Phương pháp dạy bé học bảng đơn vị đo độ dài lớp 2

Đơn vị đo độ dài là kiến thức trọng tâm trong chương trình toán lớp 2. Tuy nhiên, trong quá trình học bé gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và ứng dụng các đơn vị độ dài vào bài tập khiến phụ huynh lo lắng. Cùng POPS Kids Learn giúp trẻ thành thạo hơn với các phương pháp dạy bé về bảng đơn vị độ dài lớp 2 ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bảng đơn vị đo độ dài và cách đọc chi tiết

Đơn vị đo độ dài nói chung và các dạng bài toán lớp 2 về đơn vị đo độ dài nói riêng là những đại lượng để đo khoảng cách từ điểm này sang điểm khác. Từ đó giúp bé so sánh được các độ dài khác nhau.

Một đơn vị đo độ dài toán lớp 2 có giá trị hoàn toàn không thay đổi theo thời gian. Và nó được ứng dụng để đo chiều dài của mọi sự vật.

Bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 2 là tổng hợp các đơn vị đo độ dài mà bé được học tại chương trình học toán bao gồm: tên đơn vị, cách đọc và cách quy đổi giữa các đơn vị với nhau. Cụ thể như sau:

Tuy khá đơn giản, nhưng đối với khả năng ghi nhớ còn non nớt của bé, thì việc học thuộc các đơn vị và bảng quy đổi đơn vị đo độ dài lớp 2 là khá khó khăn. Vậy những khó khăn mà bé thường gặp làm gì?

Khó khăn khi bé học toán đơn vị đo độ dài lớp 2

Các phụ huynh cần tìm và thấu hiểu những khó khăn của bé để giúp bé khắc phục, cũng như tiếp thu bài học tốt hơn. Dưới đây là một số khó khăn phổ biến trong toán học lớp 2 về đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài lớp 2

Không ghi nhớ được cách viết tắt của các đơn vị đo độ dài

Đây là một trong những lý do đầu tiên và phổ biến nhất ở các bé. Do các bé chưa tìm ra quy luật khi học và viết. Do đó, ba mẹ cần chỉ ra quy luật đó là: thêm một hoặc hai chữ cái trước chữ m. Từ đó, các bé có thể học thuộc cách viết tắt logic hơn.

Về cách đọc, các phụ huynh áp dụng phương pháp sắp xếp các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn hoặc từ lớn tới bé. Sau đó, cho bé học thuộc theo cách đọc thành tiếng. Phương pháp này vừa giúp bé nhớ cách đọc, vừa giúp bé hiểu hơn về mối liên hệ giữa các đơn vị.

Nhầm lẫn đơn vị mét (m) với những đơn vị đo độ dài khác

Vì tất cả các đơn vị đo độ dài đều có chữ m trong ký hiệu viết tắt. Đồng thời, khi đọc các đơn vị đo độ dài đều kết thúc bằng từ “mét”. Do đó, một số bé sẽ bị nhầm lẫn các đơn vị đo độ dài với đơn vị mét

Không tìm được các đơn vị đo độ dài trên thước đo

Khi được học trên lớp, các bé chỉ được giáo viên giới thiệu về các đơn vị đo độ dài thông qua các yếu tố như: tên, cách viết tắt, cách đọc,… mà không có dụng cụ mô tả cụ thể. Vì thế, các bé thường lúng túng khi đọc các đơn vị đo độ dài trên thước đo. Đặc biệt, khi giáo viên yêu cầu bé chỉ ra một độ dài nào đó trên thước bé thường không biết cách trả lời

Khó thành thạo cách đổi đơn vị đo độ dài toán lớp 2

Đổi đơn vị đo độ dài lớp 2 là kỹ năng mà các bé phải thành thạo. Đặc biệt là kỹ năng đổi đơn vị mét sang những đơn vị đo độ dài khác. Theo như khảo sát, có rất nhiều học sinh nhầm lẫn rằng “mét” là đơn vị đo độ dài lớn nhất. Do đó, dẫn đến sự khó khăn trong việc làm bài tập đổi đơn vị đo độ dài lớp 2

Giải sai bài tập về đơn vị đo độ dài lớp 2

Với những khó khăn ở trên, dẫn đến việc thường xuyên giải sai bài tập. Vì thế cần phải có cách học đơn vị đo độ dài lớp 2 hiệu quả để giúp bé khắc phục những khó khăn này.

