chương trình đại trà 18.000.000 đ/năm, chương trình chất lượng cao 36.300.000 đ/năm, chương trình quốc tế 55.000.000 đ/năm; ĐH Kinh tế quốc dân học phí hệ chính quy đại trà theo ngành học từ 15,5 - 18,5 triệu đồng/năm học; ĐH Công nghiệp Hà Nội 16 triệu đồng/ năm, ĐH Thương Mại 15 triệu đông / năm, mức tăng học phí từng năm chứ không cam kết giữ học phí trong suốt quá trình học…

Chọn lựa trường đại học: Học phí hay quan niệm công - tư?

Học phí của ĐH Đại Nam được niêm yết công khai và cam kết không tăng học phí trong toàn khóa học.

Thay vì chọn các trường có học phí cao, các thí sinh nên chọn các trường có học phí phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo tốt. Ví dụ như ĐH Đại Nam, học phí phù hợp với mặt bằng chung dao động từ 12-24 triệu đồng/năm tùy ngành học, thấp hơn khá nhiều so với ĐH Văn Lang (28-40 triệu đồng/năm tùy ngành học), ĐH Lạc Hồng (22-32 triệu đồng/năm tùy ngành), ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội (12-60 triệu/năm tùy ngành), ĐH FPT và ĐH Thăng Long. Đặc biệt, học phí của ĐH Đại Nam được niêm yết công khai và cam kết không tăng học phí cho đến khi ra trường.

Thu Hòe

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/chon-lua-truong-dai-hoc-hoc-phi-hay-quan-niem-cong-tu-a23576.html