“Break” là một động từ bất quy tắc. Do đó, khi dùng “break” ở thì quá khứ, bạn không thể thêm đuôi “-ed” thành “breaked” mà cần thay đổi luôn dạng của từ này. Vậy quá khứ của “break” chính xác là gì và cách sử dụng cụ thể của chúng ra sao? Hãy cùng FLYER tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Để trả lời được câu hỏi “quá khứ của ‘break’ là gì?”, trước tiên, bạn cần tìm hiểu về động từ “break”.
“Break” thường được dùng để diễn tả việc làm thay đổi tính chất/đặc điểm của ai/cái gì/sự việc gì… theo hướng tiêu cực. Tùy vào từng trường hợp và đối tượng cụ thể mà bạn có thể dịch “break” sang nghĩa tiếng Việt là “làm hỏng, vỡ, phá hỏng, phá rối, làm gián đoạn, vi phạm…”
Ví dụ:
Bởi vì bạn làm vỡ bình hoa của tôi, bạn sẽ phải bồi thường cho sự bất cẩn của bạn.
Sự xuất hiện của anh ấy có thể phá vỡ không khí bữa tiệc.
Đừng vi phạm nguyên tắc!
Vì “break” là động từ bất quy tắc nên khi chia ở thì quá khứ, bạn sẽ không thể thêm “ed” vào cuối động từ “break”. Thay vào đó, cách chia chính xác phải là “broke” với dạng quá khứ đơn (động từ cột 2) và “broken” với dạng quá khứ phân từ (động từ cột 3). Nói cách khác, quá khứ của “break” là “broke” và “broken”.
Từ vựng
Phát âm
Ví dụ
Break
/breɪk/
https://flyer.vn/wp-content/uploads/2023/01/brake.mp3Be careful! You can break my laptop!
Cẩn thận! Bạn có thể làm hỏng laptop của tôi đấy!
Broke
/brəʊk/
https://flyer.vn/wp-content/uploads/2023/01/broke.mp3She broke the mirror into pieces.
Cô ấy đã đập vỡ chiếc gương thành từng mảnh.
Broken
/ˈbrəʊkən/
https://flyer.vn/wp-content/uploads/2023/01/broken.mp3The cup you gave me last birthday has broken.
Chiếc cốc bạn tặng tôi vào sinh nhật lần trước đã bị vỡ.
Quá khứ của “break”
Trong khi với động từ có quy tắc, bạn chỉ cần thêm “ed” trong tất cả các trường hợp thì với động từ bất quy tắc, bạn cần nhớ rõ đâu là trường hợp cần dùng dạng quá khứ đơn và đâu là trường hợp dùng phân từ hai.
Cụ thể với động từ “break”, dạng quá khứ đơn “broke” được dùng ở thì quá khứ đơn và trong mệnh đề “if” của câu điều kiện loại 2, dạng phân từ 2 “broken” được dùng trong các thì hoàn thành, câu điều kiện loại 3, câu bị động và câu rút gọn mệnh đề quan hệ dạng bị động.
“Broke” được dùng trong câu khẳng định của thì quá khứ đơn để nói về “sự việc hỏng hóc/đổ vỡ… đã từng diễn ra”.
S + broke + …
Trong đó:
Ví dụ:
Anh ấy gãy tay sau khi ngã xe máy.
Họ đã phạm luật trong vòng cuối cùng của cuộc thi.
Con mèo làm vỡ chai nước thủy tinh của tôi và bỏ chạy.
Trong khi tôi đang dọn dẹp nhà cửa, con trai tôi đã làm vỡ lọ mứt.
Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả hành động không thể hoặc sẽ không xảy ra ở hiện tại và tương lai, động từ của mệnh đề “If” được chia ở thì quá khứ đơn. Vì vậy, “break” khi nằm trong mệnh đề “If” của câu điều kiện loại 2 sẽ được viết là “broke”.
If + S1 + broke…, S2 + would (not) + V-inf …
Trong đó:
Ví dụ:
Nếu tôi phạm luật, tôi sẽ không thể trở thành nhà vô địch.
Xem thêm: Câu điều kiện: 5 phút nắm trọn cấu trúc, cách dùng, kèm ví dụ & bài tập chi tiết
Ngoài là dạng quá khứ đơn của “break”, “broke” còn được sử dụng như một tính từ, mang nghĩa “hết tiền”, “túng quẫn”, “bần cùng” hoặc “phá sản”.
Ví dụ:
Tôi không thể đi xem phim với bạn bây giờ được, tôi hết tiền rồi!
Công ty của anh ấy đã phá sản vào năm ngoái.
Cách dùng trong các thì hoàn thành được coi là cách sử dụng cơ bản nhất của động từ dạng quá khứ phân từ. Có 3 thì hoàn thành trong tiếng Anh là:
Cụ thể, quá khứ của “break” trong các thì hoàn thành được sử dụng như sau:
Thì của động từ
Công thức
Ví dụ
Hiện tại hoàn thành
S + have/has + broken…
My brother has broken 3 of my favorite CDs since I bought them.