Bí quyết ôn tập toán lớp 2 đơn vị đo độ dài hiệu quả

Những khó khăn trên, tuy bé dễ gặp phải nhưng chỉ cần các bậc phụ huynh dành thời gian để cùng con khắc phục. Thì kỹ năng học toán về chủ đề đơn vị đo độ dài sẽ được khắc phục đáng kể. Dưới đây là bí quyết giúp bé ôn tập toán lớp 2 đơn vị độ dài hiệu quả mà đơn giản

Nắm vững kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài

Muốn truyền tải cho con cách học đúng, đầu tiên ba mẹ cần phải nắm vững kiến thức về đơn vị đo độ dài. Để làm được điều này, ba mẹ nên tìm hiểu các dạng bài tập đơn vị đo độ dài lớp 2 mà bé cần giải để hướng dẫn bé một cách cụ thể nhất.

Trong chương trình học toán lớp 2, có các dạng bài tập đo độ dài sau:

Bài toán đổi đơn vị đo độ dài lớp 2

Như đã nói trong suôn suốt bài viết ở trên, đổi đơn vị đo độ dài là dạng bài tập phổ biến, đặc biệt là đổi từ đơn vị mét sang các đơn vị khác. Các bé thường xuyên gặp dạng bài tập này trong các bài kiểm tra và các bài thi. Vì thế ba mẹ cần hỗ trợ bé học thuộc và ôn luyện bài tập về dạng này thường xuyên.

Dạng bài toán đổi đơn vị đo độ dài lớp 2

Các phụ huynh có thể tham khảo các bài toán mẫu sau đây:

Bài tập 1: Quy đổi những đơn vị sau:

5 m = … cm

25 m = … cm

51 m = … cm

13 m = … cm

Bài tập 2: Quy đổi những đơn vị sau:

3,5 km = … m

12 hm = … m

3 dam = … m

400 cm = … m

Bài tập 3: Quy đổi những đơn vị sau:

12 m = … cm

150 dm … m

3000 cm … m

4,5 m … mm

Bài tập 4: Quy đổi những đơn vị sau:

3400 m = … km

4000 m = … hm

300 m = … dam

12 m = … mm

Bài tập 5: Quy đổi những đơn vị sau:

12 km = … m

3,4 km = … m

25 dam = … m

2500 mm = … m

Bài tập 6: Quy đổi những đơn vị sau:

8 km = … m

12 hm = … m

1200 m = … dam

3400 m = … km

Bài tập 7: Quy đổi những đơn vị sau:

29 m = … dm

45 m = … dam

1,2 m = … cm

3,9 km = … m

Bài toán tính đơn vị đo độ dài lớp 2

Đây cũng là dạng bài tập các bé thường xuyên trong bài kiểm tra và kỳ thi. Ở mức độ cơ bản, bé chỉ cần làm các phép cộng hoặc trừ để giải bài toán mà các số có cùng đơn vị đo lường.

Nhưng ở dạng nâng cao, các phép tính sẽ có các số khác đơn vị đo lường. Vì thế, bé cần thực hiện 2 kỹ năng để giải bài, đó là: đổi đơn vị độ dài để các trong phép tính có cùng đơn vị và làm phép tính cộng hoặc trừ.

Các phụ huynh có thể tham khảo các bài toán mẫu sau đây:

Bài tập 1: Thực hiện những phép tính sau

500 m - 13 m = …

478 m - 65 m = …

642 m - 67 m = …78 m - 12 m = …

Bài tập 2: Thực hiện những phép tính sau:

1 km + 3000 m = …

3500 mm + 12 m = …

13m + 1300 cm = …

12 dm + 23 m = …

Bài tập 3: Thực hiện những phép tính sau:

37 m + 34 dm = …

8 dam + 18 m = …

4 hm + 40 m = …

3km + 3400 m = …

Bài tập 4: Thực hiện những phép tính sau:

1,2 km + 1000 m = …

3m + 45 dm = …

34 m + 12 cm = …

2000 mm + 3m = …

Bài tập 5: Thực hiện những phép tính sau:

3400 m + 3,4 km = …

5,5 m + 1200 mm = …

7m + 30 dm = …

34 m + 2300 mm = …

Bài tập 6: Thực hiện những phép tính sau:

340 dam + 12 m = …

1200 m + 12 km = …

34 m + 234 dm = …

4,5 m + 1200 mm = …

Bài tập 7: Thực hiện những phép tính sau:

3 km + 2 m = …

5m + 5 dm = …

2 m + 12 dam = …

4 m + 6 mm = …

Bài toán dạng đố

Toán đố là dạng bài khá quen thuộc với cả bé lẫn các phụ huynh. Vì thế, đây là dạng bài tập không thể thiếu trong chủ đề này. Với chủ đề này, trước khi giải các phép tính, các bé cần phân tích đề bài. Đây là dạng bài khiến bé dễ nhầm lẫn các đơn vị đo độ dài nhất vì dễ đọc sai các dữ liệu trong đề bài

Các phụ huynh có thể tham khảo các bài toán mẫu sau đây:

Bài tập 1: Đoạn đường từ A đến B dài 15 m. Đoạn đường từ B đến C dài 20 m. Hỏi đoạn đường từ A đến C dài bao nhiêu mét?

Bài tập 2: An đi quãng đường từ nhà đến trường dài 300 m. Giữa quãng đường từ nhà An đến trường có một quán gà rán Lotteria cách nhà An 20m. Hỏi quãng đường từ quán gà rán Lotte đến trường dài bao nhiêu m?

Bài tập 3: Bạn Chi đi từ nhà đến nhà bạn Hoài dài 200 m. Bạn Chi lại tiếp tục đi từ nhà bạn hoài đến nhà bạn Phương dài 350 m. Hỏi bạn Chi đã đi bao nhiêu m?

Bài tập 4:Trường thực hiện thử thách đi bộ mỗi ngày 500 m. Nhưng bạn Trường mới đi được 280 m thì đã thấy mỏi chân và dừng lại. Hỏi bạn Trường cần phải đi bao nhiêu m nữa để đạt được mục tiêu?

Bài tập 5: Một chiếc sào dài 3,5 m nhưng đã bị gãy mất 1,7 m. Hỏi chiếc sào còn lại bao nhiêu mét?

Bài tập 6: Đoạn dây chạc dài 150 m được nối thêm một đoạn dây chạc khác dài 127 m. Hỏi cả hai đoạn dây chạc dài bao nhiêu m?

Bài tập 7: Trên đường đi học từ nhà đến trường dài 457 m, bạn Linh được một chiếc ví cách trường 130 m. Hỏi từ địa điểm nhặt được chiếc ví về nhà bạn Linh dài bao nhiêu m?

Bài toán dạng so sánh các đơn vị đo độ dài

So sánh đơn vị đo độ dài cũng là dạng bài tập giúp bé phân biệt giữa các đơn vị đo độ dài với nhau. Vì thế, ba mẹ nên cho bé ôn luyện dạng bài tập này càng nhiều càng tốt.

Bài toán dạng so sánh các đơn vị đo độ dài

Các phụ huynh có thể tham khảo các bài toán mẫu sau đây:

Bài tập 1: Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

2 km … 2000 m

34 m … 3000 cm

43 dm … 4m

25 m … 25000 mm

Bài tập 2: Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

3 km … 2800m

25 m … 150 dm

4.5 m … 400 cm

7000 mm … 7m

Bài tập 3: Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

9 km … 1000 m

3 hm … 500 m

45 dam … 450 m

5 m … 50 dm

Bài tập 4: Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

67 m … 6,7 dam

500 m … hm

1800 m … 2km

4500 mm … 5m

Bài tập 5: Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

2800 mm … 3 m

3500 m … 3,5 km

45 hm … 4000 m

47 dam … 12 m

Bài tập 6: Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

67 m … 6700 mm

12 m … 120 cm

23 m … 2,3 dm

1200 m … 120 km

Bài tập 7: Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

30 m … 300 dam

12 dam … 1200 m

2,3 km … 2300 m

45 m … 4500 dm

Hướng dẫn cách quy đổi đơn vị đo độ dài

Bài toán lớp 2 đổi đơn vị đo độ dài vẫn là dạng bài cơ bản để bé có thể thực hiện suôn sẻ những dạng bài khác của chủ đề này. Vì thế, ba mẹ cần hướng dẫn bé cách quy đổi đơn vị đo độ dài. Thực hiện theo cách thức dưới đây để bé dễ dàng thành thạo kỹ năng này.

