Hệ thống giáo dục của Mỹ từ lớp 1 đến lớp 12

Nước Mỹ chi nhiều cho giáo dục hơn bất cứ quốc gia phát triển nào trên thế giới, trung bình 1/3 ngân sách thu được từ thuế bất động sản sẽ được đầu tư cho giáo dục với chương trình miễn phí từ cấp 1 đến cấp 3, xe buýt đưa đón miễn phí, các bữa ăn trưa miễn phí cho tất cả học sinh và còn nhiều chương trình hỗ trợ khác như miễn phí laptop cho học sinh thuộc gia đình có thu nhập thấp.

Theo thống kê gần nhất của PISA (Programme for International Student Assessment) vào năm 2019, điểm trung bình của nước Mỹ đứng hạng thứ 22, trong khi đó Trung Quốc đứng thứ nhất, hạng nhì là Singapore và hạng ba là Estonia.

Hệ thống giáo dục của Mỹ từ lớp 1 đến lớp 12

Thứ hạng thấp này không có nghĩa là giáo dục Mỹ có chất lượng thấp, bằng chứng là các trường đại học tốt nhất thế giới phần lớn đều ở Mỹ (5/10 trường đại học tốt nhất thế giới là của Mỹ). Mỹ dẫn đầu về thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật công nghệ, thể thao và giải trí văn hóa. Thứ hạng thấp là do bảng xếp hạng PISA đánh giá dựa trên 3 môn chủ yếu và khoa học, đọc hiểu và toán học và đi theo điểm số, còn nền giáo dục Mỹ nhìn chung lịch học và môn học khá nhẹ nhàng, và nội dung học nhẹ và đi sau phần lớn các nước khác trên thế giới. Bù lại, nền giáo dục Mỹ chú trọng vào giáo dục tư duy, óc phân tích phản biện, sự sáng tạo và có chính kiến, và điều này thể hiện rõ sự khác nhau khi các sinh viên vào đại học và đi làm trong thực tế khi ra trường.

Theo thống kê năm 2021, có hơn 80,000 du học sinh khắp thế giới đến Mỹ học cấp trung học và có hơn 1 triệu du học sinh cho cấp cao đẳng và đại học, sau đại học.

Trong bài viết này, IBID xin chia sẻ một vài thông tin đến quý khách hàng về hệ thống giáo dục Mỹ từ bậc tiểu học đến trung học.

Hệ thống giáo dục dựa theo K-12:

K là viết tắt của Kindergarten (mẫu giáo), 12 ý nghĩa là lớp cuối của kỳ là lớp 12. Trẻ em bắt đầu đi học kindergarten từ khoảng 4 tuổi cho đến 6 tuổi. Tuổi vào lớp 1 là khoảng 6 tuổi và học xong ở tuổi khoảng 18 cho lớp học 12.

Khác với Việt Nam, các cấp của Mỹ được phân như sau:

Tiểu học (elementary school: từ mẫu giáo đến lớp 5

Trung học cơ sở (middle school) từ lớp 6 đến lớp 8

Trung học (high school): từ lớp 9 đến lớp 12

Khi đi học, các học sinh sẽ có các bài kiểm tra xuyên suốt năm học để bảo đảm học sinh đang bắt kịp chương trình học với các bài kiểm tra bắt buộc được quy định bởi Quốc Hội, Bộ Giáo Dục và theo quy định của chính quyền tiểu bang và địa phương. Vào cuối năm học lớp 12, các học sinh sẽ có bảng điểm tổng kết GPA (Grade Point Average), là trung bình điểm của 4 năm trung học để nộp ứng tuyển vào trường nghề, college hay đại học.

Ở bậc trung học, các học sinh Mỹ đã bắt đầu có những định hướng cho ngành học và tương lai sau này với những môn học bắt buộc như Văn học, Toán học, Khoa học, Vật lý cùng các môn không bắt buộc tùy vào sở thích, thể chất và giờ giấc như môn ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật,… Nhiều học sinh còn đăng ký các lớp nâng cao (Advanced Placement) với nội dung học tương đương các lớp cơ bản của bậc đại học ở Mỹ để được giảm số tín chỉ cho năm đầu của bậc cử nhân. Do đó, các học sinh trung học có lịch học khác nhau với các môn và thời gian biểu khác nhau. Khác với kỳ thi đại học ở Việt Nam tập trung luyện thi các môn học, việc định hướng con cái vào đại học ở Mỹ bắt đầu từ cấp 3 với các hoạt động, tham gia thể giao, hoạt động thể thao văn hóa nghệ thuật, các môn học đặc biệt chú trọng cho ngành học sau này để làm mạnh hồ sơ học đại học. Gánh nặng từ chương trình học ở Mỹ là ít nhưng bù lại sự quan trọng và sự cần thiết từ định hướng, hỗ trợ của phụ huynh ở Mỹ sẽ cần rất nhiều.

SATs and ACTs

SAT (Scholastic Aptitude Test) hay ACT (the American College Test) là bài kiểm tra kéo dài 3 tiếng, đánh giá khả năng toán học; khả năng đọc và phân tích, tư duy cùng khả năng viết của học sinh.

Trước đây, SAT và ACTs là yêu cầu bắt buộc khi các học sinh nộp vào trường bên cạnh đánh giá cho điểm GPA. Các học sinh có thể lựa chọn thi SAT hay ACT và 2 chỉ số này thường được các trường chấp nhận và đánh giá ngang nhau.

Tuy nhiên, từ sau dịch Covid-19, 2 chỉ tiêu này được rất nhiều trường đại học tại Mỹ bỏ và không còn là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, theo thông tin từ IBID tham khảo từ các nguồn và thực tế tuyển sinh, các học sinh vẫn nên lấy 1 trong 2 điểm này để làm hồ sơ của mình mạnh lên và đẹp hơn trong mắt trường xét tuyển hồ sơ.

Xem thêm:

Những điều kiện để bạn có thể nộp đơn và tham dự kỳ thi lấy quốc tịch Mỹ

Ở Mỹ sướng hay khổ?

Kinh nghiệm thực tế và những điều thú vị khi lái xe ở Mỹ

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/he-thong-giao-duc-cua-my-tu-lop-1-den-lop-12-a24123.html