Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ đa dạng, và khó phát âm nhất trên thế giới, đặc biệt khi ứng dụng những từ có dấu câu và tiêu biểu nhất là sự khó phân biệt với các từ có dấu hỏi và dấu ngã. Đối với giọng của người miền Bắc, bạn có thể dễ dàng nhận ra bởi sự khác biệt trong cách lên giọng, xuống giọng. Còn người miền Nam, miền Trung thì đọc ngang hơn, khó nhận biết khiến người nghe dễ sai chính tả hơn.
Trong số những từ sai chính tả nhiều nhất về dấu ngã và hỏi thì rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai từ đặc trưng như “trải nghiệm hay trãi nghiệm” - từ nào là từ đúng chính tả? Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc thì hãy cùng tìm hiểu đầy đủ thông tin, cùng cách phân biệt để hạn chế sai lầm khi viết hay nói ngay trong bài viết sau.
Trong việc tìm kiếm, kết quả giữa hai từ “trải nghiệm” và “trãi nghiệm” dường như tương đương nhau, có thể hiểu nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai từ này. Cùng khám phá, từ nào trong hai từ mới là từ đúng?
“Trải nghiệm” định nghĩa là những điều, quá trình mà con người đã trải qua, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai của bạn. Đây là một từ đúng chính tả, và được mọi người công nhận, sử dụng trong nhiều lĩnh vực, cuộc trò chuyện trong cuộc sống.
Theo ông cha ta, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” - mỗi ngày đều là một “trải nghiệm của mỗi người”. Vì vậy, ta cần biết cách trân trọng những trải nghiệm, và biến nó thành động lực để tiến lên phía trước.
Từ nào mới là từ đúng: trải nghiệm hay trãi nghiệm
Ngoài ra, “trải nghiệm” còn là cách để nhãn hàng đánh giá, đưa ra những sản phẩm tốt, phù hợp nhất với người dùng, các sản phẩm xuất hiện đều xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thu thập những “trải nghiệm” của khách hàng sẽ là một kho tàng quý báu, giúp công ty phát triển được những sản phẩm tốt, hoàn thiện nhất.
Ví dụ:
Lưu ý: Từ này còn được sử dụng ở vai trò cả tính từ, và động từ. Cùng một trường nghĩa, nhưng người dùng có thể linh hoạt sử dụng, diễn tả những điều đã diễn ra ở mức trung tính, hay hướng tích cực, và cả tiêu cực.
“Trãi nghiệm” dường như là một từ ghép từ hai từ “trãi” và “nghiệm”. Tuy nhiên, từ này hiện không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt. Mọi người khi sử dụng cần lưu ý để tránh việc sai chính tả.
Trường hợp sai chính tả này là sự nhầm lẫn giữa dấu hỏi và dấu ngã. Nguyên nhân chính dường như xuất hiện với giọng miền Trung và miền Nam. Điều này cũng dẫn đến việc viết sai.
Đa dạng văn hóa, giọng nói cũng khiến người khi nghe dễ bị nhầm lẫn dấu câu
Thường người Bắc sẽ nói giọng chuẩn xác, nên người nghe sẽ dễ phân biệt giữa hai dấu này. Nhưng với người miền Trung, và miền Nam, giọng đọc ngang cùng bản chất giọng vùng miền nên người nghe khó để phân biệt được đâu là dấu hỏi và dấu ngã.
Dưới đây là hai cách được nhiều chuyên gia sử dụng để phân biệt “trải nghiệm hay trãi nghiệm” nói riêng, hay phân biệt giữa dấu hỏi và dấu ngã.
Ví dụ: Các từ có dấu ngã: việt dã, hoang dã, dũng cảm, lịch lãm, lữ hành,
hay cụ thể trong cả cụm: mã đáo thành công, nghiễm nhiên, kiên nhẫn,..
Ví dụ: máy nổ - nỗ lực, nghiêng ngả - bản ngã, mảnh vỡ - dũng mãnh,...
Đọc sách sẽ giúp bạn hạn chế việc sai chính tả khi viết
Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ cũng có thể xảy ra bởi bản chất sự đa dạng của tiếng Việt. Điều này nên bạn cần thường xuyên đọc nhiều, viết nhiều. Việc này giúp tạo thói quen tốt, giúp bạn hạn chế sự lệ thuộc vào các thiết bị điện tử. Ngoài ra, bạn có thể thu thập thêm nhiều từ hay, hạn chế sai chính tả và nâng cao được kĩ năng viết, thuyết trình của bản thân.
KẾT LUẬN
Bài viết này đã tìm ra được từ đúng giữa hai từ: trải nghiệm hay trãi nghiệm. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp thông tin hỗ trợ bạn tìm hiểu, phân biệt giữa câu có chứa dấu hỏi và dấu ngã. Mặc dù đây là vấn đề khá đơn giản, nhưng lượt tìm kiếm hai từ này dường như tương đương nhau, cho thấy mức độ nhầm lẫn vẫn còn khá cao. Vì vậy, người dùng cần thường xuyên đọc, trau dồi thêm vốn từ để hạn chế việc sai chính tả, đảm bảo sự chỉn chu cho công việc hằng ngày cũng như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/hai-tu-trai-nghiem-hay-trai-nghiem-moi-dung-chinh-ta-tieng-viet-a23941.html