Em trai tôi đã làm hỏng 3 chiếc đĩa CD yêu thích của tôi kể từ khi tôi mua chúng.
S + have/has + not + broken…
I have not broken toys since I was in elementary school.
Tôi đã không còn phá hỏng đồ chơi từ khi tôi học tiểu học.
Have/has + S + broken …?
Have you ever broken a traffic law?
Bạn đã bao giờ vi phạm luật giao thông chưa?
Quá khứ hoàn thành
S + had + broken …
The door had broken before we moved there.
Cánh cửa đã bị hỏng trước khi chúng tôi chuyển đến đó.
S + had + not + broken …
Because he had not broken that expensive painting, he was released.
Vì anh ấy đã không phá hỏng bức tranh đắt tiền đó nên anh ấy đã được thả.
Had + S + broken …?
Had you broken the glass when we went out?
Bạn đã làm vỡ cửa kính khi chúng tôi ra ngoài phải không?
Tương lai hoàn thành
S + will + have + broken…
We will have broken the house before the following Monday.
Chúng tôi sẽ phá dỡ ngôi nhà trước thứ hai tuần sau.
S + will + not + have + broken …
By next month, the old construction will not have broken.
Cho đến tháng sau, công trình cũ sẽ chưa bị phá vỡ.
Will + S + have + broken…?
Will you have broken the hive before we get home?
Bạn sẽ hoàn thành việc phá bỏ tổ ong trước khi chúng tôi về nhà chứ?
Quá khứ của “break” trong các thì hoàn thành
“Broken” có thể được sử dụng trong cả hai vế của câu điều kiện loại 3 để nói về một sự kiện/sự việc trái với thực tế ở quá khứ.
Công thức của câu điều kiện loại 3 với “broken” được viết là:
If + S1 + had + broken…, S2 + would (not) + have + Ved/3
If + S2 + had + Ved/3…, S2 + would (not) + have + broken…
Trong đó:
Ví dụ:
Công thức chung của câu bị động là “be + Ved/3”. Do vậy, “broken” là dạng cố định của động từ “break” khi xuất hiện trong cấu trúc bị động ở bất cứ trường hợp nào.
Công thức chung của câu bị động với “broken” được viết là:
S + be + broken + (by O) …
Trong đó:
Ví dụ:
Chiếc đèn bị chồng tôi làm hỏng.
Ngôi nhà cũ của tôi đang bị phá dỡ tháng này.
Khay trứng đã bị vỡ ngay khi tôi ra khỏi siêu thị ngày hôm qua.
Chiếc xe cũ của anh ấy đã bị hỏng trong một vụ tai nạn.
Mệnh đề quan hệ rút gọn là mệnh đề đã được lược bỏ đi các đại từ quan hệ (who, whom, which, that…) nhưng ý nghĩa không thay đổi. Có nhiều cách rút gọn mệnh đề quan hệ khác nhau, trong đó, “Ved/3” được dùng khi động từ của mệnh đề quan hệ ở dạng bị động. Quy tắc này được áp dụng tương tự với “broken”, hãy cùng FLYER tham khảo qua một số ví dụ sau đây:
Ví dụ:
=> The car broken yesterday is being repaired
Chiếc xe bị hỏng ngày hôm qua đang được sửa chữa.
=> I threw the cup broken by the cat.
Tôi đã ném chiếc cốc bị con mèo làm vỡ đi.
Xem thêm: 5 cách đơn giản và nhanh chóng để rút gọn mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
Ngoài ra, “broken” cũng có thể được sử dụng như một tính từ nhằm mô tả “tình trạng hỏng hóc, ốm yếu, khó khăn, gián đoạn… của người/sự vật/sự việc nào đó”.
Ví dụ:
Anh ấy đang vật lộn với cánh tay bị gãy của mình.
Cô ấy đang cố gắng sửa chiếc kẹp tóc bị hỏng của mình.
Tôi mệt mỏi vì một đêm mất ngủ.
Cuối cùng, hãy điểm qua một số câu thành ngữ có chứa 2 dạng quá khứ của “break”, là “broke” và “broken”, để xem ý nghĩa của chúng là gì và bạn có thể áp dụng chúng trong lời nói tiếng Anh hàng ngày như thế nào nhé!
Tổng kết lại, quá khứ của “break” là:
Để có thể nhớ lâu và không bị nhầm lẫn cách sử dụng 2 dạng quá khứ này của “break”, bạn cần thường xuyên ôn lại lý thuyết, đồng thời cố gắng áp dụng chúng vào thực tế, đơn giản nhất là đặt câu với “broke” và “broken” tương ứng với các sự kiện bạn quan sát được trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER và ôn luyện cùng các bài tập đã được FLYER biên soạn sẵn nhé. Chúc bạn học tốt!
Xem thêm:
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/qua-khu-cua-break-la-gi-cu-the-cac-cach-chia-dong-tu-break-o-dang-qua-khu-a23693.html