Phương pháp giải thích cách quy đổi đơn vị đo độ dài

Đầu tiên, sắp xếp các đơn vị đo độ dài từ cao đến thấp như sau km > hm > dam > m > dm > cm > mm. Để bé vừa nhớ cách đọc, vừa phân biệt được thứ tự của các đơn vị đo độ dài một cách logic.

Tiếp đến, ba mẹ giải thích cách đổi các đơn vị đo độ dài theo qui tắc sau: mỗi đơn vị đứng trước sẽ gấp 10 lần đơn vị đứng ngay sau nó hay mỗi đơn vị đứng sau sẽ bằng 1/10 đơn vị liền ngay trước nó. Với nguyên tắc này và thứ tự đơn vị ở trên, bé sẽ dễ dàng nắm được cách quy đổi đơn vị đo độ dài lớp 2.

Khi mới bắt đầu, bé sẽ khó khăn để nhớ quy tắc và làm những phép đổi khó. Vì thế, ba mẹ cho bé thực hành thành thạo quy đổi theo thứ tự các đơn vị liền sau để bé quen. Sau đó, sẽ cho bé đổi theo quy tắc của đề bài.

Ví dụ: 60 km = 600hm = 6.000dam = 60.000 m

Ngoài ra, phụ huynh có thể dùng bảng đơn vị đo độ dài để bé học thuộc cách quy đổi đơn vị đo độ dài.

>>> Đọc thêm: “Các dạng bài tập về đoạn thẳng lớp 2 kèm bài tập có lời giải

Ba mẹ luôn sát cánh bên các bé

Luôn bên con trong suốt quá trình học đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu môn học của bé. Bởi vì khi có sự hướng dẫn của ba mẹ tại nhà đi kèm với việc dạy học của cô giáo trên lớp, sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Theo nhiều nghiên cứu, các bé có tâm lý thoải mái hơn khi được học tập cùng ba mẹ. Khi gặp khó khăn bé dễ dàng chia sẻ và nhờ sự trợ giúp từ ba mẹ hơn giáo viên.

Ba mẹ luôn sát cánh bên các bé giúp tăng hiệu quả học tập

Bên cạnh đó, phụ huynh sẽ nắm bắt được lực học của bé khi sát cánh bên con. Cũng như hiểu được tư duy và thói quen giải bài tập của bé. Từ đó, ba mẹ sẽ đưa ra được phương pháp hướng dẫn học tập phù hợp cho con.

Đồng thời, ba mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra sách và vở ghi chép của con. Từ đó nắm được lực học cũng như sự tập trung của bé trong học tập thông qua điểm số và lời nhận xét của giáo viên. Đây là việc làm cần thiết nhưng các phụ huynh lại khá lơ là trong vấn đề này.

Các phụ huynh cũng có thể trao đổi với giáo viên dạy bé để hiểu hơn về tính cách của con khi ở trên lớp. Đồng thời, các phụ huynh có thể tham khảo với cô/ thầy về chương trình học của con. Vì giáo viên là người trực tiếp dạy học cho con trên lớp, và hiểu cách học của con nhất. Từ những yếu tố đó, ba mẹ có thể rút ra phương pháp dạy học phù hợp với con nhất

Đặc biệt, ba mẹ không nên áp lực con trong vấn đề học tập, vì điều này sẽ khiến bé chán nản và trốn tránh trong việc học tập. Đây là vấn đề mà rất nhiều gặp phải trong quá trình hướng dẫn con học. Chỉ cần một chút giận dữ hoặc quát mắng từ cha mẹ, cũng khiến bé trở nên sợ hãi và mất hứng thú trong việc học

Ba mẹ nên giúp con phân chia thời gian học và chơi để bé cảm thấy thoải mái hơn. Từ đó, bé sẽ có thói quen chủ động trung việc học. Thói quen này sẽ giúp bé đạt được hiệu quả tốt nhất trong học tập. Ngoài ra, nếu có thể các bậc phụ huynh nên đầu tư cho bé những dụng cụ học tập thông minh để hỗ trợ bé tư duy tốt hơn.

