“Hỡi dân Chúa, tôi khuyên nhủ anh chị em hãy tuân giữ sự nhã nhặn trong cuộc sống vì đó là nữ hoàng của mọi nhân đức. Những ai sống được nhân đức này sẽ đạt được giá trị siêu phàm.”
Trích bài viết của BAHA”U’LLAH
I. Thế nào là sự nhã nhặn?
Nhã nhặn là tỏ ra lịch sự và có cung cách hành xử tốt. Nhân đức này thể hiện ở cách thức biết lưu tâm tới người khác và đối xử với họ bằng sự thanh lịch. Nhã nhặn là cách ứng xử với người khác, giúp họ cảm thấy bản thân được trân trọng, quan tâm và đề cao. Như vậy, người ta có thể dùng sự nhã nhặn để tạo ấn tượng tốt với người khác. Thật là quan trọng để sống nhã nhặn không chỉ đối với những người chúng ta gặp một lần nhưng còn quan trọng đối với bạn bè và người thân của chúng ta.
“Làm ơn, cám ơn, xin lỗi, rất hân hạnh” không chỉ là những từ ngữ sáo rỗng, nhưng là những lời biểu đạt lịch sự. Khi bạn sử dụng, người khác thấy họ được trân trọng và thấy bạn đang quan tâm tới cảm xúc của họ. Bạn lịch sự không ngắt lời người khác, làm cho họ thấy những gì họ đang nói cũng quan trọng như những gì bạn nói. Cuối cùng, nhã nhặn cũng là lễ phép với cha mẹ, người lớn, thầy cô. Đó là cách bạn tôn trọng họ.
II. Tại sao cần thực hành sự nhã nhặn?
Khi sống nhã nhặn, bạn cho người khác thấy họ thật quan trọng và họ được tôn trọng. Vì không có cảm giác bị lợi dụng hay bị xúc phạm, mọi người sẽ muốn ở bên bạn mãi và muốn giúp đỡ bạn. Sự nhã nhặn như một phép mầu, nó khiến bạn trở nên thu hút trước người khác.
Khi một người không sống nhã nhặn, nhiều người sẽ có cảm giác họ bị xúc phạm và bị coi như những kẻ ngốc. Họ có cảm giác rằng người ấy không biết quan tâm tới ai hay tới thứ gì. Và khi mọi người không cảm thấy họ được đánh giá cao, họ sẽ tránh xa những người thô lỗ, khiếm nhã.
III. Cách thực hành sự nhã nhặn
Bạn thực hành sự nhã nhặn bằng cách học biết những gì là lịch sự để nói và dùng chúng mỗi ngày. Thay vì ngắt lời người khác, bạn hãy nói “xin lỗi” và kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi họ chú ý tới bạn.
Nhã nhặn là cách bạn luôn suy nghĩ xem hành động của mình có ảnh hưởng đến người khác hay không. Sau đó, bạn có cách hành xử thích hợp, để người khác cảm thấy thoải mái. Sau đây là một vài ví dụ: khi ăn, bạn không để cho người khác thấy thức ăn trong miệng bạn, đưa ra yêu cầu bằng cách nói “làm ơn” thay vì ra lệnh cho họ phải làm việc gì, nói “cám ơn” và nở nụ cười khi ai đó làm gì cho bạn…. Sự nhã nhặn là cách bạn nhìn, bạn cười và nói “xin chào” với những người bạn gặp lần đầu tiên. Bạn cũng có thể bắt tay họ.
Sự nhã nhặn trong học đường thể hiện ở thái độ chú ý lắng nghe khi thầy cô nói, dừng ngay việc bạn đang làm khi được yêu cầu, và quan tâm tới bạn bè trong lớp. Người nhã nhặn không xô đẩy, chen lấn người khác khi xếp hàng. Họ nói nhỏ trong phòng và có thể nói lớn hơn khi cần thiết hay khi đi ra ngoài. Có rất nhiều cơ hội để bạn có thể thực hành sự nhã nhặn trong ngày sống của mình.
Sự nhã nhặn được thể hiện như thế nào khi…
IV. Dấu hiệu của sự thành công
Chúc mừng bạn khi…
Hãy cố gắng khi bạn…
Khẳng định:
Tôi là người nhã nhặn. Tôi nhớ những cách thức của mình và đối xử với người khác bằng sự tôn trọng. Tôi chào hỏi người khác một cách lịch sự. Tôi cho mọi người thấy rằng tôi quan tâm tới họ.
Nguyên bản: The Family Virtues Guide: Simple Ways to Bring Out the Best in Our Children and Ourselves
Tác giả: Linda Kavelin Popov
Dịch giả: Hướng Dương
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/nhan-duc-trong-gia-dinh-nha-nhan-a23860.html