Ngộ độc thực phẩm chủ yếu do ăn phải thực phẩm, nước uống có chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc các hóa chất độc hại. Triệu chứng dễ nhận thấy là đau bụng, nôn mửa, sốt, tiêu chảy… Trong mọi trường hợp, bù nước và chất điện giải là biện pháp quan trọng hàng đầu.
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực, là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia,… Triệu chứng thường gặp là đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn mửa, kéo dài từ 1 - 2 ngày. Đây cũng là một cách để cơ thể phục hồi sức khỏe.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, có chứa các tác nhân sau đây:
Thực phẩm có thể bị ô nhiễm ở bất kỳ công đoạn nào trong quá trình đến tay người sử dụng như: trang trại, ngư trường, khâu trồng trọt, thu hoạch, đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển sơ chế, chế biến… Nguyên nhân cụ thể như sau:
Các nguồn lây cụ thể và thời điểm xuất hiện triệu chứng được mô tả như sau:
Nguyên nhân gây bệnhThời điểm xuất hiện triệu chứngNguồn thông thường Bacillus cereus (vi khuẩn) 30 phút đến 15 giờ Các loại thực phẩm như: cơm, thức ăn thừa, nước sốt, súp, thịt và những thực phẩm khác để ở nhiệt độ phòng quá lâu. Campylobacter (vi khuẩn) 2 đến 5 ngày Gia cầm sống hoặc chưa được nấu chín, động vật có vỏ, trứng chưa chín, sữa chưa tiệt trùng và nước bị ô nhiễm. Clostridium botulinum (vi khuẩn) Thông thường: 18 đến 36 giờTrẻ sơ sinh: 3 đến 30 ngày
Thực phẩm bảo quản tại nhà: thực phẩm đóng hộp, cá lên men, pate, đậu lên men và rượu.Trẻ sơ sinh dùng mật ong hoặc núm vú giả nhúng mật ong.
Clostridium perfringens (vi khuẩn) 6 đến 24 giờ Thịt, gia cầm, món hầm và nước thịt, thức ăn để ở nhiệt độ phòng quá lâu. Escherichia coli, thường được gọi là E. coli (vi khuẩn) Từ 1 đến 10 ngày Thịt sống hoặc nấu chưa chín, sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng, phô mai từ sữa chưa tiệt trùng, trái cây và rau quả tươi, nước bị ô nhiễm, phân của người nhiễm E. coli. Giardia lamblia (ký sinh trùng) 1 đến 2 tuần Thực phẩm, nước, dụng cụ sơ chế, chế biến có dính phân mang ký sinh trùng. Viêm gan siêu vi A (vi rút) 15 đến 50 ngày Động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, trái cây, rau quả tươi, thực phẩm và nước bị nhiễm phân người, người xử lý thực phẩm bị viêm gan A. Listeria (vi khuẩn) Triệu chứng tiêu hóa: 9 đến 48 giờTriệu chứng toàn thân: 1 đến 4 tuần
Xúc xích, sữa chưa tiệt trùng, phô mai từ sữa chưa tiệt trùng, pate, trái cây và rau quả tươi. Norovirus (vi-rút) 12 đến 48 giờ Động vật có vỏ, trái cây, rau quả tươi, thực phẩm ăn liền mang mầm bệnh virus, thực phẩm hoặc nước bị nhiễm chất nôn mửa hoặc phân của người nhiễm virus. Rotavirus (vi rút) 18 đến 36 giờ Thực phẩm, nước hoặc dụng cụ tiếp xúc, chế biến bị nhiễm virus. Salmonella (vi khuẩn) 6 giờ đến 6 ngày Thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm từ sữa, trái cây, rau quả tươi, các loại hạt, sản phẩm từ hạt. Ngộ độc động vật có vỏ (độc tố) Thường là 30 đến 60 phút, tối đa 24 giờ. Động vật có vỏ, bao gồm cả động vật có vỏ nấu chín (nguồn gốc vùng ven biển bị nhiễm độc tố) Shigella (vi khuẩn) Thông thường, 1 đến 2 ngày, có thể lên đến 7 ngày. Tiếp xúc với người bị bệnh, ăn thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm phân người Staphylococcus aerius (vi khuẩn thường được tìm thấy trên da) 30 phút đến 8 giờ Thịt, salad hoặc bánh ngọt nhân kem để quá lâu hoặc không bảo quản trong tủ lạnh. Vibrio (vi khuẩn) 2 đến 48 giờ Cá, động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là hàu, sử dụng nước bị ô nhiễm nước thải để nấu ăn, gạo, kê, trái cây và rau quả tươi.Triệu chứng ngộ độc thực phẩm được phân loại như sau:
Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc vài tuần. Dấu hiệu ngộ độc nhẹ và thường gặp bao gồm:
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh nhưng ít gặp. Hầu hết những trường hợp này đều nghiêm trọng và thường gây ra các triệu chứng đáng lo ngại như sau:
Biến chứng của ngộ độc thực phẩm thường hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, thậm chí diễn tiến nghiêm trọng, dẫn đến tử vong, cụ thể như sau: (1)
Để chẩn đoán ngộ độc thức ăn, ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể và xem xét những nguyên nhân có thể gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc các triệu chứng đi kèm khác: (2)
Các xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện bao gồm:
Điều trị ngộ độc thực phẩm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, dùng thuốc là biện pháp tối ưu. Cụ thể sơ cứu ngộ độc thực phẩm như sau:
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:
Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc thường gặp về tính trạng ngộ độc thực phẩm:
Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể khỏi mà không cần can thiệp điều trị y tế. Tuy nhiên, các trường hợp nghiêm trọng có thể diễn tiến thành nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết, tổn thương thận…
Nếu cơ thể khỏe mạnh, thông thường, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm chỉ kéo dài trong vòng 12 - 48 giờ. Với những người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc nhiễm ký sinh trùng, thời gian khỏi sẽ lâu hơn.
Trong hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, người bệnh chỉ cần bổ sung đủ nước và chất điện giải để hỗ trợ cơ thể phục hồi.
Ngộ độc thực phẩm có thể kèm theo sốt. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang kích hoạt cơ chế thải độc. Tuy nhiên, sốt cao dai dẳng trên 40 độ C là tình trạng nghiêm trọng, cần được cấp cứu để điều trị phù hợp.
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh chỉ nên bổ sung nước, chất điện giải và nước ép trái cây để cung cấp đường, tạo năng lượng, không nên ăn quá nhiều tránh dạ dày bị quá tải. Khi cảm thấy có thể bắt đầu ăn uống trở lại, lời khuyên là nên ăn nhạt và chia nhỏ khẩu phần hàng ngày trong giai đoạn đầu, cho đến khi cơ thể hoàn toàn phục hồi.
Ngộ độc thực phẩm nên tuyệt đối tránh các loại thực phẩm sau:
Ngộ độc thực phẩm không nên chỉ uống nước đường vì sẽ kích thích cơ thể tăng cường sản sinh glucose, làm tăng lượng đường trong máu mà nên sử dụng các dung dịch điện giải như Oresol, Hydrite để không chỉ bổ sung đường mà còn các chất điện giải, muối khoáng phù hợp với lượng mất của cơ thể giúp bồi hoàn cả nước và điện giải.
Đối với các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, nếu bổ sung nước và điện giải bằng đường uống không hiệu quả, hoặc không nôn ói nhiều không thể dung nạp đường uống bác sĩ sẽ chỉ định truyền nước đường tĩnh mạch.
Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể cần rửa ruột để loại bỏ các tác nhân gây độc tính cấp tính trong vòng 2 giờ, ngăn cản cơ thể hấp thu chất độc và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng cần nhập viện để can thiệp điều trị kịp thời, tránh diễn tiến thành biến chứng nguy hiểm. Các dấu hiệu nghiêm trọng được cảnh báo bao gồm:
Vi trùng từ người bệnh bị ngộ độc thực phẩm có thể lây lan từ chất nôn hoặc phân, truyền sang thức ăn hoặc miệng của người khác. Vì vậy, người chăm sóc và những người xung quanh nên cẩn trọng.
Trên đây là bài viết tổng hợp đầy đủ thông tin về tình trạng ngộ độc thực phẩm, phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những thành viên trong gia đình.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/ngo-doc-thuc-pham-nguyen-nhan-dau-hieu-va-phong-ngua-a23874.html