>>> Tham gia Khoá học Toán tư duy tương tác lớp 2 tại POPS Kids Learn nhé! Với phương pháp học CPA (Concrete - Pictorial - Abstract) hiện đại mang ý nghĩa Thực tiễn - Hình ảnh - Khái quát, Toán tư duy lồng ghép các hoạt động, trò chơi thực tiễn có tính tương tác cao giúp bé hiểu sâu, nhớ lâu và kích thích niềm đam mê Toán học.

Hình ảnh các bé tham gia khoá học Toán lớp 2 online tại POPS Kids Learn

Cho bé vừa học vừa chơi

Vừa học vừa chơi là phương pháp thông minh nhất để tạo hứng thú trong việc học tập của bé. Ba mẹ có thể xen kẽ các bài tập đơn vị đo độ dài vào các sự vật trong cuộc sống xung quanh. Hoặc sử dụng các trò chơi để bé ghi nhớ bài học một cách thực tế nhất. Dưới đây là một số cách vừa học vừa chơi dành cho bé.

Trò chơi hãy chọn đáp án đúng

Ba mẹ hãy đưa ra những câu hỏi ngẫu nhiên về chủ đề đơn vị đo độ dài. Sau đó đưa ra 4 đáp án mà trong đó có 1 đáp án đúng, và cho bé lựa chọn. Nếu bé trả lời đúng thì ba mẹ hãy cho bé một phần thưởng nhỏ.

Đây là dạng trò chơi mô phỏng các chương trình truyền quen thuộc. Ba mẹ có thể xen vào những tiếng nhạc như trên TV để tạo sự thích thú cho bé. Từ đó, các kiến thức sẽ được bé tiếp thu một cách tự nhiên nhất và bé hoàn toàn không cảm thấy áp lực. Đương nhiên, nếu bé không hợp tác ba mẹ có thế áp dụng những cách khác

Thêm giai điệu vào cách đọc các đơn vị đo độ dài

Các phụ huynh có thể thêm những giai điệu ngẫu nhiên khi đọc đơn vị đo độ dài. Điều này sẽ khiến bé thích thú và muốn học thuộc theo giai điệu. Đồng thời, hành động này còn giúp tăng sự tập trung và kích thích não bé học bài một cách nhanh nhất

Ứng dụng các đơn vị đo chiều dài vào cuộc sống xung quanh

Phương pháp này rất dễ dàng thực hiện, ba mẹ có thể áp dụng ngay cả khi đang làm việc nhà. Chỉ cần hỏi bé về độ dài của một vật ngẫu nhiên nào đó trong nhà. Bé sẽ trả lời một cách tự nhiên và thoải mái nhất. Đồng thời, hoạt động cũng giúp bé ghi nhớ trong vô thức và nhớ lâu hơn.

Không cho các con làm bài tập nhảy cóc

Cho con làm bài tập nhảy cóc là cho bé làm nhiều dạng bài nâng cao trong khi bé chưa thực sự thành thạo dạng cơ bản. Việc này làm ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy học tập của con.

Với cách học này, bé chưa kịp hiểu kiến thức cơ bản của phần học trước, đã phải tiếp tục tiếp thu kiến thức mới. Điều này khiến bé bị rối loạn các thứ tự bài học, dễ giải bài sai và không thể ghi nhớ các kiến thức lâu.

Vì thế, ba mẹ cần kiên nhẫn và hướng dẫn con từng kiến thức và từng dạng bài một. Từ đó bé sẽ tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn rất nhiều.

Trên đây là nội dung và các phương pháp học bảng đơn vị đo độ dài lớp 2 chi tiết và dễ dàng thực hiện mà POPS Kids Learn muốn chia sẻ cho ba mẹ. Mong rằng các phương pháp có trong bài viết có thể giúp quý phụ huynh suôn sẻ trong việc hướng dẫn bé về chủ đề bài học này. Và ba mẹ cũng đừng quên luôn sát cánh bên con để con đạt được hiệu quả học tập tốt nhất nhé!

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/phuong-phap-day-be-hoc-bang-don-vi-do-do-dai-lop-2-a23641.html